Search is not available for this dataset
id
int64 35M
47.4M
| link
stringlengths 15
270
| publish
dict | text
stringlengths 14
385k
|
---|---|---|---|
47,234,359 | /uy-ban-kinh-te-tang-truong-kinh-te-giam-toc-gdp-ca-nam-uoc-dat-tren-5-r47234359.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:37:27.000Z"
} | Ủy ban Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, GDP cả năm ước đạt trên 5%
Ủy ban Kinh tế đánh giá tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, các động lực tăng trưởng chính chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài.
Sáng 16-10, tiếp tục phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, trong đó có kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ước cả năm có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: PHẠM THẮNG
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát.
Cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai; thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; thanh khoản thị trường chứng khoán có xu hướng cải thiện. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt…
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay bên cạnh kết quả đạt được, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn một số vấn. Đáng chú ý, dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ ba liên tiếp.
“Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài” - ông Vũ Hồng Thanh nói.
Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế chỉ rõ một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm, trong đó có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.
“Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm” - ông Thanh cho hay dư nợ tín dụng đến ngày 21-9-2023 chỉ tăng hơn 5,9% so với cuối năm 2022.
Trong khi đó, lạm phát đã có dấu hiệu đảo chiều tăng trong ba tháng gần đây, tỉ giá cũng có những biến động mạnh trong tháng 8, 9.
“Lạm phát cơ bản chín tháng là 4,49%, cao hơn nhiều so với lạm phát tổng thể sẽ ảnh hưởng đến không gian chính sách tiền tệ, hạn chế việc tăng cung tiền, tăng dư nợ tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng” - vẫn lời ông Thanh.
Cũng theo Ủy ban Kinh tế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, với hơn 135.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong chín tháng…
Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng, hết chín tháng chỉ đạt hơn 51% kế hoạch và chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Cùng một hệ thống pháp luật nhưng một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung” - báo cáo thẩm tra nêu có 17 Bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân dưới 10%.
Cùng với đó, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm trễ do một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn một số khó khăn, thách thức. Có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy được ban hành.
Tình trạng ùn tắc đăng kiểm phương tiện giao thông cũng gây rất nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp…
“Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua do tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm…” - ông Vũ Hồng Thanh nói. |
47,234,358 | /chat-luong-internet-viet-nam-di-quoc-te-duoc-cai-thien-r47234358.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế được cải thiện
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG hiện đã khôi phục hoạt động bình thường. Nhờ đó, áp lực của các nhà mạng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng cũng đã giảm. |
47,234,357 | /cac-hiep-uoc-thoi-chien-tranh-lanh-bat-dau-sup-do-hang-loat-r47234357.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:37:00.000Z"
} | Các hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh bắt đầu sụp đổ hàng loạt
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Nga ngày càng xấu đi, các hiệp ước vũ khí lớn giữa hai nước cũng rạn nứt hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 được phóng thử nghiệm trong cuộc tập trận bắn đạn thật tại thao trường Kapustin Yar của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung, Hiệp ước bầu trời mở và Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START). Trong những năm qua, các hiệp ước quan trọng về kiểm soát vũ khí quốc tế trên đều đã sụp đổ. Những thỏa thuận này được ký kết bởi Washington, Moskva cùng quốc gia khác tại thời điểm trong và sau Chiến tranh Lạnh nhằm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân, các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém hoặc căng thẳng quân sự nói chung.
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) có thể sắp chứng kiến số phận tương tự.
Được ký năm 1996, hiệp ước này là một bước quan trọng nhằm ngăn chặn sự phổ biến của công nghệ vũ khí hạt nhân và kiểm soát kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Cùng với các hiệp ước trước đó, thỏa thuận CTBT cũng nhằm mục đích giảm phát tán chất phóng xạ vào khí quyển và đại dương trong những ngày hỗn loạn thời Chiến tranh Lạnh.
Vấn đề ở chỗ là hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì một số quốc gia, trong đó có Mỹ, chưa phê chuẩn. Tuy nhiên, hầu hết các bên ký kết - gồm những quốc gia có kho vũ khí lớn nhất thế giới là Nga và Mỹ - vẫn tuân thủ lệnh cấm.
Tuy nhiên, giờ đây, Nga đang có ý định rút lui và hủy phê chuẩn hiệp ước trên. Dưới đây là những thông tin về CTBT:
Hoàn cảnh diễn ra?
Mỹ, Liên Xô cùng với Anh đã tiến hành hàng trăm vụ thử hạt nhân từ năm 1945 khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được kích nổ ở bang New Mexico của Mỹ. Năm 1961, giới chức Liên Xô cho nổ loại vũ khí mạnh nhất thế giới là quả bom nguyên tử Sa hoàng Bomba. Pháp tham gia câu lạc bộ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1960 và Trung Quốc là năm 1964.
Hậu quả, hoạt động rầm rộ trên đã dẫn đến lệnh cấm một phần các cuộc thử nghiệm trong khí quyển, đại dương và không gian vào năm 1963. Các vụ thử dưới lòng đất tiếp tục được cho phép.
Năm 1974, Ấn Độ thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên, mở rộng hơn nữa câu lạc bộ hạt nhân. Cuộc thử nghiệm năm 1980 của Trung Quốc đã trở thành cuộc thử nghiệm trong khí quyển cuối cùng trên thế giới.
Cuộc thử nghiệm dưới lòng đất cuối cùng của Moskva được tiến hành vào tháng 10/1990 tại quần đảo Bắc Cực xa xôi có tên Novaya Zemlya. Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc đều lần lượt tiến hành các vụ thử cuối, chủ yếu là dưới lòng đất, vào những năm tiếp theo và kết thúc trước năm 1996.
Người dân theo dõi một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên qua truyền hình tại Seoul, Hàn Quốc ngày 31/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Chức năng của CTBT
CTBT cấm tất cả các thử nghiệm dẫn đến phản ứng phân hạch dây chuyền, về cơ bản là vụ nổ hạt nhân.
Được ký vào năm 1996, hiệp ước đã được gửi tới 187 quốc gia ký kết để phê chuẩn, nhưng chưa bao giờ có hiệu lực do có một nhóm quốc gia không tham gia.
Nga đã ký và phê chuẩn hiệp ước vào năm 2000. Mỹ đã ký, nhưng Thượng viện Mỹ từ chối phê chuẩn, với lý do lo ngại về việc xác minh việc tuân thủ lệnh cấm của các quốc gia khác. Mặc dù không phê chuẩn, Mỹ vẫn tuân thủ lệnh cấm. Trung Quốc ký nhưng không phê chuẩn. Cả Ấn Độ, Pakistan hay Triều Tiên - tất cả đều đã tiến hành các vụ thử hạt nhân mở từ năm 1996 - đều không phải là thành viên của hiệp ước.
Hiệp ước cho phép các quốc gia tiến hành các cuộc thử nghiệm dưới mức tới hạn hoặc hiệu suất bằng 0. Những điều đó liên quan đến chất nổ và vật liệu hạt nhân nhưng không dẫn đến phản ứng phân hạch, phản ứng khiến vũ khí nguyên tử có sức mạnh khủng khiếp. Cả Mỹ và Nga đều được biết là đã tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy.
Mặc dù không phê chuẩn hiệp ước, nhưng Mỹ vẫn tài trợ 33 triệu USD hàng năm cho một hệ thống được thành lập để giám sát các vụ thử hạt nhân có thể xảy ra, cũng như cho tổ chức có trụ sở tại Vienna chịu trách nhiệm giám sát hệ thống này.
Rủi ro hiện nay
Khi mối quan hệ giữa Washington và Moskva ngày càng xấu đi, các hiệp ước lớn giữa họ cũng rạn nứt hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Washington đơn phương rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) vào năm 2002, khiến Moskva tức giận. Washington nhiều năm qua đã cáo buộc Moskva gian lận trong Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cho đến khi hiệp ước này sụp đổ vào năm 2019. Năm 2021, Nga rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở. Đây là hiệp ước cho phép các nước thực hiện các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của nhau để quan sát vũ khí và các địa điểm quân sự.
Cả hai nước vẫn tuân thủ New START, trong đó giới hạn số lượng đầu đạn cùng phương tiện vận chuyển mà mỗi nước có thể sở hữu.
Việc cả Nga và Mỹ gia hạn New START đầu năm 2021 là một điểm sáng duy nhất trong bối cảnh kiểm soát vũ khí đang tiếp tục bị xói mòn.
Nhưng thỏa thuận này sẽ hết hạn vào năm 2026 và không thể gia hạn. Trừ khi một hiệp ước kế tiếp có thể được thống nhất và phê chuẩn, sẽ không có giới hạn nào về kho vũ khí của các nước sau năm đó. Căng thẳng về Ukraine đã khiến hai bên thậm chí không cử thanh sát viên tới nước của nhau như quy định trong New START.
Cả hai nước cũng đã chuyển sang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí. Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy sự ngờ vực ngày càng sâu sắc, Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất trong một báo cáo năm 2022 rằng Nga đã không tuân thủ tiêu chuẩn thử nghiệm.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III tại Căn cứ không quân Vandenberg ở bang California, Mỹ ngày 5/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Lập trường của Nga
Hơn một thập kỷ qua, Điện Kremlin đã tăng cường chi tiêu không chỉ cho vũ khí thông thường và tiềm lực của quân đội mà còn hiện đại hóa và mở rộng kho vũ khí chiến lược.
Năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga đang phát triển các loại vũ khí mới như ngư lôi dưới nước không người lái, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa "lượn" siêu vượt âm. Ông cũng nói về việc phát triển tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động gia tăng trên quần đảo Novaya Zemlya. Hình ảnh vệ tinh cho thấy việc gia tăng xây dựng tại một hoặc có thể hai khu định cư mà các nhà nghiên cứu đã xác định là địa điểm có thể thử nghiệm thiết bị hạt nhân Burevestnik.
Ngày 5/10, ông Putin công bố nước này thử nghiệm thành công Burevestnik, mặc dù không cung cấp thông tin chi tiết.
Ông chủ Điện Kremlin cũng để ngỏ khả năng Nga nối lại thử nghiệm hạt nhân khi nói rằng nước này có thể "hủy phê chuẩn" CTBT. Một tuần sau, vào ngày 12/10, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga đưa ra luật rút lại quyết định phê chuẩn.
Viễn cảnh Nga rút lui đã dấy lên hồi chuông cảnh báo với CTBTO, tổ chức có trụ sở tại Vienna chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ hiệp ước CTBT.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Ngay cả khi việc "hủy phê chuẩn" xảy ra, điều đó không nhất thiết là Nga sẽ bắt đầu cho nổ urani hoặc plutoni một lần nữa, ở Novaya Zemlya hay nơi nào khác.
Ông Nikolai Sokov, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Nga và là chuyên gia kiểm soát vũ khí, cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc rút lại phê chuẩn là một bước đi chính trị nghiêm túc - san bằng vị thế với Mỹ. Tôi nghĩ mục tiêu chính ở đây là Nga muốn nêu rõ đã cố gắng và nhượng bộ quá nhiều trong quá khứ. Và giờ đây chúng tôi không quan tâm đến việc kiểm soát vũ khí nhiều hơn các nước khác nữa”.
Ông Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma, nhấn mạnh rằng Nga sẽ không rút lại chữ ký trong hiệp ước hoặc rút khỏi lệnh cấm tự nguyện thử nghiệm hạt nhân. Ông nói với tờ Kommersant: “Chúng tôi đang rút lại việc phê chuẩn, do đó khôi phục lại sự bình đẳng về mặt lập pháp với Quốc hội Mỹ”.
“Việc thu hồi phê chuẩn không có nghĩa là Nga có ý định nối lại các vụ thử hạt nhân, mà ngụ ý rằng Nga sẽ tiếp tục tham gia đầy đủ vào công việc đang được thực hiện để hiệp ước có hiệu lực”, ông Mikhail Ulyanov, Đại sứ Nga tại Vienna nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải là một tín hiệu tốt khi những hiệp ước kiểm soát vũ khí khác đã sụp đổ.
Bà Lynn Rusten, cựu nhà đàm phán kiểm soát vũ khí của Mỹ, nhận xét rằng việc Nga hoặc bất kỳ cường quốc hạt nhân lớn nào rút lui khỏi CTBT sẽ là một đòn giáng mạnh vào mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, đồng thời chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt vụ thử hạt nhân của các quốc gia khác.
Các hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc kiểm soát vũ khí khác cũng có thể gặp rủi ro. Vì theo chuyên gia Nikolai Sokov, Điện Kremlin đã bắt đầu xem xét lại tất cả các hiệp định tương tự.
Ông nói rằng một hiệp ước có thể bị hủy phê chuẩn hoặc hạ thấp mức tham gia của Nga là Công ước về vũ khí hóa học năm 1992, trong đó bắt buộc các thành viên phải tiêu hủy kho vũ khí hóa học. |
47,234,356 | /lien-quan-noi-dung-keo-dai-von-r47234356.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Liên quan nội dung kéo dài vốn
Cho ý kiến về báo cáo Đề xuất, giải quyết kiến nghị của Chính phủ về giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại phiên họp thường vụ thứ 27.
Đoàn giám sát cho rằng việc chậm triển khai các CTMTQG có nguyên nhân từ việc chậm phân bổ vốn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn, do đó, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện vốn ngân sách nhà nước chưa giải ngân hết đến năm 2023 sang đến tháng 10/2024.
Ghi nhận góp ý, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết Chính phủ sẽ tiếp thu nghiêm túc ý kiến của UBTVQH.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, về cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với 6 chính sách có tính đặc thù Chính phủ đề nghị, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh Tờ trình, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, báo cáo đánh giá tác động, nêu một số nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để thực hiện các cơ chế này, gửi sớm các cơ quan của Quốc hội để Hội đồng Dân tộc thẩm tra chính thức trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết! |
47,234,355 | /lien-hop-quoc-toan-bo-benh-vien-cua-gaza-se-mat-dien-trong-24-gio-toi-r47234355.epi | {
"$date": "2023-10-16T03:52:00.000Z"
} | Liên hợp quốc: Toàn bộ bệnh viện của Gaza sẽ mất điện trong 24 giờ tới
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 16/10 cho biết, dự trữ nhiên liệu tại tất cả các bệnh viện trên khắp dải Gaza dự kiến sẽ chỉ còn đủ dùng trong khoảng 24 giờ nữa.
Theo OCHA, việc các máy phát điện dự phòng dừng hoạt động sẽ đặt tính mạng của hàng nghìn bệnh nhân vào tình thế nguy hiểm.
Trong một diễn biến liên quan, các đoàn xe cứu trợ nhân đạo đang xếp hàng dài ở gần biên giới Ai Cập, không thể tiến vào dải Gaza để tiếp cận người dân Palestine, do khu vực này đang bị Israel ném bom.
Cửa khẩu Rafah - lối đi duy nhất ra vào dải Gaza không do Israel kiểm soát - đã bị đóng cửa kể từ ngày 10/10, sau 3 cuộc không kích của Israel vào đồn biên giới Palestine trong vòng 24 giờ.
Hiện các chuyến hàng viện trợ từ Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đến sân bay El Arish của Ai Cập, cách Rafah 50km về phía Tây. Cùng với đó là lượng vật tư y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp, đủ để đáp ứng nhu cầu của 300.000 người.
Israel, quốc gia kiểm soát 2 cửa khẩu trên bộ khác vào Gaza, đã tuyên bố "bao vây hoàn toàn" đường biển của dải đất này, đồng thời cắt nguồn cung cấp lương thực, nước, nhiên liệu và điện đối với 2,4 triệu người trên vùng lãnh thổ thuộc quản lý của Palestine.
(*) Nguồn: TTXVN |
47,234,354 | /binh-thuan-mot-hoc-sinh-lop-5-bi-duoi-nuoc-khi-tam-o-ho-boi-r47234354.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:36:19.000Z"
} | Bình Thuận: Một học sinh lớp 5 bị đuối nước khi tắm ở hồ bơi
Phát hiện em học sinh lớp 5 bị đuối nước trong hồ bơi, những người đang tắm đã đưa em lên đi cấp cứu tại bệnh viện gần đó nhưng em đã không qua khỏi.
Ngày 16-10, một lãnh đạo UBND huyện Hàm Tân, Bình Thuận xác nhận trên địa bàn thị trấn Tân Nghĩa vừa xảy ra vụ việc đáng tiếc khi một học sinh lớp 5 tắm hồ bơivà bị đuối nước tử vong.
Em T đã được mọi người đưa lên hồ bơi đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ảnh: PP
Theo đó, vào khoảng 14 giờ ngày 15-10, em MT (học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tân Nghĩa 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân) cùng bạn đến tắm tại hồ bơi trong quán cà phê trên địa bàn.
Sau một lúc tắm, mọi người phát hiện em T bị đuối nước nên đưa em khỏi hồ bơi và đến Bệnh viện huyện Hàm Tân cấp cứu, nhưng em đã không qua khỏi.
Được biết, hồ bơi trên có thiết kế khu vực tắm dành cho trẻ em và có cử người bảo vệ trông coi. Tuy nhiên, vào thời điểm vụ việc xảy ra là ngày chủ nhật nên có rất đông người đến hồ bơi trên để tắm và người bảo vệ đã sơ suất không kịp thời kiểm soát. |
47,234,353 | /nhin-lai-10-nam-trien-khai-thi-hanh-hien-phap-2013-r47234353.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:37:00.000Z"
} | Nhìn lại 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ thêm những thành tựu lý luận của Đảng, Nhà nước sau hơn 30 năm đổi mới như: Nhà nước pháp quyền XHCN; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ XHCN; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước.
Ngày 16/10, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học “Hiến pháp 2013 – 10 năm triển khai thi hành”.
Tại Hội thảo các đại biểu tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về việc thi hành Hiến pháp; luận giải những quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đánh giá những điểm mới cũng như những bất cập, hạn chế trong các quy định của Hiến pháp năm 2013... Từ đó, các đại biểu đã kiến nghị các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành Hiến pháp năm 2013.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiến pháp năm 2013 được thông qua vào ngày 28/11/2013 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.
TS. Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn hội thảo
So với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 là bản Hiến pháp có nhiều nội dung mới, tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc, là kết tinh trí tuệ, là thành tựu lý luận, pháp lý của Đảng, Nhà nước ta sau gần 30 năm đổi mới. Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 với tư cách là đạo luật cơ bản, là xương sống của hệ thống pháp luật quốc gia, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước đổi mới và trên con con đường hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và từng bước hội nhập; đời sống kinh tế - chính trị, xã hội nước ta từ đó từng bước có sự phát triển mới.
Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ thêm những thành tựu lý luận của Đảng, Nhà nước sau hơn 30 năm đổi mới như: Nhà nước pháp quyền XHCN; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ XHCN; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước.
TS. Lê Trường Sơn cho rằng: Kinh nghiệm lập pháp của nhân loại đã chỉ ra rằng, làm thế nào để một bản Hiến pháp chất lượng, thực sự là một bản khế ước giữa Nhà nước với người dân là một điều rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức, thực hiện bản Hiến pháp đó trong thực tế cuộc sống như thế nào?
Thực tế cho thấy, 10 năm qua hệ thống chính trị đã có rất nhiều nỗ lực triển khai Hiến pháp năm 2013. Dù vậy, nhiều nội dung tiến bộ của Hiến pháp chưa được cụ thể hóa, hay có một số nội dung đã cụ thể hóa nhưng chưa đúng với tinh thần của Hiến pháp như: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chưa hoàn thiện, vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ; cải cách tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và thời kỳ hội nhập…
Đặc biệt, với nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII là “tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, kiến tạo phát triển, liêm chính hành động, tạo đột phá trong cải cách hành chính và xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững” thì tổng kết Hiến pháp năm 2013 sau 10 năm triển khai càng cần thiết.
Những kết quả của Hội thảo sẽ được Ban tổ chức gửi đến các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm đóng góp cho công tác tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 – TS Lê Trường Sơn cho hay.
Chủ trì hội thảo
Tại Hội thảo các đại biểu tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về việc thi hành Hiến pháp; luận giải những quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đánh giá những điểm mới cũng như những bất cập, hạn chế trong các quy định của Hiến pháp năm 2013... Từ đó, các đại biểu kiến nghị các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành Hiến pháp năm 2013.
Với tham luận “Quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân” theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và việc triển khai thi hành, PGS.TS Trần Quang Hiển – Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Thực tiễn triển khai thực hiện nguyên tắc “Nhà nước thuộc về nhân dân” sau 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 cho thấy: Pháp luật về bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ngày càng hoàn thiện. Việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân bằng dân chủ trực tiếp đã đạt được một số kết quả nhất định.
Cụ thể, trên cơ sở, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời thể chế hóa thành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật nhằm phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới được ban hành, sửa đổi. Việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước đạt những kết quả nhất định…
Trong bối cảnh hiện nay Nhà nước đã và đang tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền làm chủ của Nhân dân. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong đó hàm chứa các nội dung về quyền con người, quyền công dân… tạo thêm bước tiến mới trong đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do sản xuất, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Quyền làm chủ của Nhân dân tiếp tục được củng cố và có những bước tiến quan trọng, quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động bầu cử, ứng cử; trưng cầu ý dân, bãi miễn đại biểu dân cử; tham gia vào quản lý nhà nước. Quá trình soạn thảo, lấy ý kiến rộng rãi của toàn Nhân dân về dự thảo Hiến pháp năm 1992, 2013 đã thể hiện đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn…
Đại biểu tham luận tại hội thảo
Tuy nhiên, PGS,TS. Trần Quang Hiển cũng cho rằng, việc thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là, pháp luật về dân chủ trực tiếp còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất; trong thực hiện quyền bầu cử của người dân còn hạn chế…
Để hoàn thiện thể chế và thiết chế nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về Nhân dân; Nhân dân trao quyền cho Nhà nước không bị mất quyền; Phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế” theo ông Hiển, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thể chế, thiết chế dân chủ trực tiếp, thực hành dân chủ ở Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân; thực hiện quan điểm “dân làm gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Nói về quyền con người, GS,TS. Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thành viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp 2013) cho rằng, sau Hiến pháp năm 2013 các đạo luật về quyền con người, quyền công dân phải được quy định trong luật. Tuy nhiên hiện nay một số điều luật ở trên giao cho Chính phủ chi tiết hóa, cụ thể hóa để thi hành nhưng trong quá trình thực hiện việc cụ thể, chi tiết thì vấn đề này bị xem nhẹ. Vì vậy, Quốc hội cần phải thể hiện quyền giám sát, và nêu rõ phạm vi, nội dung quy định chi tiết cho Chính phủ và bộ...
Về vấn đề "Kiểm soát quyền lực Nhà nước" là một quá trình lâu dài, đến Hiến pháp năm 2013 vấn đề này được đưa trở thành một nguyên tắc. Muốn thực hiện tốt cần phải phân công và kiểm soát là hết sức quan trọng. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới thì vấn đề kiểm soát quyền lực được thực hiện đầy đủ. Trong đó nêu rõ cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước; thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp làm chỗ dựa để kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện của nước ta một Đảng cầm quyền thì cơ chế Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là cần thiết và quan trọng.
Tham luận về “Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo Hiến pháp năm 2013”, Ths. Nguyễn Văn Trí – Phó trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà nước và TS. Dương Hồng Thị Phi Phi - Phó Trưởng bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính- Nhà nước (Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) cho biết: Hiến pháp năm 2013 đã lần đầu hiến định vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước. Theo đó, quyền lực Nhà nước, bên cạnh sự phân công, phối hợp, còn có sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ việc phân tích quy định kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013, giới hạn việc kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội (cơ quan thực hiện quyền lập pháp), Chính phủ (cơ quan thực hiện quyền hành pháp), Tòa án (cơ quan thực hiện quyền tư pháp) với nhau; Việc triển khai thi hành nội dung này trong quy định của pháp luật và trong thực tiễn.
Toàn cảnh hội thảo
Các tác giả khẳng định, pháp luật nước ta đã ngày càng hoàn thiện hơn để góp phần triển khai có chất lượng và hiệu quả quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, “quyền lực Nhà nước chưa được kiểm soát hiệu quả, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa được hoàn thiện…”. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, xem đó là mục tiêu trọng tâm khi tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Quá trình kiểm soát quyền lực không thể xem nhẹ vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước của từng nhánh để thiết kế mô hình kiểm soát phù hợp, bảo đảm sự dung hòa và không phá vỡ về nguyên tắc, về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được Hiến pháp quy định.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, 37 năm kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tròn 10 năm tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013, nhận thức lí luận về quyền con người, quyền cơ bản của công dân ở Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ những quyền được hiến định, hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện 1 bước cơ bản, vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật về quyền con người được chú trọng. Nhờ đó, cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân được phát huy đầy đủ, đem lại đời sống chính trị dân chủ, pháp quyền…
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và một số khuyến nghị hoàn thiện; Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo Hiến pháp 2013; Hoàn thiện quy định pháp luật về giám sát tối cao của Quốc hội; Quyền hành pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và việc triển khai thi hành; Đổi mới tổ chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp luật về chính quyền địa phương sau 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.../. |
47,234,351 | /doi-tuyen-thai-lan-bi-bo-doi-doi-dien-lich-di-chuyen-hanh-xac-trong-chuyen-du-dau-chau-au-r47234351.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:36:00.000Z"
} | Đội tuyển Thái Lan bị bỏ đói, đối diện lịch di chuyển 'hành xác' trong chuyến du đấu châu Âu
Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đang bị chỉ trích dữ dội vì thiếu sát sao, dẫn đến việc đội tuyển nước này bị bỏ đói.
Sau trận đấu trên đất Gruzia hôm 12/10, đội tuyển Thái Lan đã mất đến 11 giờ đồng hồ di chuyển bằng máy bay và xe buýt mới đến được thủ đô Tallinn của Estonia. Tuy nhiên, mọi thứ lại không được FAT chuẩn bị kỹ càng.
“Trong toàn bộ chuyến đi kéo dài này, đáng tiếc đội tuyển Thái Lan không chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho các cầu thủ, khiến họ gần như bị bỏ đói”, tờ Thairath cho biết.
Ngay sau khi đi xe bus tới Estonia (15/10), đội tuyển Thái Lan phải tới một cửa hàng ăn nhanh. Thậm chí, tiền vệ Channarong Promsrikaew còn mua thêm đồ ăn để mang lên xe bus ăn tiếp. Thời gian di chuyển kéo dài và bị đói khiến các cầu thủ Thái Lan đều cảm thấy mệt mỏi.
Tiền đạo Channarong Promsrikaew mang thức ăn nhanh lên xe.
Đội tuyển Thái Lan đến châu Âu du đấu trong lịch FIFA Days tháng 10, với 2 trận giao hữu gặp đội tuyển Gruzia (12/10) và Estonia (17/10).
Đội tuyển Thái Lan không thể bay thẳng từ Gruzia sang Estonia, vì biên giới Ukraine đang đóng cửa. Thầy trò HLV Polking phải bay sang Latvia hết 5 tiếng, rồi đi xe bus sang sang Estonia. Trong toàn bộ chuyến đi này, họ không được sắp xếp cho bữa ăn nào.
Cũng bởi lý do trên màn HLV Polking phải cho hủy buổi tập ngày 15/10 của đội và cho các cầu thủ thả lỏng trong bể bơi khách sạn sau hành trình di chuyển mệt mỏi.
Chưa dừng lại ở đó, đến khi về nước, đội tuyển Thái Lan cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với một quãng đường nhọc nhằn.
Họ phải di chuyển bằng tàu thủy từ Estonia đến Helsinki (Phần Lan) mất 2 giờ đồng hồ. Từ Helsinki bay đến Doha (Qatar) mất 7 giờ nữa. Và từ Doha (Qatar) trở về Thái Lan thêm 7 giờ đồng hồ. Đó là chưa kể thời gian chờ đợi nối chuyến. Phải đến chiều 19/10, các cầu thủ mới có thể có mặt tại Bangkok.
Cầu thủ Thái Lan ngồi chờ ở sân bay tại Latvia.
Về phía FAT, cơ quan này đã phải chịu nhiều chỉ trích sau khi tuyển Thái Lan để thua Gruzia 0-8. Báo chí nước này chỉ trích FAT thiếu trách nhiệm, không có tiếng nói trong việc nhiều CLB Pathum, Bangkok hay Buriram không chịu nhả quân, dẫu cho đây là 2 trận đấu trong dịp FIFA Days.
Chính việc không có được lực lượng mạnh nhất khiến cho đội tuyển Thái Lan đã thể hiện màn trình diễn đáng thất vọng trước Gruzia. |
47,234,350 | /phat-huy-hieu-qua-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-tren-dia-ban-hau-loc-r47234350.epi | {
"$date": "2023-10-16T03:50:00.000Z"
} | Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Hậu Lộc
Tại Hậu Lộc, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đã trở thành công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.
Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng phát biểu tại hội nghị.
Ngày 16/10, Đoàn công tác Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do ông Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó trưởng ban làm trưởng đoàn, đã giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TDCSXH đối với công tác giảm nghèo tại huyện Hậu Lộc, giai đoạn 2020-2022.
Ông Lê Đức Cường, Giám đốc NHCSXH Hậu Lộc trình bày bày tình hình sử dụng TDCSXH tại huyện hậu Lộc.
Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH Hậu Lộc, tính đến ngày 31/12/2022, NHCSXH Hậu Lộc đã ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện 15/16 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt gần 478,3 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn với 10.172 khách hàng còn dư nợ.
Thông qua vốn TDCSXH đã giúp cho 4.307 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập; giúp 5.563 hộ gia đình xây dựng được 10.826 công trình nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh...
Vốn TDCSXH đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cao, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng - an ninh. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2022 xuống còn 2,71%...
Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu đề xuất một số nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng TDCSXH trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH, các cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức rõ vị trí, vai trò của công cụ chính sách này. Trong giai đoạn 2020-2022 UBND huyện Hậu Lộc đã chuyển sang 3,5 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt hơn 5,5 tỷ đồng.
Nguồn vốn ủy thác từ địa phương cùng với nguồn vốn Trung ương đã mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình giải quyết việc làm tại hộ anh Đặng Văn Tưởng, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).
Tại buổi giám sát, các đại biểu đã đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TDCSXH, như: Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cân nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan kịp thời xây dựng Đề án giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động từ ngân sách địa phương theo giai đoạn...
Ông Ngọ Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hậu Lộc đề nghị nâng thêm hạn mức đối với một số chương trình TDCSXH.
Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm cũng như kết quả thực hiện chỉ tiêu TDCSXH giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Đồng thời, đề nghị cần tiếp tục nêu cao vai trò của các thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp đặc biệt là các thành viên Ban đại diện HĐQT là Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý vốn TDCSXH; chú trọng, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện công tác TDCSXH trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai cho vay tại cơ sở, từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo, kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, chính sách tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách.
Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình hộ nghèo tại hộ chị Lưu Thị Tuyết, thôn Đông Tân, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).
NHCSXH Hậu Lộc chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với các địa bàn có chất lượng thấp, chưa ổn định, chưa bền vững; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động Điểm giao dịch xã. UBND, Ban giảm nghèo cấp xã rà soát và xác nhận đối tượng thụ hưởng các chương trình TDCSXH, bảo đảm hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện, thuộc đối tượng đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ...
Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, thành viên Ban HĐQT NHCSXH Hậu Lộc trình bày báo cáo tình hình sử dụng tín dụng chính sách trên địa bàn.
Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân. Tuyên truyền, vận động tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm theo quy ước hoạt động của Tổ nhằm thực hành tiết kiệm, tạo nguồn tích lũy; nâng cao hiểu biết, quản lý về tài chính và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, chú trọng tới việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đặc biệt tại những đơn vị có nợ quá hạn cao, số Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động trung bình, yếu cao, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót tại cơ sở...
Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại xã Đa Lộc (Hậu Lộc).
Trước buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Hậu Lộc, đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách của một số hộ dân tại xã Đa Lộc |
47,234,349 | /phim-dat-rung-phuong-nam-chinh-sua-thoi-van-chua-du-r47234349.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Phim 'Đất rừng phương Nam' chỉnh sửa thôi vẫn chưa đủ?!
Ngay sau khi ra rạp, bộ phim 'Đất rừng phương Nam' liên tục nhận chỉ trích vì 'sai lịch sử' và sử dụng trang phục không phù hợp truyền thống của người dân Nam Bộ. Sau khi Cục Điện ảnh vào cuộc, nhà sản xuất cho biết sẽ chỉnh sửa nội dung. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, bộ phim vẫn hứng chỉ trích.
Đổi tên "Thiên Địa Hội" và "Nghĩa Hòa Đoàn" vẫn hứng chỉ trích
Theo thông tin từ Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng thẩm định... đã tiến hành thẩm định lại bộ phim Đất rừng phương Nam. Sau đó, Cục cũng mời nhà sản xuất, đoàn phim Đất rừng phương Nam đối thoại, trao đổi một số nội dung liên quan đến bộ phim.
Tại cuộc họp và đối thoại, đại diện nhà sản xuất chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim. Theo đó, nhà sản xuất sẽ đổi tên “Nghĩa Hòa Đoàn” thành “Nam Hòa Đoàn” và “Thiên Địa Hội” thành “Chính Nghĩa Hội”. Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn từ thời nhà Thanh Trung Quốc. Sau khi chỉnh sửa sẽ trình lên Cục Điện ảnh trước khi ra rạp chính thức từ ngày 20/10.
Bối cảnh phim bị chê không có nét văn hóa miền nông thôn Nam bộ thời xưa - Ảnh: Chụp màn hình
Tuy nhiên, ngay khi thông tin nhà sản xuất sẽ đổi tên hai tổ chức trong bộ phim, nhiều chuyên gia và khán giả vẫn không hài lòng. Trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu, KOLs cũng đã có những bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Nhiều người thừa nhận phim điện ảnh có quyền hư cấu nhưng việc hư cấu đến sai lệch và xuyên tạc lịch sử là điều khó chấp nhận.
“Nguyên tác Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi là kể về những ngày Nam Bộ kháng chiến sau 1945. Còn bộ phim điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì rõ ràng là không phải nói về Nam Bộ kháng chiến sau 1945, mà lùi ngược thời gian về trước, nhưng không hề rõ năm tháng. Trong suốt bộ phim không có bóng dáng của Việt Minh. Nhưng cũng không có cả bóng dáng những người cộng sản hoạt động tại Nam Bộ trước 1945”, Tiến sĩ Hà Thanh Vân nhận xét trên tài khoản facebook.
Trong khi đó theo một tài khoản mạng xã hội khác, việc đổi tên Thiên Địa Hội thành Chính Nghĩa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn thành Nam Hòa Đoàn không thay đổi bản chất nội dung câu chuyện. Tức là, vẫn không tôn trọng bản gốc của nhà văn Đoàn Giỏi và không giúp người xem thấy được vai trò của Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong bài viết trên trang cá nhân, Tiến sĩ Hà Thanh Vân cho rằng, nếu chỉ đổi tên không đủ mà có chăng nên đổi tên bộ phim. Tiến sĩ bình luận: Thật ra bộ phim với chuyện lấy “Thiên Địa Hội” làm chủ đạo thế này thì đã thoát ly xa khỏi nguyên tác. Vậy cách tốt nhất để cho dư luận khỏi chỉ trích là đổi tên phim thành “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”, vì bé An trong phim cũng có đất diễn mấy đâu, toàn thấy là Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) hay anh Tiều (Tiến Luật) đi mãi võ. Nhưng cũng nên lưu ý là gọi anh Tiều có ý bảo là anh ấy người Tiều (Triều) Châu.
Thưa rằng các gánh “Sơn Đông mãi võ” thì đều là người Sơn Đông nên mới chết danh và cụ Nguyễn Hiến Lê có viết điều này rất rõ. Thế thì, sau khi xem phim xong, tôi nghĩ là đổi tên phim là tốt nhất, khỏi chê trách, so sánh gì với nguyên tác Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên phim là Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ!".
Có nhiều ý kiến phân tích văn hóa, lịch sử trong phim Đất rừng phương nam - Ảnh: Chụp màn hình
Một tài khoản khác đưa quan điểm cá nhân để lý giải cho việc nhà sản xuất cố tình đưa hình ảnh “Thiên Địa Hội” và “Nghĩa Hòa Đoàn” vào phim là vì “nhà sản xuất tham vọng dự Oscar và e sợ yếu tố Việt Minh sẽ dễ bị giám khảo phương Tây đánh điểm trừ. Nhà sản xuất tham vọng chiếu xong ở Việt Nam sẽ chiếu ở Mỹ như Bố Già (hay Nhà bà Nữ) trước đó để kiếm doanh thu thêm. Do đó e sợ yếu tố Việt Minh sẽ không kéo được khán giả”.
Tài khoản này cũng bình luận: Lựa chọn Nghĩa Hòa Đoàn, Thiên Địa Hội do văn hóa tôn sùng dòng phim xã hội đen kiểu Hong Kong và xu hướng webdrama toàn “anh em xã đoàn” đang thắng gần đây. Thế nên nhắm mắt chọn Nghĩa Hòa Đoàn nghe cho nó “anh em xã đoàn”. Sự tràn lan các webdrama cũng như phim về dạng đề tài này mấy năm qua thực sự là đáng ngại vì những tác động tiêu cực tới cộng đồng.
Vai trò của Hội đồng thẩm định trong việc “để lọt” sơ suất của bộ phim?
Trong lúc lùm xùm về yếu tố lịch sử của bộ phim bị “sai lệch” vẫn đang căng thẳng, nhiều người cho rằng, việc để lọt những sai sót này do ai? Tại sao Hội đồng thẩm định với rất nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà chuyên môn… vẫn để lọt những lỗi “sơ đẳng” như vậy?
Chia sẻ với truyền thông, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, trước đó, ngày 29/9/2023, Hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam do Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân trình thẩm định. 100% thành viên Hội đồng thống nhất kết luận, phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Nói về vấn đề này, nhà báo Hà Quang Minh chia sẻ trên mạng xã hội rằng, “Điều quan trọng nhất là điểm này. Nếu duyệt phim kỹ, có yêu cầu chỉnh sửa thì Đất rừng phương Nam không xất bất xang bang thế này. Một khi Hội đồng thẩm định phim quốc gia sau khi thông qua và cho Đất rừng phương Nam ra rạp để rồi ngay sau đó lại phải “thẩm định lại” thì cần phải xem xét một là năng lực duyệt phim của từng thành viên hội đồng, hai là ý thức chính trị của từng thành viên hội đồng và ba là tính liêm chính của từng thành viên hội đồng”.
Diễn viên Tiến Luật vào vai ông Tiều trong phim "Đất rừng phương Nam" - Ảnh: Galaxy
“Cái dở nhất của câu chuyện ồn ào xoay quanh Đất rừng phương Nam nằm ở chính Hội đồng duyệt phim quốc gia chứ không ở đâu khác. Trong khi Bộ VHTTDL kêu gọi chấn hưng văn hóa, có lẽ trong ngành điện ảnh, nên chấn hưng lại cái hội đồng duyệt vốn dĩ xưa nay bị xì xầm quá nhiều”, nhà báo Hà Quang Minh bình luận.
Tiến sĩ H.T.V cũng đồng quan điểm trên khi bày tỏ lo lắng khi Hội đồng thẩm định quốc gia "không thiếu GS.TS, nhà văn có tiếng, khi vẫn để nguyên bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp chiếu mà không nhận ra những sai sót để yêu cầu sửa chữa. Hoặc biết đâu họ cũng nhận ra những sai sót mà cố tình lờ đi".
Bộ phim Đất rừng phương Nam kể về hành trình phiêu lưu của An - một cậu bé chẳng may mất mẹ trên đường đi tìm cha. Cùng với An, khán giả sẽ trải nghiệm sự trù phú của thiên nhiên và nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, sự hào hiệp của những người nông dân bám đất bám rừng và tinh thần yêu nước kháng Pháp đầu thế kỷ 20. Bên cạnh đó, tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình thầy trò, tình yêu nước là những cung bậc cảm xúc sâu sắc sẽ đọng lại qua mỗi bước chân của An.
"Đất rừng phương Nam" được đầu tư 40 tỷ đồng và bắt đầu chiếu sớm từ ngày 13/10 với số suất chiếu kỷ lục lên tới 1.600 suất. Tính đến chiều ngày 15/10, theo thống kê từ Box Office Vietnam, đơn vị thống kê doanh thu độc lập, phim đã thu về 36 tỷ đồng. |
47,234,346 | /chieu-nay-bao-dai-bieu-nhan-dan-to-chuc-toa-dam-ve-co-phan-hoa-r47234346.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:17:00.000Z"
} | Chiều nay, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm về cổ phần hóa
14h30 chiều nay, 16.10, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra'.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột của tái cơ cấu nền kinh tế. Thời gian qua, hành lang pháp lý để tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được hoàn thiện. Qua đó, giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, nhất là trong giai đoạn 2016 – 2020. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại thực chất hiệu quả hơn; đồng thời hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng gặp nhiều vướng mắc, chậm tiến độ và xảy ra không ít sai phạm.
Trong báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chính phủ đánh giá: “tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm so với kế hoạch đã đề ra”; đồng thời “vẫn còn tồn tại một số trường hợp tiêu cực trong xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến đất đai, làm thất thoát vốn và tài sản của nhà nước khi cổ phần hóa, thoái vốn”.
Tại Kỳ họp thứ Sáu, dự kiến khai mạc ngày 23.10 tới, Quốc hội cũng sẽ thảo luận về việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 31/2021/QH15; trong đó có nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Trong bối cảnh như vậy, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra” với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế: Ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật; Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế; Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế; Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế.
Tọa đàm nhằm đánh giá kết quả thực hiện cổ phần hóa; nhìn nhận rõ các hạn chế, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa; cũng như bàn các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, ngăn ngừa trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, nhất là đất đai. Từ đó, đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. |
47,234,345 | /nguyen-dinh-chieu-va-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-r47234345.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:37:00.000Z"
} | Nguyễn Đình Chiểu và bài 'Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, quê gốc ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế) nhưng được sinh ra tại quê mẹ ở phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Do bệnh tật (năm 27 tuổi ông bị mù hai mắt) nên con đường khoa cử của ông bị dang dở.
Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc
Đương thời, khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, biết ông là người có uy tín, chúng đã ra sức mua chuộc nhưng với bản chất của một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa nên ông đã ra sức cự tuyệt, giữ vững khí tiết. Do bệnh tật, Nguyễn Đình Chiểu không thể trực tiếp cần vũ khí để đánh giặc nhưng với tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết và tài năng vượt trội nên ông vẫn sống một cách hữu ích giúp đời. Ông từng làm các nghề dạy học, bốc thuốc giúp dân; ngoài ra ông còn tham gia bàn bạc các công việc đánh Pháp cứu nước với Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa, Bùi Quang Diệu, Trương Định, Đỗ Quang…. Đặc biệt, ông còn là một tài năng văn chương độc đáo, đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao. Sinh thời ông từng quan niệm văn chương là con thuyền chở đạo lývà ngòi bút của nhà văn giống như một thứ vũ khí để giết giặc: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Bởi vậy các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca bất tận ngợi ca những tấm gương nhân đức, hiếu hạnh; những anh hùng nghĩa sĩ đã anh dũng xả thân cứu nước. Đồng thời đó cũng là những bản án đanh thép, sắc lạnh dành cho những kẻ vô đạo, bất trung, bất nghĩa hay kẻ thù xâm lược. Mỗi vần thơ của ông là một sự ghi nhận, đánh giá rất công bằng, rõ ràng về công và tội; đồng thời cũng thể hiện sâu sắc nỗi lòng yêu nước thương dân. Những sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu vẫn được nhiều người nhắc đến như: “Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh”… Trong số những tác phẩm đó đặc biệt phải kể đến bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Đây là một tác phẩm không chỉ mang tính điển hình, mẫu mực, tiêu biểu cho thể loại văn tế mà còn là một tiếng khóc cao cả, cảm động cho các nghĩa sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh, cho Tổ quốc đau thương khi bị giặc Pháp giày xéo.
Tượng thờ Nguyễn Đình Chiểu tại khu mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có tên gọi khác là “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”. Theo tư liệu điền dã trong bài viết “Đi tìm nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Trần Nguyễn Anh đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 11 tháng 8 năm 2012 chúng ta được biết bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu làm khi ông chạy giặc về ở quê vợ, tá túc tại chùa Tân Thạnh (còn gọi là chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc huyện Cần Giuộc). Đương thời chùa Tân Thạnh thường được Đốc binh Bùi Quang Diệu chọn làm nơi chỉ huy nghĩa quân. Cũng tại chùa này Nguyễn Đình Chiểu thường hay tham gia bàn bạc việc quân với các nghĩa binh.
Như chúng ta đã biết, sau một thời gian bị giam chân ở Đà Nẵng, để gỡ thế bí, chỉ huy liên quân là Charles Rigault de Genouilly đã gửi thư về Bộ Hải quân Pháp ở Paris đề nghị cho phép tấn công thành Gia Định. Lời đề nghị ấy được chấp thuận và đội quân xâm lược nhà nghề Pháp với những vũ khí tối tân gấp bội đã ồ ạt tấn công Gia Định. Quân ta đã chống lại quyết liệt nhưng do sự cầu an, chậm chạp, vô trách nhiệmcủa triều đình Huế trong vai trò lãnh đạo mà thành Gia Định sớm bị thất thủ. Sau khi thất thủ, tướng Nguyễn Tri Phương cho quân lui về củng cố Đại đồn Kỳ Hoànhằm bao vây thành Gia Định. Ngày 23 tháng 2 năm 1861, quân Pháp do Đề đốc Charner chỉ huy với khoảng 10.000 quân và chiến thuyền các loại tiếp tục công phá Đại đồn Kỳ Hòa để giải vây cho thành Gia Định sau đó tỏa ra đánh chiếm ba xứ Tân An, Cần Giuộc, Gò Công.
Chùa Tôn Thạnh ở huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, nơi Nguyễn Đình Chiểu ở và viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tại Cần Giuộc, đúng đêm rằm tháng mười một năm Tân Dậu, ngày 16 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân đã nổi dậy tấn công quân Pháp. Dưới sự chỉ huy củaBùi Quang Diệu, nghĩa quân đã chia làm ba mũi quân tập kích đồn Tây dương ở chợ Trường Bình. Nghĩa quân đã chiếm đồn, đốt cháy nhà dạy đạo, đâm bị thương Trưởng đồn người Pháp tên là Dumont, tiêu diệt một số lính Mã tà, Ma ní. Cũng trong trận này nghĩa quân cũng hy sinh mất 27 người. Thi thể của các nghĩa binh đã được nhân dân đưa về chùa Tôn Thạnhđể làm lễ an táng. Tại đây Nguyễn Đình Chiểu đượctuần phủ Gia Định Đỗ Quang nhờ viết và đọc bài văn tế trong lễ truy điệu các nghĩa binh.
Với sự cảm kích và tiếc thương vô hạn những anh hùng nghĩa dân đã vị quốc vong thân, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” bằng chữ Nôm với 30 câu biền ngẫu, theo thể phú luật Đường độc vận và đọc trong buổi truy điệu (theo tư liệu của Trần Nguyễn Anh bài văn tế này có 31 câu, bản văn tế hiện đang được sử dụng trong các sách bị bỏ sót câu 28, ngay sau đoạn: “Ông cha ta còn ở đấtĐồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ”. Câu thứ 28 như sau: “Sông Cần Giuộc cỏ cây nhuốm lệ, thương là thương kẻ tử vô cô/ Chợ Trường Bình phố xá bỏ hoang, giận là giận người sanh bất võ”). Bài văn tế cóngôn ngữ mộc mạc, giản dị với những hình ảnh chân thực, sống động và giọng văn trầm hùng, bi tráng đã tạo nên những cơn trấn động trong lòng người đọc, người nghe; làm thành một làn sóng mạnh mẽ cổ vũ nhân dân khắp mọi nơi đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Có thể nói, bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với tiếng khóc cao cả và lay động lòng người, lần đầu tiên những nghĩa binh nông dân áo vải chân chất lam lũ ở các xóm làng đã được nhà thơ dựng thành một tượng đài bất tử trong văn chương. Bài văn tế đã hết lời ngợi ca những nghĩa binh nông dân như những người anh hùng với đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, căm thù giặc, anh dũng, quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì đất nước.
Sau lễ truy điệu các nghĩa dân chết trận Cần Giuộctại chùa Tôn Thạnh, bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã được truyền về kinh thành Huế. Vua Tự Đức đọc xong liền ra lệnh phổ biến bài văn tế. Ngay lập tức bộ Lễ đã ban lệnh truyền bài văn đi khắp nơi. Và khi đọc bài văn tế này, những thi sĩ cung đình hàng đầu nhưcông chúa Mai Am và hoàng tử Tùng Thiện Vương Miên Thẩm đã không khỏi xúc động mà có thơ rằng: “Bồi hồi đọc mãi bản văn ai/ Phách cứng văn hùng cảm động thay/ Dân chúng cần vương lời ghét địch/ Nhà nho lâm trận tiếc không tài …” (Độc điếu nghĩa dân tử trận văn, Mai Am, Lê Thước dịch); “Tầm vông áo vải danh còn mãi/ Binh bại thân vong chuyện đã thường/ Canh cánh nghĩ thương lòng kẻ sĩ/ Chỉ còn ngọn bút báo ơn suông” (Độc Nguyễn Đình Chiểu điếu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn, Tùng Thiện Vương, Cao Tự Thanh dịch).
Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” có kết cấu bốn phần, một kết cấu thường thấy của văn tế. Đó là các phần. Thứ nhất là Lung khởi (câu 1 và câu 2); phần này là một tiếng than thể hiện sự tiếc thương những người đã mất của nhà thơ; đồng thời cũng khái quát được bối cảnh xã hội cùng sự hy sinh cao cả của những người nông dân nghĩa binh. Thứ hai là Thích thực (từ câu 3 đến câu 15); phần này có tính chất hồi tưởng, tác giả kể lại lai lịch, cuộc đời lao động nghèo khổ và tinh thần yêu nước, dũng cảm cũng như những thành tích giết giặc cứu nước của các nghĩa binh. Thứ ba là Ai vãn (từ câu 16 đến câu 23); phần này bày tỏ lòng xót thương đối với người đã khuất. Thứ tư là Kết (từ câu 24 đến hết câu 30); phần này ngợi ca công đức của những người nông dân đã xả thân vì đất nước. Với kết cấu này bài văn tế không chỉ tái hiện lại được cuộc đời của người nghĩa binh mà còn thể hiện được niềm tiếc thương, xót xa, đau đớn cũng như sự ngưỡng mộ của nhà thơ và của nhân dân đối với các anh hùng áo vải đã vì nước quên thân. Đi sâu vào tìm hiểu, phân tích cụ thể từng phần chúng ta sẽ thấy được những vẻ đẹp cao cả của những nghĩa dân cùng tài năng và tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Phần Lung khởi bắt đầu bằng một tiếng than “Hỡi ôi!”. Một tiếng thang vang động trời đất. Sau tiếng than nhà thơ đã tái hiện lại hoàn cảnh xã hội và cuộc đời người nghĩa binh. Về hoàn cảnh xã hội là sự kiện Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định và các vùng lân cận, trong đó có Cần Giuộc. Sự kiện này được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua một cặp biền ngẫu “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Có thể nói với cặp biền ngẫu này nhà thơ đã cho người đọc thấy được các chủ thể đối kháng chính của cuộc xung đột, cũng như tương quan về điều kiện chiến đấu của hai bên. Nghe, đọc phần này và toàn bộ bài văn tế người ta thấy triều đình vắng bóng, quan quân chẳng thấy đâu. Và nhận ra rằng, đây là cuộc đối đầu giữa “súng giặc” và “lòng dân”. Kẻ thù xâm lược được trang bị những vũ khí tối tân đang ào ào tấn công như vũ bão (rền vang) còn nhân dân chỉ có một thứ vũ khí truyền đời, cao cả nhấtlà tinh thần yêu nước (lòng dân). Sau lời khái quát về bối cảnh xã hội, Nguyễn Đình Chiểu nêu lên chủ đề của tác phẩm bằng cách đánh giá khái quát về cuộc đời của những người nghĩa binh đã hy sinh vì đất nước. Nhà thơ đã khéo léo chọn hai hình ảnh và đặt trong mối quan hệ tương phản để khắc họa, nhấn mạnh danh thơm của người đã mất để lại cho muôn đời: “mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”.
Phần Thích thực, bắt đầu bằng ba chữ “Nhớ linh xưa” để hồi tưởng lại cuộc đời lam lũ nhưng oanh liệt của các nghĩa binh nông dân. Trong phần này, bằng nghệ thuật biền ngẫu kết hợp với bút pháp tả thực vô cùng sinh động nhà thơ đã tái hiện trước mắt người đọc “hình ảnh người nông dân nghĩa quân Cần Giuộc hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ tới mức có thể như là vô tiền khoáng hậu” (Nguyễn Đình Chú). Ở đây Nguyễn Đình Chiểu không hề tô vẽ hoa mỹ, ông kể lại một cách chi tiết, chân thực cái lai lịch chân chất, mộc mạc của những nghĩa binh trước khi giặc đến. Họ là những người nông dân nghèo khó,quanh năm làm ăn vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời một cách thầm lặng (cui cút). Họ chỉ gần gũi, quen biết với những con vật và công việc của nhà nông như ruộng, trâu ở trong làng xóm cùng các công việc cuốc, cày, bừa, cấy. Họ xa lạ với các con vật, không gian, công việc của nhà binh như ngựa, bãi chiến trường, cung tên, súng đạn cùng các việc tập khiên, tập súng, tập cờ tập mác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi kể về hoàn cảnh xuất thân của những nghĩa quân nghèo khó, vất vả này nhà thơ đã khéo léo sử dụng các từ ngữ mang tính phủ định “chưa”, “đâu”, “chưa từng” và các từ ngữ mang tính khẳng định “chỉ biết”, “vốn quen” kết hợp với các hình ảnh chỉ nghề nghiệp, không gian, hành động; và chúng được sắp xếp đối ngẫu với nhau (Chưa quen cung ngựa - Chỉ biết ruộng trâu; đâu tới trường nhưng – ở trong làng bộ; việc cuốc – tập khiên; việc cày – tập súng; việc bừa – tập mác – tập cờ; tay vốn làm quen – mắt chưa từng ngó) nhằm khắc họa sâu sắc và nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về hoàn cảnh xuất thân cùng bản chất hiền lành, vốn xa lạ không thích hợp với nghiệp súng đạn, binh đao của những nghĩa quân Cần Giuộc.
Không chỉ tái hiện hoàn cảnh xuất thân của những nghĩa binh Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện cho người đọc thấy được dòng tâm trạng và những suy nghĩ, thái độ của những người dân cày nghĩa binh khi nghe tin có giặc xâm lăng và hàng ngày phải nhìn chúng trước mặt. Khi nghe tin giặc đến (tiếng phong hạc) tâm trạng những người nông dân tham gia nghĩa quân không khỏi hồi hộp, âu lo kéo dài (phập phồng hơn mươi tháng). Họ hồi hộp, âu lo kéo dài vì mong mỏi đợi chờ triều đình cử người đến cứu giúp. Nhưng triều đình nhà Nguyễn bất lực, vô trách nhiệm nên sự mong mỏi ấy bị rơi vào thảm cảnh “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Hẳn ta còn nhớ, khi Pháp nổ súng tấn công Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã từng phải thốt lên: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này” (Chạy giặc). Dường như trong tiếng khóc thương ta còn nghe thấy cả những lời oán thán giai cấp thống trị đương thời. Và khi tiếng súng của kẻ thù vang lên và cướp thành Gia Định, rồi tiến đánh các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, hằng ngày những người nghĩa binh phải ngửi cái tanh hôi (mùi tinh chiên) của Thực dân Pháp mà căm ghét, uất ức như thể “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Cái tâm trạng ấy tất sẽ dẫn đến một thái độ không đội trời chung: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Có thể nói, với những hình ảnh rất cụ thể và chân thực kết hợp với nghệ thuật đối rất chỉnhcủa lối hành văn biền ngẫu, nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự căm thù giặc Pháp cướp nước dữ dội, cháy bỏng đến tận xương tủy của những nghĩa dân Cần Giuộc. Dường như tâm trạng này cũng giống như nỗi đau đớn của Trần Hưng Đạo đã từng thốt lên trong “Hịch tướng sĩ” khi phải chứng kiến giặc Nguyên Mông giày xéo đất nước: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” cho nên dù triều đình có ươn hèn, bất lực thì họ vẫn quyếtđứng dậy rửa hận non sông: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươi; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê, bán cho”. Họ đánh giặc để bảo vệ đất nước một cách tự giác “nào đợi ai đòi ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Đúng thực đất nước là của nhân dân. Nhân dân là người làm nên đất nước, giữ gìn và bảo vệ đất nước. Cho nên, dù triều đình có vô trách nhiệm,trối bỏ vai trò lĩnh xướng thì ý thức, trách nhiệm công dân trước Tổ quốc của người dân đất Việt vẫn được duy trì trong từng huyết quản và bùng lên tạo thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ để quét sạch bọn xâm lăng. Trước nạn ngoại xâm ý thức của người dân với đất nước khác hẳn với các cuộc nội chiến. Nếu ở các cuộc nội chiến họ phải tìm mọi cách để trốn lính, thậm chí phải thay họ đổi tên, sống mai danh ẩn tích thì đến bây giờ họ “nào đợi ai đòi ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Những người “dân ấp”, “dân lân” đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm thực chất là đội quân tự nguyện, họ là lính chiến “nghiệp dư”: “chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễu binh”. Cho nên họ đâu có được trải qua “mười tám ban võ nghệ”, “chín chục trận binh thư”. Nhưng họ vẫn sẵn sàng ra trận, chấp nhận hy sinh bởi vì “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Những người nông dân đứng lên đánh giặc không chỉ không được trang bị về “võ nghệ”, “binh thư” như những người lính chuyên nghiệp mà họ còn thiếu cả các điều kiện vật chất đánh giặc. Vũ khí đánh giặc của họ vẫn chỉ là những vật dụng lao động, sinh hoạt thường ngày như “manh áo vải” (không phải áo giáp, nón gõ của lính), ngọn tầm vông (không phải kiếm, súng đạn), “rơm con cúi” (không phải đại bác), dao phay (không phải kiếm). Với những trang bị ra trận như vậy có thể nói là điều kiện chiến đấu của những nghĩa binh hầu như không có gì, rất thô sơ. Tuy nhiên với tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quật khởi trước giặc ngoại xâm, những nghĩa binh Cần Giuộc đã đánh giặc với một tinh thần quả cảm trước đội quân nhà nghề được trang bị các phương tiện chiến đấu rất hiện đại như “đạn nhỏ”, “đạn to”, “tàu thiếc”, “tàu đồng”… Họ chiến đấu xả thân vì nghĩa lớn: “đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không”, “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược”… Kết quả, họ đã “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai”; làm cho “mã tà, ma ní kinh hồn” … Đoạn văn miêu tả người nghĩa binh xung trận thật đẹp. Đọc đoạn văn ta có thể thấy, ngoài những hình ảnh miêu tả rất chân thực về các điều kiện chiến đấu của nghĩa quân còn rất thô sơ thì một loạt các động từ diễn tả hành động mạnh như: “đánh”, “đốt”, “chém”, “gióng”, “đạp”, “lướt”, “xô”, “xông”, “liều”, “đâm”, “chém” cũng đã được nhà thơ đưa vào để tái hiện một trận chiến với không khí sôi sục, khẩn trương, hào hùng. Với những câu văn biền ngẫu có các hình ảnh, từ ngữ đối chọi nhau, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ cho người đọc thấy được những điều kiện chiến đấu giữa hai bên không tương quan với nhau về mọi mặt (lực lượng, vũ khí, trình độ quân sự …) mà còn cho ta thấy vẻ đẹp dũng cảm, can trường, coi thường sợ giặc, không sợ hy sinh và những chiến công kính nể của những nghĩa quân Cần Giuộc. Có thể nói đoạn văn tế này, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên “một bức tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân” chống giặc cứu nước rất chân thực và rất đặc sắc.
Phần Ai vãn cũng được mở đầu bằng một tiếng than thương tiếc (Ôi!) để bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất. Ở phần Thích thực, hình ảnh những nghĩa binh tả xung hữu đột hiện lên thật hào hùng, đẹp đẽ. Như thế thì những tưởng sẽ được phụng sự cho Tổ quốc lâu dài. Nhưng thực tế chiến trường rất nghiệt ngã. Mất mát hy sinh là điều khó tránh. Hai mươi bảy nghĩa binh đã anh dũng hy sinh. Chưa được thỏa chí giết giặc báo quốc mà cái chết đã phũ phàng ập tới: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ/ Một chắc xa trường rằng chữ hạnh nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ”. Giọng văn ở đây không còn hào sảng, dữ dội mà tưởng như khựng lại, hụt hẫng để chuyển sang xót xa, đau đớn. Quả thực nỗi mất mát này thật to lớn cho nên thiên nhiên cũng phải biến sắc “Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng”, con người lớn bé đều nức nở, xót xa: “nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. Đó là một tiếng khóc lớn. Tiếng khóc từ lòng người vang dội đất trời, thấm vào sông nước cỏ cây. Khóc cho nghĩa binh vắn số mà cũng là khóc cho cả dân tộc một phút sa cơ. Càng khóc, nghĩ càng thương cho các anh hùng vắn số. Hai mươi bảy mạng người không phải là binh lính triều đình; càng không phải là những người bị “án cướp”, “án đày” mà phải ra trận để lập công chuộc tội dẫn đến bỏ mạng. Họ vốn là những nông dân hiền lành vốn chỉ quen với những công việc nhà nông. Lời ai vãn dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là sự xót xa, đau đớn, nức nở không cùng mà còn chất chứa những căm giận khôn nguôi đối với những kẻ đã gây ra những cái chết oan uổng cho những người nghĩa binh. Và, hình như ngầm ẩn đằng sau tiếng khóc còn là cả sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc với các thân nhân của người đã khuất; sự ai oán đối với giai cấp thống trị đương thời (thờ ơ với vận mệnh đất nước, bỏ mặc dân đen).
Sau những tiếng nấc nức nở, nhà thơ khẳng định việc “tài bồi cho nước nhà ta” là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân để an ủi vong linh những nghĩa binh xấu số và đồng thời cũng kết án tội ác xâm lượccủa kẻ thù bằng một lời chửi đau đớn “bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó”. Và, hình như trong khi an ủi các vong linh cũng như thân nhân nhữngnghĩa binh chết trận, nỗi đau đớn trong lòng nhà thơtrào dâng ra đầu ngọn bút nên câu văn của Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là sự chia sẻ, thấu hiểu, thấu cảm với những gian khổ, nguy hiểm, thậm chí là hy sinh của những nghĩa binh mà còn có cả sự trách móc, oán hờn quân xâm lược và triều đình nhu nhược, vô cảm : “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió”. Thấu cảm, oán hờn, đau xót dường như vẫn chưa đủ nên đến cuối phần Ai vãn nhà thơ tiếp tục an ủi, tri ân, ngợi ca những anh hùng nghĩa binh liệt sĩ và khẳng định cái chết của các nghĩa binh là vinh quang, cao cả, bất diệt muôn đời: “Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ/ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Có thể thấy bằng lối hành văn biền ngẫu với các cặp đối tương hỗ nhà thơ vừa đề cao cái chết vinh hiển, chính nghĩa của những nghĩa binh lại vừa phê phán, đả kích, phủ nhận sự lầm đường lạc lối của những kẻ đầu hàng theo giặc, chấp nhận lối sống “quăng vùa hương xô bàn độc” (khuất phục kẻ thù, từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên), “chia rượu lạt, gặm bánh mì” (chấp nhận lối sống nô lệ, nhục nhã, hèn mạt). Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã hết lời ca ngợi cái chết cao cả, hiên ngang, không chịu cúi đầu của các nghĩa binh. Đó là một lối sống cao đẹp: “chết vinh còn hơn sống nhục”.
Tam quan khu Mộ và lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
Phần kết, bắt đầu bằng câu cảm thán với ba chữ “Ôi thôi thôi” tựa như tiếng nức nở, uất nghẹn không dứt. Đúng là dứt làm sao được. Hai mươi bảy vong linh oan uổng, dù rất oanh liệt thì những tổn thất để lại cho cả người chết và người sống vẫn là vô cùng. Ở phần này âm điệu lời văn như lắng lại bởi sự mất mát, đau thương quá lớn: “Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ/ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.Những địa danh cụ thể, những hình ảnh cụ thể đối với nhau để làm nổi bật nỗi đau đớn tang thương. Nghĩa quân tan dã, nơi họp bàn việc quân vắng lặng, cửa đóng then cài; tấm lòng yêu nước của các nghĩa binhđược đất trời chứng giám. Đồn giặc bên sông toan rửa hờn báo quốc mà khiến phận sao quá mong manh.Đúng là chiến tranh không phải trò đùa. Hậu quả của chiến tranh để lại thật khôn lường. Nỗi đau mất người dường như không phải chỉ là của những thân nhân người phận bạc mà còn là của chính nhà thơ, của cả quê hương. Bởi thế Nguyễn Đình Chiểu như thấu hiểu mọi cung bậc của nỗi đau nên khi thể hiện nỗi mất mát to lớn ấy ông đã lựa chọn được những hình ảnh và những từ ngữ rất đắt giá để diễn tả: mẹ già khóc con vào lúc đêm khuya ở trong lều dưới ánh đèn leo lét, vợ yếu dật dờ chạy tìm chồng lúc bóng xế. Người mẹ mất con, người vợ mất chồng… Tất cả đất trời như hoàn toàn sụp đổ. Nhà thơ “thương người mất, thương cả người còn”. Quả đúng là “đau đớn bấy!”, “não nùng thay!”.
Căm hận kẻ thù bao nhiêu, thấu cảm nỗi đau của thân nhân người mất bao nhiêu thì nhà thơ lại càng tự hào và đề cao những nghĩa binh chết trận bấy nhiêu. Bởi thế phần cuối của đoạn kết, sau tiếng một tiếng than (Ôi!) là một cặp câu biền ngẫu được diễn tả rất cô đọng, hàm súc: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Chỉ với một hình ảnh “nghìn năm tiết rỡ” thôi Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ ý định ca ngợi công đức của các nghĩa binh liệt sĩ theo hướng vĩnh cửu hóa: khí tiết của các nghĩa binh rực rỡ như vầng dương. Theo đó nhà thơ một lần nữa hết lời ngợi ca công đức của các nghĩa binh. Khẳng định sự hy sinh của các nghĩa binh không phải là uổng công, vô ích. Bởi thế những nghĩa binh dù có: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Các anh hùng liệt sĩ không chỉ đánh giặc khi sống mà đánh cả sau khi đã chết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”. Trong niềm tin của nhà thơ và mọi người những nghĩa binh anh hùng đó tuy đã chết nhưng vẫn không xa rời chúng ta. Bởi thế trong lễ truy điệu các liệt sĩ Nguyễn Đình Chiểu vẫn tin rằng: “linh hồn theo giúp cơ binh”. Với niềm tin này phải chăng trong suy nghĩ nhà thơ và của mọi người các nghĩa binh vẫn chưa “chết”. Nói theo cách khác là họ vẫn còn “sống”. Họ sống trong lòng những người đang sống, vẫn tiếp tục sự nghiệp chiến đấu. Cách vĩnh cửu ấy vừa hợp tình vừa hợp lý. Vĩnh cửu người mất cũng là để động viên người còn sống. Đó là lẽ thường của tâm lý. Nói thì vậy nhưng lòng nhà thơ hẳn chưa hết cơn đau, chưa hết nhưng âu lo thế sự. Bởi thế gần đoạn cuối bài văn tế nhà thơ vẫn không thôi chất vẫn những tội ác tày trời của kẻ thù “ai làm nên bốn phía mây đen”, vẫn khắc khoải, lo lắng cho những sinh linh bé nhỏ “ai cứu đặng một phường con đỏ”. Và đến kết thúc bài văn tế nhà thơ hạ bút bằng một hình ảnh đầy thương tiếc của nhà thơ và cũng là của nhân dân với các nghĩa binh liệt sĩ để vọng tưởng: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ/ Hỡi ôi thương thay! Có linh xin hưởng”.
Vì bị bệnh tật, Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếpcầm gươm, cầm súng ra trận đánh giặc được nhưng ông vẫn nêu cao ngọn cờ yêu nước. Tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc của ông không chỉ được thể hiện ở việc ông tham gia bàn việc nước với thủ lĩnh các nghĩa quân mà còn ở cả trên những trang viết. Nguyễn Đình Chiểu chọn cây bút để vừa ghi lại những trang bi thương và hào hùng của dân tộc; để thể hiện sự yêu, ghét rõ ràng với kẻ thù và chính quyền đương thời; để cổ vũ cho phong trào kháng chiến. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hẳn không chỉ là sự thương yêu, kính trọng, đau đớn, xót xa trước những cái chết oanh liệt của các nghĩa binh Cần Giuộc mà đó còn là thái độ căm ghét giặc Pháp đến cao độ của nhà thơ; nỗi oán hờn sự vô cảm, vô trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn “nỡ để dân đen mắc nạn này”. Một trăm sáu hai năm đã đi qua bài văn tế và hình ảnh những nghĩa binh anh hùng vẫn còn được nhân dân ghi nhớ và nhác mãi. Và không phải ngẫu nhiên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn và chỉ định là một trong sáu tác phẩm bắt buộc phải dạy trong chương trình Ngữ văn (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Trân trọng tài năng và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu, năm 2021 UNESCO đã vinh danh là Danh nhân văn hóa của nhân loại. |
47,234,344 | /huyen-krong-ana-tham-chuc-mung-cac-co-quan-don-vi-nhan-ngay-truyen-thong-r47234344.epi | {
"$date": "2023-10-14T07:38:00.000Z"
} | Huyện Krông Ana: Thăm, chúc mừng các cơ quan, đơn vị nhân ngày truyền thống
Ngày 13/10, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Ana tổ chức đến thăm, chúc mừng các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Hội Nông dân huyện và Hội LHTN Việt Nam huyện nhân ngày truyền thống.
Đoàn đã đến thăm, chúc mừng các đơn vị: Ban Tổ chức Huyện ủy nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2023), Ban Dân vận Huyện ủy nhân 93 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2023); Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2023), Hội Nông dân huyện nhân 93 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2023) và Hội LHTN Việt Nam huyện nhân 67 năm Ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2023).
Đại diện Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Ana chúc mừng các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy.
Thường trực Huyện ủy đã ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy trong công tác phối hợp, tham mưu cho cấp ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của Đảng bộ huyện; đề nghị cán bộ, chuyên viên các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn chung, thực hiện tốt vai trò, vị trí của người cán bộ, công chức cơ quan Đảng, phấn đấu giỏi về chuyên môn, gương mẫu về đạo đức, lối sống, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Tặng hoa chúc mừng Hội Nông dân huyện.
Đồng thời gửi lời chúc mừng đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nông dân và Hội LHTN Việt Nam huyện và mong muốn thời gian tới, tổ chức Hội huyện và các xã tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực hơn nữa trong việc tập hợp, tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong hội viên nông dân, thanh niên, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. |
47,234,343 | /ket-noi-giao-thuong-nong-san-thuc-pham-tay-nguyen-giua-viet-nam-han-quoc-r47234343.epi | {
"$date": "2023-10-14T02:52:00.000Z"
} | Kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc
Ngày 13/10, Sở Công thương Đắk Lắk phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gwangju và Jeollanam-do tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc.
Hội nghị có sự tham gia của 20 doanh nghiệp sản xuất, chế biến về các sản phẩm nông sản (cà phê, hồ tiêu, macca, ca cao, chuối, sầu riêng, chanh dây…) của hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và các doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc.
Doanh nghiệp Đắk Lắk giới thiệu sản phẩm cà phê, ca cao đến với khách hàng Hàn Quốc.
Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công thương Đắk Lắk đã chia sẻ thông tin về năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng và mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vì lợi ích của địa phương và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông cũng đã giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng của địa phương và mong muốn có cơ hội hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu tại Hàn Quốc. Qua đó, đã có 11 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc đã được ký kết.
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh quảng bá sản phẩm và cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tạo giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu cho nông sản của khu vực phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên tại Hàn Quốc. |
47,234,340 | /dien-vien-thanh-hue-biet-duoc-den-vua-chao-san-man-anh-da-duoc-khen-dien-xuat-lan-luot-nu-chinh-r47234340.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:34:00.000Z"
} | Diễn viên Thanh Huế 'Biệt dược đen': Vừa chào sân màn ảnh, đã được khen diễn xuất lấn lướt nữ chính
Thanh Huế gây chú ý với khán giả khi đảm nhận vai Vân - tiểu thư con nhà giàu ăn chơi và cũng là người yêu của Cường trong phim 'Biệt dược đen' đang lên sóng giờ vàng VTV.
Phim Biệt dược đen gần đây gây chú ý với sự xuất hiện của một gương mặt mới - diễn viên trẻ Thanh Huế. Dù xuất hiện khi phim đã đi nửa chặng đường, tân binh màn ảnh nhanh chóng gây ấn tượng với khán giả khi vào vai Vân - con gái của một đại gia khét tiếng. Vân và Cường (Hoàng Anh Vũ) - thủ lĩnh mới của nhóm City Boy. Cả hai yêu nhau nhưng lại cùng nhau sa đọa trong những màn ăn chơi, thác loạn.
Một phân đoạn diễn xuất bạo của Thanh Huế và Hoàng Anh Vũ. Clip: VFC
Cường cho người yêu dùng "nước khoái" - một chất cấm mang lại khoái cảm nhưng hiểm họa khôn lường. Ảnh: VFC
Được biết, Thanh Huếsinh năm 2001, đến từ mảnh đất quan họ Bắc Ninh. Hiện tại, cô đang theo học chuyên ngành Diễn viên Kịch K41A tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Trước khi theo đuổi con đường diễn xuất chuyên nghiệp, người đẹp từng theo học tại Học viện Múa quốc gia Việt Nam 3 năm và từng đoạt giải người đẹp ấn tượng Học sinh Sinh viên Thanh lịch năm 2017.
Tại hậu trường phim "Biệt dược đen", Thanh Huế chụp ảnh cùng NSƯT Trần Đức và diễn viên Hoàng Xuân
Sở hữu nhan sắc ngọt ngào, xinh xắn cùng với lối diễn xuất ổn, Thanh Huế khiến nhiều người bất ngờ khi biết đây là lần đầu tiên cô tham gia một dự án phim truyền hình. Nhiều khán giả cho rằng, Thanh Huế có màn thể hiện đa dạng về biểu cảm và cảm xúc, có phần lôi cuốn hơn nữ chính Lương Thanh trong phim.
Chia sẻ về lần đầu đóng phim, lại phải hóa thân vào một nhân vật có tính cách phức tạp, nữ diễn viên gốc Bắc Ninh cho hay: “Tôi cũng chỉ là sinh viên nên vẫn chưa được học nhiều về kĩ thuật diễn. Vì thế, tôi chỉ thể hiện nhân vật bằng bản năng, bằng những điều chân thật nhất mà mình học hỏi, quan sát được. Tôi được đạo diễn, các anh chị, cô chú đồng nghiệp chỉ dạy trong từng phân đoạn để diễn tốt nhất có thể, bên cạnh sự giúp đỡ tận tình của ê-kíp đoàn phim”.
Vân vật vã vì thuốc, dọa tự tử khi bị bố cấm túc trong "Biệt dược đen"
Nữ diễn viên trẻ tâm sự thêm, hiện tại cô chưa có bất kì dự tính gì cho tương lai vì muốn tập trung học tập. Cô hi vọng bản thân được thử sức, trải nghiệm nhiều thể loại vai diễn khác nhau.
“Tôi vẫn đang học hỏi và khám phá giới hạn của bản thân từng ngày. Nhiệm vụ của người diễn viên như tôi là cần nghiên cứu, xây dựng tính cách nhân vật rõ nét qua từng kịch bản. Dù biết việc này khó với một diễn viên trẻ nhưng tôi tin bản thân sẽ hoàn thiện hơn trong tương lai. Tôi hi vọng mình có nhiều cơ hội được thử sức với các nhân vật ở nhiều chiều tâm lý khác nhau” - Thanh Huế bộc bạch.
Thanh Huế dịu dàng ở ngoài đời
Cô sở hữu gương mặt sáng, ưa nhìn
Diễn viên Bảo Anh "Biệt Dược Đen": 10 năm đóng vai công an, có vợ đẹp tựa hotgirl |
47,234,339 | /nhet-manh-thuy-tinh-vao-mieng-cap-vo-chong-an-va-tong-tien-17-nha-hang-r47234339.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:36:30.000Z"
} | Nhét mảnh thủy tinh vào miệng, cặp vợ chồng ăn vạ, tống tiền 17 nhà hàng
Với chiêu cho mảnh thủy tinh vào miệng trong bữa ăn, cặp vợ chồng lừa đảo đã 'càn quét' 17 nhà hàng, vừa đòi các bữa ăn miễn phí vừa đút túi tiền bồi thường.
Một cặp vợ chồng ở Thượng Hải Trung Quốc vừa bị tòa kết án 22 tháng tù và phạt 11 nghìn nhân dân tệ (khoảng 37 triệu đồng) vì tội tống tiền 17 nhà hàng bằng cách cho mảnh thủy tinh vào miệng mình và vờ như họ đã tìm thấy nó trong đồ ăn.
Hai người này bị buộc tội âm mưu tống tiền hơn 10 nghìn nhân dân tệ (khoảng 34 triệu đồng) từ các nhà hàng.
Kiểm sát viên họ Vương, Tòa án Nhân dân quận Tĩnh An, Thượng Hải cho biết, vụ lừa đảo bị phát hiện nhờ video giám sát tại một nhà hàng. Cặp vợ chồng cùng cậu con trai nhỏ đang ăn tối ở đây thì người vợ họ Trương cúi đầu lén cho những mảnh thủy tinh vào miệng và giả vờ như bị thương. Người chồng họ Trần gọi nhân viên để phàn nàn, và sau đó thương lượng với nhà hàng về chuyện bồi thường.
Sau khi cặp đôi khẳng định có “vật lạ có hại” trong đồ ăn, họ đã yêu cầu các bữa ăn miễn phí và bồi thường. (Ảnh: The Paper)
Đoạn video cũng cho thấy, nhà hàng đã tặng hai vợ chồng bữa ăn miễn phí trị giá 330 nhân dân tệ (khoảng 1,2 triệu đồng) và bồi thường 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng). Hai kẻ lừa đảo đã sử dụng "chiến thuật" này nhiều lần ở các nhà hàng khác.
Kiểm sát viên Vương cho biết, mỗi lần diễn màn kịch có thủy tinh trong đồ ăn, cặp đôi này đều đòi hỏi các bữa ăn miễn phí và bồi thường từ 200 nhân dân tệ (680 nghìn đồng) đến 2.000 nhân dân tệ (6,8 triệu đồng). Nếu nhà hàng không chịu, họ sẽ gọi đến đường dây nóng dịch vụ công của chính quyền hoặc cơ quan quản lý thị trường địa phương.
Hầu hết các nhà hàng đều không muốn tổn hại danh tiếng nên thỏa thuận bồi thường cho hai vợ chồng này.
Thành công trong vụ lừa đảo đầu tiên ngày 30/3/2023 thúc đẩy Trương và Trần lặp lại hành vi này thêm 16 lần nữa. Đến ngày 16/5/2023, trò lừa đảo bị vạch trần.
Trong phiên tòa mới đây, người chồng bị kết án một năm tù và phạt 6.000 nhân dân tệ (20 triệu đồng) trong khi vợ anh ta bị kết án 10 tháng tù và phạt 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng).
Tòa án nhân dân quận Tĩnh An, Thượng Hải đã kết án cặp vợ chồng này mức án tù từ 10 tháng đến một năm. (Ảnh: TAND Tĩnh An, Thượng Hải)
Sự việc này được chia sẻ lên mạng xã hội gây ra làn sóng phẫn nộ. Dân mạng hết sức bất bình và không thể hiểu nổi hành vi bất chấp nguy hiểm để lừa đảo của cặp đôi này: "Bản chất xấu xa không thể tưởng tượng được, chắc cặp này chuyên đi lừa đảo rồi"; "Làm sao họ nảy ra ý tưởng này? Vì tiền mà bất chấp tất cả thế này sao?"; "Cặp đôi này chắc đã mất trí rồi, dù sao thì mọi việc xấu xa cũng bị bại lộ và trừng phạt”... |
47,234,337 | /ngoai-truong-nga-toi-trung-quoc-truoc-them-chuyen-tham-cua-tong-thong-putin-r47234337.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:29:00.000Z"
} | Ngoại trưởng Nga tới Trung Quốc trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin
Bộ Ngoại giao Nga thông báo Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đặt chân đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trong ngày 16/10.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/10. (Nguồn: AFP)
Chia sẻ trên trang mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, ông Lavrov đã có mặt tại Bắc Kinh như một phần trong phái đoàn Nga, trước khi Tổng thống Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và con đường hôm từ ngày 17-18/10 tới.
Với chủ đề “Hợp tác Vành đai và con đường chất lượng cao: Vì sự phát triển và thịnh vượng chung”, diễn đàn lần này dự kiến sẽ đón tiếp đại diện của 130 quốc gia cùng 30 tổ chức quốc tế, đánh dấu một thập kỷ Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI).
Đặc biệt, việc Tổng thống Nga khẳng định “vui lòng chấp nhận” lời mời dự diễn đàn BRI với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp ở Saint Petersburg cuối tháng trước đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đang ngày càng được thắt chặt kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Năm nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy, với việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu từ Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Trung Quốc CGTN trước chuyến thăm tuần này, ông Putin đã ca ngợi mối quan hệ với Bắc Kinh và những lợi ích chung của BRI.
CGTN cho biết: “Tổng thống Putin chỉ ra rằng một thế giới đa cực đang hình thành và các khái niệm cũng như sáng kiến do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra rất phù hợp và có ý nghĩa”. Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga hy vọng cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, báo Tân Hoa Xã (Trung Quốc) cũng đưa tin, một số nhà lãnh đạo đã đến Bắc Kinh trước diễn đàn BRI, trong đó có Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Chile Gabriel Boric, Tổng thống Kenya William Ruto và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.
(theo AFP) |
47,234,336 | /duoc-khen-dep-hon-bach-loc-cuc-tinh-y-bat-ngo-hien-nguyen-hinh-khi-bi-chup-len-r47234336.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:35:00.000Z"
} | Được khen đẹp hơn Bạch Lộc, Cúc Tịnh Y bất ngờ hiện nguyên hình khi bị chụp lén
Nhan sắc Cúc Tịnh Y đang là đề tài được cư dân mạng bàn tán rộng khắp.
Tại Cbiz, Cúc Tịnh Y được nhiều người ưu ái đặt cho biệt danh “mỹ nhân 4000 năm có một”, nhờ vẻ ngoài thanh tú, các đường nét chuẩn tỷ lệ vàng.
Tuy nhiên, nhan sắc của mỹ nhân sinh năm 1994 cũng không ít lần gây tranh cãi, đôi khi vướng nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ, lạm dụng photoshop. Mới đây, cư dân mạng bất ngờ lan truyền loạt ảnh chụp lén của Cúc Tịnh Y. Trong đó, cả nhan sắc lẫn vóc dáng của nữ diễn viên đều gây thất vọng.
Nhan sắc Cúc Tịnh Y qua ảnh được phòng làm việc đăng tải.
Cụ thể, các bức ảnh vừa lan truyền được người qua đường ghi lại khi Cúc Tịnh Y tham gia những sự kiện công khai. Trong đó, nữ diễn viên để lộ vóc dáng nhỏ bé, lọt thỏm giữa đám đông, được biết, cô nàng cao khoảng 1m60, với cân nặng khiêm tốn. Bên cạnh đó, Cúc Tịnh Y cũng để lộ gương mặt mệt mỏi, nhiều khuyết điểm, khác một trời một vực so với ảnh tự đăng.
Nhan sắc Cúc Tịnh Y qua camera người qua đường gây thất vọng.
Sau khi loạt ảnh trên được lan truyền, cư dân mạng đã để lại nhiều bình luận đáng chú ý. Trong đó, nhiều người cho rằng họ không nhận ra Cúc Tịnh Y, đồng thời thể hiện sự thất vọng với nhan sắc thật của cô nàng.
Ngoài ra, công chúng còn “réo” tên Bạch Lộc - kỳ phùng địch thủ của Cúc Tịnh Y vào bài đăng và cho rằng, dù cùng tuổi, nhưng Bạch Lộc trông nhỉnh hơn về nhan sắc lẫn vóc dáng.
Một lần khác, Cúc Tịnh Y cũng bị chê vì ảnh được chụp lén khác một trời một vực so với ảnh tự đăng.
Tuy nhiên, một số khán giả cũng tràn vào bênh vực Cúc Tịnh Y và đính chính rằng loạt ảnh nói trên đã được ghi lại từ khá lâu. Hiện tại, mỹ nhân 4000 năm đã nhuận sắc trở lại nhờ áp dụng chế độ tập luyện, bảo dưỡng hợp lý. |
47,234,335 | /nuoc-man-xam-lan-co-the-la-tham-hoa-moi-cho-new-orleans-r47234335.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:31:00.000Z"
} | Nước mặn xâm lấn có thể là thảm họa mới cho New Orleans
Theo hãng CNN, một lượng nước mặn khổng lồ xâm lấn sông Mississippi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của hàng trăm nghìn người dân.
Đây sẽ là thảm họa đang rình rập đối với thành phố New Orleans, nơi chính quyền địa phương ước tính khả năng hàng chục nghìn đường ống nước của thành phố đang bị nhiễm chì.
Lượng nước mặn khổng lồ xâm lấn sông Mississippi, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân ở thành phố New Orleans. Ảnh: CNN
Nước sinh hoạt được xác định nhiễm chì
New Orleans không phải là thành phố duy nhất ở Mỹ có đường ống nhiễm chì, nhưng trong vài tuần qua, thành phố này phải đối mặt với hiện tượng nước mặn ăn mòn đường ống nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống tại đây.
Nỗ lực ngăn chặn hiện tượng xâm lấn nước mặn đang diễn ra với tốc độ khẩn cấp, ngay cả khi tình hình đã được cải thiện.
Tuy nhiên, mối đe dọa này không phải chỉ xảy ra một lần. Các chuyên gia cho rằng khu vực này cần phải giải quyết vấn đề ngay bây giờ, khi hạn hán do khí hậu gây ra trên bờ sông Mississippi đang ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng cũ kỹ quanh co nằm bên dưới các đường phố trong thành phố.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết không có mức độ phơi nhiễm chì an toàn và ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây hại. Chì đặc biệt có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi tiếp xúc với kim loại này sẽ gây tổn thương não và hệ thần kinh, khuyết tật học tập và các tác động thể chất bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thận. Và có thể phải mất nhiều năm, người ta mới phát hiện ra tác động của việc tiếp xúc với chì ở trẻ.
Vấn đề phức tạp ở thành phố New Orleans là hiện chưa biết chính xác có bao nhiêu đường ống nước nhiễm chì và vị trí nằm ở đâu.
Ông Eric Schwartz, Giáo sư tại trường Đại học Michigan và là nhà đồng sáng lập BlueConduit, một công ty phân tích nước hỗ trợ các thành phố, bao gồm cả New Orleans cho biết tình trạng ở thành phố New Orleans là một lời nhắc nhở quan trọng đối với nhiều thành phố ven biển khác rằng có thể chúng ta ít nghĩ đến mức độ gây ra từ việc nhiễm chì - nhưng thực ra đúng là như vậy.
Jessica Dandridge, Giám đốc điều hành của Water Collaborative of Greater New Orleans nhận định nhiều người dân thậm chí không biết nguồn nước uống của gia đình đang nhiễm chì.
Tổ chức của Dandridge tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng nước xung quanh những đường ống dẫn nước bằng chì của thành phố cũng như việc quản lý nước mưa và kiểm soát lũ lụt đang nỗ lực lập bản đồ theo dõi các đường ống dân nước trong thành phố.
"Lần đầu tiên, người dân nhận thức được tình trạng nước sinh hoạt bị nhiễm mặn. Họ biết sức khỏe của mình đang bị đe dọa", ông Jessica Dandridge nói thêm.
Chì có mặt khắp nơi trong cơ sở hạ tầng nước trong nhiều thập kỷ nhưng khó phát hiện ra vì khả năng ít bị ăn mòn hơn các kim loại khác. Việc phát hiện kim loại này đã tăng lên đáng kể vào đầu thế kỷ 20, cũng như trong những năm 1940 và 1950 trong thời kỳ bùng nổ xây dựng nhà ở.
Kết quả là nguồn ống nước uống nhiễm chì thường gặp phải.
"Chúng ta càng tiếp xúc với chì thì sức khỏe sẽ càng tệ. Nếu chúng ta cho trẻ uống sữa công thức sử dụng nước máy có khả năng nhiễm chì, cơ thể trẻ sẽ ít có khả năng đề kháng và chống lại tác động của chì", ôngà Danielle Land, cộng tác viên nghiên cứu y tế công cộng và chuyên gia về đường ống dẫn đầu tại Đại học bang Michigan cho biết.
Theo ông Dandridge, mối nguy hiểm không chỉ đến từ nước mặn mà còn đến từ quá trình xây dựng đường phố trên cao - điều thường xuyên xảy ra trong những năm qua kể từ sau cơn bão Katrina.
Bí ẩn trong hàng thế kỷ đặt ra những rủi ro hiện đại
New Orleans và các thành phố khác đang cấp tốc lập bản đồ đường ống dẫn chì của thành phố khi chính quyền Tổng thống Biden cung cấp hàng tỷ đô la cho các tiểu bang và thành phố để loại bỏ cơ sở hạ tầng nguy hiểm.
Ở thành phố New Orleans, công việc này là sự kết hợp tỉ mỉ giữa việc kiểm tra chất lượng nước và tìm hiểu các hồ sơ cũ.
"Điều này được ví như là cuộc điều tra, cố gắng tìm ra vị trí của đường ống. Thành phố 305 tuổi này đã lập bản đồ tuổi của các đường ống dẫn nước và phần lớn được đặt trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1919 – thời kỳ mà chì thường xuyên được sử dụng. Các đường ống khác được làm bằng đất sét hoặc sắt nhưng có thể có hàn chì giữa các mối nối", Ủy viên Hội đồng Thành phố New Orleans JP Morrell cho biết.
Ông Adrienne Katner, Giáo sư về sức khỏe môi trường và nghề nghiệp tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bang Louisiana, New Orleans cho biết việc ghép các bản ghi chép lại với nhau nhằm kết nối thông tin thiếu sót trong hệ thống và cố gắng giải mã mọi thứ, từ ghi chú viết tay đến ghi chú đánh máy thiếu chất liệu làm ống. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng AI để sắp xếp hồ sơ trong nhiều tháng.
Ông Grace Birch, người phát ngôn của Ủy ban Nước & Thoát nước thành phố cho biết việc kiểm kê "kỹ lưỡng" sẽ được hoàn thành trước tháng 10 năm sau – thời hạn liên bang gửi bản đồ kỹ thuật số về các đường ống chì của thành phố.
Tuy nhiên, ngay cả khi thành phố có thể loại bỏ mọi đường ống dẫn nước bằng chì khỏi nguồn nước chính thì vấn đề thay thế các đường ống nhỏ hơn nối dẫn vào nhà dân cũng có thể là một thách thức phức tạp và tốn kém.
"Biến đổi khí hậu đang trầm trọng thêm những tổn thương về thể chất, xã hội và kinh tế đã có từ trước ở bất kỳ thành phố nào; đặc biệt là những nơi vốn dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như New Orleans," ông Jeffrey Thomas, một luật sư có trụ sở tại New Orleans, người trước đây đã lãnh đạo một lực lượng đặc nhiệm của thành phố nhằm giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống nước của thành phố cho biết./. |
47,234,334 | /quoc-te-keu-goi-mo-lai-cua-khau-rafah-r47234334.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:30:00.000Z"
} | Quốc tế kêu gọi mở lại cửa khẩu Rafah
Trong bối cảnh hàng trăm tấn hàng viện trợ đang xếp hàng dài ở gần biên giới Ai Cập do không thể tiến vào Dải Gaza, ngày 15/10, nhiều nước đã kêu gọi Ai Cập mở cửa Rafah - cửa khẩu chính ra vào Gaza hiện do nước này kiểm soát. |
47,234,332 | /tu-su-viec-nam-thanh-nien-tu-vong-khi-chay-bo-lam-gi-de-phong-ngua-dot-quy-khi-choi-the-thao-r47234332.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Từ sự việc nam thanh niên tử vong khi chạy bộ: Làm gì để phòng ngừa đột quỵ khi chơi thể thao?
Khi đang chạy bộ tại Công viên, nam thanh niên khoảng 30 tuổi bất ngờ gục ngã. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Khoảng 19h30, ngày 15/10, một người đàn ông đang chạy bộ tại một Công viên ởHà Nội bất ngờ ngã gục, ngay sau đó được người nhà và người có mặt tại công viên gọi cấp cứu.
Anh Phạm Quốc Việt, Đội trưởng Đội hỗ trợ sơ cứu miễn phí FAS Angel cho biết, sau khi nhận được tin báo khoảng 5-7 phút đội đã tiếp cận được hiện trường gần như cùng thời điểm với lực lượng 115.
Theo anh Việt, nạn nhân khoảng 30 tuổi. Tại thời điểm tiếp cận, nạn nhân đã ngừng tuần hoàn, được người dân tiến hành ép tim nhưng chưa có hiệu quả.
Ảnh minh họa
Để cấp cứu cho nạn nhân, lực lượng 115 đã tiến hành tiêm truyền thuốc trợ tim. Anh Việt tham gia hồi sức tim phổi cho nạn nhân. Đây là tổ hợp các thao tác cấp cứu bao gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo với mục đích đẩy lượng máu giàu oxy tới não, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
Nạn nhân sau đó được chuyển lên xe cấp cứu 115 để đưa đến bệnh viện. Trong suốt quá trình di chuyển, anh Việt vẫn liên tục ép tim cho nạn nhân.
"Chúng tôi đã làm hồi sức tim phổi rất kỹ cho nạn nhân. Có thời điểm nạn nhân đã có mạch trở lại nhưng sau đó mạch lại mất. Nạn nhân được bàn giao cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội", anh Việt cho hay.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời điểm tiếp nhận nạn nhân được xác định đã tử vong ngoại viện. Nạn nhân sau đó được bàn giao cho nhà đại thể.
Nguyên nhân nào dẫn đến đột tử khi chơi thể thao?
Các chuyên gia nhận định, những người chạy bộ xảy ra tai biến dẫn đến đột quỵ chủ yếu là do có vấn đề về huyết áp, bệnh lý tim mạch. Hoạt động quá sức khiến bệnh lý tái phát và dẫn đến đột quỵ.
Cụ thể khi chạy bộ, nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn, nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến nhịp tim, huyết áp tăng nhanh, xuất hiện các cơn thiếu máu lên não. Có thể sau vài phút người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra.
Thực tế, khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có những người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.
Theo các chuyên gia, có những trường hợp hoàn toàn khỏe mạnh, đi khám sức khỏe, làm các xét nghiệm cơ bản như: xét nghiệm máu, chụp phim tim phổi thậm chí siêu âm tim cũng không thể hiện bất thường về tim.
Vì kích thước tim có thể vẫn bình thường, chức năng co bóp tốt nhưng trên điện tâm đồ có thể có dấu hiệu gợi ý về các bệnh lý dễ gây ngừng tim như hội chứng Brugada, hội chứng QT dài, hội chứng WPW...
Đây là những bệnh lý có tính chất gia đình. Tuy nhiên, do bệnh biểu hiện khá kín đáo, nên có thể, bác sĩ không chuyên về tim mạch sẽ không để ý, không phát hiện ra bệnh.
Ảnh minh họa
Ngừa đột quỵ khi chạy bộ, chơi thể thao
Theo PGS.TS.BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam tập thể dục nâng cao sức khỏe là rất tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta không đảm bảo an toàn tập luyện, không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn trước đó thì có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp. Thậm chí gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết não...
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bình thường trước khi tập chạy hay chơi bất kỳ môn thể thao nào đều cần phải kiểm tra thể lực.
Chúng ta có thể đến gặp bác sĩ thể thao hoặc huấn luyện viên thể lực để được tư vấn, khám sàng lọc xem có bệnh lý gì tiềm tàng không như: bệnh tim, phổi hoặc gia đình có tiền sử về tim phổi, huyết áp, cơ xương khớp…
Nếu có vấn đề gì bất thường, người dân được tư vấn chọn môn tập và chọn lượng vận động phù hợp, nếu không có thể xuất hiện các bệnh lý, tai biến.
Ngoài ra, trước bất cứ hoạt động thể dục thể thao nào, mỗi người cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể có thời gian thích nghi với hoạt động gắng sức. |
47,234,330 | /co-dau-viet-xinh-dep-cuoi-chong-han-duoc-me-chong-cung-chieu-nhu-cong-chua-r47234330.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:33:00.000Z"
} | Cô dâu Việt xinh đẹp cưới chồng Hàn, được mẹ chồng cưng chiều như công chúa
Hai năm làm dâu xứ người, nàng dâu Việt khoe được mẹ chồng Hàn Quốc chăm từ A đến Z. Chị Huyền nói cảm ơn cuộc đời 'đã cho mình gia đình thứ 2 đúng nghĩa yêu thương'.
Chuyện tình bắt đầu từ lời hứa "anh sẽ sang Việt Nam thăm em"
Lần đầu gặp anh Young Ho tại Hà Nội vào một ngày đầu thu năm 2019, Mai Huyền ấn tượng chàng trai Hàn Quốc hiền lành, mặt chữ điền, giọng nói ấm áp, có chút ngại ngùng và dễ thương.
Khi đó, chị là trợ lý giám đốc cho một công ty giáo dục, quen anh Young Ho thông qua một người bạn chung. Chị đã mời cả hai đến văn phòng gặp mặt và nói chuyện.
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ đó, anh Young Ho về nước tiếp tục công việc, cả hai giữ liên lạc mỗi ngày qua điện thoại.
Biết con gái quen một chàng trai Hàn Quốc, gia đình Mai Huyền đã phản đối kịch liệt. Mẹ chị khóc rất nhiều vì lo lắng cho "tình bạn đặc biệt" này. Bà không muốn con gái yêu và kết hôn với người đàn ông nước ngoài, chuyển đến sống tại một quốc gia xa lạ.
"Tết 2020, anh sẽ sang Việt Nam thăm em", Young Ho nói.
Giữ lời hứa, chàng trai một mình bay từ Hàn Quốc sang Việt Nam thăm và đón Tết cùng gia đình Huyền. Đây cũng là cơ hội chị giới thiệu người yêu với gia đình và xua đi những mặc cảm trước đó. "Mọi người dần có thiện cảm và đồng ý chuyện tình này", chị nhớ lại.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, cặp đôi yêu xa với nhiều khó khăn và thử thách. Chính trong khoảng thời gian này, Huyền cảm nhận bạn trai là người biết quan tâm, lo lắng và có trách nhiệm không chỉ với người yêu mà cả gia đình chị.
Khi Huyền phát hiện mắc bệnh nặng, phải điều trị và uống thuốc trong suốt nửa năm, Young Ho luôn động viên và an ủi từ xa. Chị từng nghĩ, nếu anh lo ngại bệnh tình và không muốn tiếp tục chuyện tình này, chị chấp nhận dừng lại.
Trái ngược với suy nghĩ đó, chàng trai Hàn Quốc sát cánh, trở thành "điểm tựa vững chắc" cho Huyền, khuyến khích chị học tiếng Hàn thật tốt để sớm đoàn tụ.
Chị còn nhận được tin nhắn từ bà Bong Yul - mẹ chồng tương lai - với nội dung: "Huyền à, con ốm phải không? Mẹ nghe Young Ho nói con ốm. Không sao cả, con đừng lo lắng, hãy ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều. Cả nhà vẫn luôn đợi con sang Hàn Quốc nhé. Mẹ yêu con".
"Điều đó giúp tôi có niềm tin rằng đây đúng là gia đình chồng của mình và người đàn ông có bờ vai vững chắc để tôi tựa vào từ nay về sau", chị nói. Tháng 8/2020, cặp đôi đăng ký kết hôn, người phụ nữ Việt làm thủ tục xin visa sang Hàn Quốc.
Đám cưới của anh Young Ho và chị Mai Huyền tại Việt Nam, tháng 1/2023
Gần một năm sau, chị đoàn tụ với chồng. 5h sáng, cô dâu Việt đáp xuống sân bay Hàn Quốc, gia đình anh Young Ho đã đứng chờ sẵn. Anh và mẹ tặng chị 2 bó hoa tươi khi gặp mặt.
Đến nhà riêng của chồng, bước vào phòng ngủ, Huyền được biết mẹ chồng trước đó đã chuẩn bị tất cả, từ đồ dùng cá nhân, dầu gội, đến sữa tắm, khăn tắm...
Tháng 11/2021, vợ chồng chị tổ chức đám cưới tại Hàn Quốc. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình nhà gái không thể sang.
Đến tháng 1/2023, bố mẹ chồng không quản ngại vất vả, bay từ Hàn Quốc sang gặp thông gia và tổ chức đám cưới trọn vẹn theo truyền thống Việt Nam cho vợ chồng Huyền.
"Mẹ chồng quốc dân" chăm con dâu và cháu nội từ A đến Z
Thời gian đầu làm dâu xứ Hàn còn bỡ ngỡ, Huyền lo ngại về khác biệt văn hóa và lối sống, bất đồng ngôn ngữ và nhất là chuyện "mẹ chồng nàng dâu". Chị tự trấn an bản thân, suy nghĩ tích cực rằng dù sống ở bất cứ đâu, sẽ cố gắng vun vén cho cuộc sống hôn nhân gia đình.
"Tôi đặt niềm tin nơi người đàn ông mình đã chọn sẽ giúp tôi làm quen với cuộc sống mới", chị nói.
Không riêng Young Ho, cả gia đình anh đều dành sự yêu thương, bao dung và rộng lượng cho cô dâu Việt. Bà Bong Yul giúp đỡ và chỉ dạy con dâu từ những điều nhỏ nhất tới công việc lớn để chị không cảm thấy tủi thân, đỡ nhớ nhà và dần ổn định cuộc sống hôn nhân tại Hàn Quốc.
Do Huyền chưa biết nấu món ăn Hàn, bà Bong Yul sẽ phụ trách bếp núc, mang thức ăn sang nhà con trai cách 5 phút đi bộ vào mỗi cuối tuần.
Mẹ chồng "tranh" chăm sóc 2 cháu nội để con dâu có nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sinh.
Đến khi Huyền mang thai con gái đầu lòng, mẹ chồng đặc biệt quan tâm khẩu vị của con dâu. Quan sát và biết những món chị yêu thích, bà nấu thật nhiều lần món đó. Từ đó, cả gia đình cùng "nương" theo khẩu vị của "mẹ bầu", tránh khiến chị ngửi mùi và nôn mửa.
Biết con dâu "nghén" món ăn Việt Nam, bà Bong Yul cất công tìm những quán bán phở Việt Nam rồi mua về. Còn anh Young Ho tâm lý, bảo lãnh em trai vợ Hữu Anh (27 tuổi) sang Hàn Quốc nấu món ăn quê hương cho chị gái.
Những khi anh bận công việc, bà Bong Yul đưa Huyền đi khám thai, mua sắm đồ bầu, dặn con dâu nghỉ ngơi thật nhiều.
Khi chị đến tháng thứ 8 của thai kỳ, anh Young Ho và mẹ bắt đầu mua sắm toàn bộ đồ dùng cho bà bầu và em bé, sau đó giặt sạch sẽ, gấp gọn gàng, chia ngăn nắp vào các kệ đồ.
Chị Mai Huyền bên mẹ chồng - bà Bong Yul.
Tháng 6/2022, cô dâu Việt sinh con gái đầu lòng, được chồng thu xếp chuyển vào trung tâm sau sinh với chi phí đắt đỏ 60 triệu/2 tuần. "Tôi mong vợ con được chăm sóc tốt nhất", anh Young Ho nói.
Ngày chị Huyền và con gái được về nhà, bà Bong Yul chuyển sang ở 2 tháng để chăm con dâu và cháu nội. Biết vết sinh mổ của Huyền chưa lành, đi lại khó khăn, bà đảm nhận tất cả công việc từ chăm bé, nấu ăn, đến dọn dẹp nhà cửa. Mỗi đêm, bà ngủ với cháu nội, để con dâu có nhiều thời gian nghỉ ngơi và nhanh phục hồi sau sinh.
"Em bé uống sữa gì, mặc bỉm gì, dùng khăn sữa loại nào tốt, dùng bình sữa nào phù hợp, mặc quần áo gì dễ chịu thoải mái, giấc ngủ ra sao, dùng gối nào tránh bẹp đầu… Tất tần tật mọi thứ đều được mẹ chồng tìm hiểu và lựa chọn loại tốt nhất", chị kể.
Bà Bong Yul còn tìm hiểu bệnh viện đông y, dặn con trai đưa vợ đi khám lấy thuốc uống, hạn chế đau nhức và cải thiện tuần hoàn máu.
Nhìn mẹ chồng tranh thủ chợp mắt bên cháu, con dâu Việt cảm động và bật khóc
Tháng 7/2023, Huyền sinh bé trai thứ hai. Cũng giống lần sinh nở đầu, chị nói nhận được sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ của gia đình chồng và em trai.
Lần này, anh Young Ho xin nghỉ việc 3 tháng, dành toàn bộ thời gian bên vợ con. Anh chăm sóc Huyền suốt một tuần ở bệnh viện, ưu tiên cho vợ tận hưởng các dịch vụ sau sinh tốt nhất. Còn bố mẹ chồng và em trai Huyền ở nhà chăm sóc bé gái đầu.
"Bé thứ hai khá khó tính nên cả nhà vất vả thay nhau bồng bế. Qua 3 tháng, bé dần ổn định về bữa ăn và giấc ngủ, chồng tôi mới đi làm trở lại. Ngày anh đến văn phòng, tối về vẫn phụ vợ chăm con", chị kể.
Nhờ có gia đình chồng bên cạnh động viên và giúp đỡ, tinh thần mẹ bầu luôn thoải mái. Huyền cảm thấy hạnh phúc và may mắn bởi hành trình chăm con không cô đơn, không tủi thân.
"Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gia đình thứ 2 đúng nghĩa yêu thương"
Hơn hai năm làm dâu xứ Hàn, Huyền nói vô cùng biết ơn mẹ chồng. Mỗi phút mỗi giây bà Bong Yul chăm cháu nội và con dâu, đều là những kỷ niệm đẹp trong trái tim chị.
Có những ngày em bé quấy khóc lúc 1-2h sáng, chị bật dậy chăm con. Bà Bong Yul trấn an "không sao đâu, con cứ vào ngủ đi, để mẹ chăm em bé. Con đừng lo lắng". Nhìn hình ảnh bà nội tranh thủ chợp mắt bên cháu, cô dâu Việt rơi nước mắt, thầm cảm ơn mẹ rất nhiều vì "mẹ đã quá vất vả rồi".
"Tôi lấy chồng xa quê, xa gia đình, xa người thân, một mình đến nơi xứ người làm dâu, dường như mẹ chồng hiểu được và rất thương tôi. Mẹ thật sự như người mẹ đẻ thứ 2 của tôi vậy", chị nói.
Nhìn lại toàn bộ hành trình yêu, kết hôn và sinh con, Huyền biết ơn mẹ ruột đã đồng ý chuyện tình "vượt biên giới", vượt mọi khoảng cách này, "trong tâm mẹ chỉ cần con hạnh phúc, mẹ sẽ nén nỗi nhớ nhung".
Huyền biết ơn anh Young Ho đã cho chị một gia đình trọn vẹn yêu thương. Người đàn ông không chỉ yêu vợ, mà còn tận tâm với gia đình Việt Nam của vợ; cùng chị chăm sóc và dạy dỗ những đứa con.
Hai lần cô vượt cạn, chồng đều tạm gác hết công việc để chăm sóc vợ trong bệnh viện từ A đến Z, không nề hà bất cứ việc gì.
Gia đình nhỏ 4 thành viên của anh Young Ho và chị Mai Huyền.
Huyền biết ơn bố mẹ chồng đã yêu thương cô con dâu ngoại quốc "hậu đậu, tiếng Hàn chưa giỏi, văn hóa lối sống mọi thứ phải học từ đầu".
"Bố mẹ đã rất bao dung, rộng lượng xem tôi như con gái để ân cần chăm sóc, bao bọc và hết mực yêu thương các cháu", chị nói.
Chị nhớ nhất khoảnh khắc con gái ốm, bà Bong Yul vừa bế cháu, vừa khóc, vừa gọi xe cấp cứu. Một tay bà chăm bé tới khi bé khỏe về nhà, không muốn con dâu đang bầu phải vào bệnh viện.
"Mẹ luôn dành vất vả cho bản thân", chị nói, cầu mong bố mẹ 2 bên luôn khỏe mạnh để vui hạnh phúc cùng con cháu.
"Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gia đình thứ 2 đúng nghĩa yêu thương trọn vẹn, hạnh phúc nơi xứ người. Hàn Quốc - nơi có mùa đông lạnh giá - nhưng luôn ấm áp tình thân", Huyền nói. |
47,234,329 | /thanh-lap-to-giup-viec-ban-chi-dao-to-chuc-cac-hoat-dong-ky-niem-80-nam-ngay-truyen-thong-nganh-gtvt-r47234329.epi | {
"$date": "2023-10-16T02:45:00.000Z"
} | Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống ngành GTVT
Bộ GTVT vừa có Quyết định số 1293/ QĐ-BGTVT ' thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống ngành Giao thông vận tải'
Theo đó, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống ngành Giao thông vận tải có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 900/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2023 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống ngành Giao thông vận tải (28/8/1945 - 28/8/2025) và Quyết định số 952/QĐ-BGTVT ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo.
Tổ giúp việc do Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Thanh Hà làm Tổ trưởng. Thành viên trong tổ gồm lãnh đạo và một số chuyên viên Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Báo Giao thông, Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Công ty TNHH.MTV Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
Các thành viên Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, các Thành viên Ban chỉ đạo giao hoặc được Tổ trưởng Tổ giúp việc phân công. Định kỳ (hàng quý) hoặc theo yêu cầu các thành viên Tổ giúp việc gửi báo báo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Tổ giúp việc (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo. Tổ giúp việc tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quyết định có hiệu lực từ 12/10/2023. |
47,234,327 | /bay-lua-dao-chuyen-tien-thu-doan-cu-nan-nhan-moi-r47234327.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:22:00.000Z"
} | 'Bẫy' lừa đảo chuyển tiền: Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới
Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng tuy không mới nhưng rất nhiều người bị mắc 'bẫy'. Một trong những cách để tránh là người dân không hoang mang, không vội vàng chuyển tiền mà hãy đến trụ sở công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, giải thích.
Ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo
Trưa 12/10 vừa qua, ông V.V.Q (SN 1955) ở thôn Đông, xã Cảnh Thụy (Yên Dũng) nhận được cuộc điện thoại từ số máy 02477710146 giới thiệu tên là Hoàng Thị Hiển yêu cầu ông Q đổi sim điện thoại (vì số điện thoại của ông bị đánh cắp).
Sau đó bà Hiển đưa máy cho một nam thanh niên tự xưng là cán bộ điều tra án ma túy (Bộ Công an) hỏi ông Q ngày, tháng, năm sinh. Ông Q đọc theo yêu cầu xong thì người “công an” này yêu cầu ông phối hợp điều tra để bắt 3 nhân viên ngân hàng trong một vụ lấy cắp tiền trong tài khoản.
Hơn hai tháng qua, Công an xã Cảnh Thụy (Yên Dũng) đã ngăn chặn hai vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản.
Đối tượng bảo ông có phiếu nhận tiền 3 tỷ đồng, yêu cầu ông đọc rõ ngày gửi và ngày rút, thời hạn, số ký hiệu từng sổ tiết kiệm để xác minh. Ông Q đã đọc nội dung số tiền và ký hiệu 3 sổ tiết kiệm của gia đình với tổng số tiền là 285 triệu đồng. Sau đó, các đối tượng yêu cầu ông Q một mình lên ngay ngân hàng rút số tiền đó và chuyển sang Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), gửi vào số tài khoản 1903743182501 của Hoàng Thị Hiển để xác minh, điều tra.
Cầm 3 sổ tiết kiệm, ông Q tần ngần không biết thực hư việc này thế nào, nếu mình không làm theo yêu cầu liệu có bị liên lụy? Còn nếu làm theo thì có bị lừa, vì ông cũng chẳng biết người đó là ai. Vậy là ông Q đến hỏi công an, nếu đúng thì ông sẽ rút và chuyển tiền theo yêu cầu. Tại trụ sở Công an xã, ông được Thiếu tá Lương Hữu Bắc giải thích, phân tích và cho ông xem nhiều thông tin về những vụ lừa đảo tương tự. Nhờ vậy mà ông không bị mất số tiền cả đời tích cóp.
Cũng tại xã Cảnh Thụy cách đây hơn hai tháng, ông Nguyễn Văn L (SN 1957) nhận được cuộc gọi từ số máy 0943.861.428 của một nam thanh niên tự giới thiệu là cán bộ điều tra Công an tỉnh. Người này nói ông liên quan đến vụ kiện với số tiền gần 46 triệu đồng. Ông L phủ nhận thì đầu dây bên kia đe dọa, yêu cầu ông chuyển số tiền này vào tài khoản của đối tượng để chứng minh.
Sau khi chứng minh vô can, ông L sẽ nhận lại toàn bộ số tiền này. Do hoang mang, lo sợ, ông L đã chuẩn bị số tiền theo yêu cầu để mang ra ngân hàng chuyển. Trên đường đi, ông đến Công an xã Cảnh Thụy để hỏi thực hư. Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an xã đã hướng dẫn ông không thực hiện theo yêu cầu của đối tượng.
Sáng 25/7, tại Phòng giao dịch Tân Dĩnh Agribank huyện Lạng Giang, bà H.T.H (SN 1964), trú tại thôn Cầu Trong, xã Mỹ Thái đến rút 2 sổ tiết kiệm 155 triệu đồng để chuyển tiền đi. Nhận thấy bà H có biểu hiện lo lắng, liên tục ra ngoài nghe điện thoại, cán bộ Phòng giao dịch đã dừng làm thủ tục, giải thích với bà H về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thấy bà H chưa thực sự tin, cán bộ ngân hàng đã liên lạc với Trung tá Nguyễn Vũ Hưng, Trưởng Công an xã Tân Dĩnh. Khi nghe công an trực tiếp đối thoại, chất vấn đối tượng trước sự chứng kiến của bà H, thấy không thể lừa được, đối tượng đã tự động ngắt liên lạc.
Ngày 2/8, chị N.T.N (1981) ở thôn Gai Bún, xã Đào Mỹ (Lạng Giang) cũng nhận được cuộc điện thoại của một người lạ xưng là cán bộ điều tra Công an tỉnh nói tài khoản ngân hàng của chị N liên quan đến vụ án, đề nghị chị N chuyển 1 tỷ đồng để chứng minh vô can, nếu không chị sẽ bị công an về tận nhà bắt tạm giam. Biết chuyện, chồng chị đã can ngăn nhưng chị không tin. Ngay lập tức, chồng chị đã đến Công an xã trình báo. Được nghe giải thích, chị N mới giật mình nhận ra mình suýt mất tiền vì cú lừa.
Công an không giải quyết án qua điện thoại, tin nhắn
Từ đầu năm đến nay Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh) đã tiếp nhận, giải quyết 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 31 tỷ đồng. Đơn vị cũng phối hợp triệt phá 3 vụ, 41 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó công an các địa phương, các ngân hàng cũng ngăn chặn kịp thời hàng chục vụ chuyển tiền khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều nạn nhân tin lời đối tượng dọa dẫm đã vội vàng chuyển số tiền lớn.
Theo Công an tỉnh, nguyên nhân chính dẫn tới nhiều người bị lừa đảo là do nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân còn hạn chế. Trong khi thủ đoạn của đối tượng không mới nhưng ngày càng tinh vi, phổ biến nhất là chúng giả danh Công an để thông báo cho bị hại về hành vi liên quan đến bắt giam, tù tội.
Người dân cần lưu ý là lực lượng công an khi mời làm việc hay triệu tập, thông báo liên quan đến vụ án, vụ việc đều bằng giấy mời (có chữ ký, đóng dấu đỏ), có trụ sở làm việc với địa chỉ cụ thể chứ không bao giờ làm việc qua điện thoại hay tin nhắn. Khi người dân bị các đối tượng này gọi cần hết sức bình tĩnh, không nghe và không chấp hành. Tốt nhất là ra trụ sở cơ quan công an xã, phường, thị trấn- nơi lúc nào cũng có người trực ban (24/24 giờ) để hỏi cụ thể.
Thượng tá Trần Huy Việt, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo, người dân cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại cố định mà người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo yêu cầu cung cấp qua điện thoại thông tin phục vụ điều tra. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các trang, tài khoản mạng xã hội. Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của mình cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của người đó.
Không nhấp vào đường link hoặc mở các tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định. Trường hợp nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền, người dân cần xác minh lại thông tin. Kiểm tra kỹ thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, bởi lẽ các website chính thức của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn như dùng giao thức “https”. Tuyệt đối không được cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết. |
47,234,326 | /ket-qua-thuc-hien-cac-quy-dinh-chong-khai-thac-iuu-r47234326.epi | {
"$date": "2023-10-16T02:05:00.000Z"
} | Kết quả thực hiện các quy định chống khai thác IUU
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc triển khai khuyến nghị của EC về IUU thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Theo baochinhphu.vn |
47,234,322 | /bat-xat-khai-mac-hoi-khoe-phu-dong-lan-thu-xi-r47234322.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:29:00.000Z"
} | Bát Xát: Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XI
Sáng 16/10, tại sân Quảng trường trung tâm huyện Bát Xát diễn ra Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng huyện Bát Xát lần thứ XI, năm 2023.
Dự lễ khai mạc có các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn; ban giám hiệu các trường học trên địa bàn huyện.
Trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội khỏe.
Hội khỏe Phù Đổng huyện Bát Xát năm 2023 diễn ra từ ngày 10 đến hết ngày 17/10 với sự tham gia của 38 đoàn, 1.072 vận động viên đến từ các trường học thuộc 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo huyện Bát Xát thực hiện nghi lễ châm lửa truyền thống.
Hội khỏe diễn ra tại 6 điểm thi đấu gồm: Môn điền kinh, kéo co tổ chức tại sân Quảng trường trung tâm huyện; môn bóng đá thi đấu tại sân vận động xã Quang Kim và Trường THPT số 1 Bát Xát; môn bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đá cầu và các nội dung nhảy cao, nhảy xa được tổ chức tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện; môn cờ vua, đẩy gậy thi đấu tại Trường Tiểu học thị trấn Bát Xát; môn bắn nỏ thi đấu tại Trường THCS Bản Qua.
Các đoàn vận động viên tham gia diễu hành.
Việc tổ chức hội khỏe Phù Đổng nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, phát triển thể chất cho học sinh, từ đó thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong các nhà trường.
Ngay sau nghi lễ rước đuốc truyền thống và tiếng trống khai hội đã diễn ra lễ diễu hành của các đoàn vận động viên và màn đồng diễn nghệ thuật chào mừng khai mạc Hội khỏe Phù Đổng huyện Bát Xát lần thứ XI năm 2023.
Màn đồng diễn với chủ đề “Bát Xát tươi đẹp”.
Tại Lễ khai mạc, khán giả đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bát Xát tươi đẹp”, gồm 3 chương: Khát vọng tuổi trẻ; Tuổi trẻ Bát Xát làm theo lời Bác; Bát Xát tươi đẹp.
Chương trình đồng diễn nghệ thuật do 810 em học sinh các trường học trên địa bàn tham gia biểu diễn. |
47,234,321 | /bo-chi-huy-bdbp-tinh-trao-tang-man-hinh-led-cho-truong-tieu-hoc-kim-dong-r47234321.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:31:00.000Z"
} | Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh: Trao tặng màn hình Led cho trường Tiểu học Kim Đồng
Sáng 16/10, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền thành phố Lào Cai tổ chức trao tặng màn hình Led ngoài trời cho Trường Tiểu học Kim Đồng (phường Cốc Lếu).
Được sự ủy quyền của Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đã trao tặng màn hình Led ngoài trời trị giá trên 300 triệu đồng, cùng 30 bộ máy tính cho Trường tiểu học Kim Đồng.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 8.
Trong đợt giao lưu này, Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng 1 nhà văn hóa hữu nghị, tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, trị giá 20 tỷ đồng, 50 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng; 10 con bò giống cho Nhân dân khu vực biên giới Mường Khương trị giá 180 triệu đồng; tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1.218 người, trị giá gần 500 triệu đồng... |
47,234,320 | /tuyen-viet-nam-dau-han-quoc-choi-mot-tran-het-suc-xem-sao-r47234320.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:30:00.000Z"
} | Tuyển Việt Nam đấu Hàn Quốc: Chơi một trận hết sức xem sao!
Sau 2 trận có nhiều thử nghiệm trước Trung Quốc và Uzbekistan, tuyển Việt Nam được chờ đợi có màn trình diễn tốt khi gặp đối thủ mạnh Hàn Quốc.
Trên lý thuyết, sau màn thể hiện gây thất vọng ở trận thua Uzbekistan, tuyển Việt Nam còn khó khăn hơn khi đối đầu với Hàn Quốc - đội bóng đang xếp hạng 26 FIFA (hơn Việt Nam gần 70 bậc).
Tuy nhiên, trận đấu diễn ra tại Suwon ngày 17/10, tuyển Việt Nam có thể chơi với hết khả năng. Đây là trận HLV Philippe Troussier tiếp tục có những thử nghiệm nhưng không phải là xới tung như hai trận trước.
Rõ ràng trong 3 trận giao hữu tháng 10, HLV Troussier đặt trọng tâm ở trận gặp Hàn Quốc, xem đây là cuộc tổng duyệt quan trọng nhất chuẩn bị cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Tuyển Việt Nam thử nghiệm tối đa ở hai trận gặp Trung Quốc và Uzbekistan
Thực tế cuộc đọ sức với Hàn Quốc là cơ hội cuối cùng để HLV Philippe Troussier kiểm tra sức mạnh thực sự của tuyển Việt Nam. Sự sàng lọc về nhân sự, thử nghiệm ở các vị trí được chắt lọc nhằm tìm ra bộ khung ưng ý nhất.
Nói cách khác, HLV Troussier cần kiểm chứng cách vận hành lối chơi hiệu quả ra sao khi tuyển Việt Nam ở trạng thái tốt nhất, không có nhiều sự chênh lệch về kinh nghiệm thi đấu của các cầu thủ trên sân.
Điều này là rất cần thiết bởi tuyển Việt Nam không những có màn tổng duyệt, mà còn tránh một trận thua toàn diện và bất lực như đã thấy ở trận gặp Uzbekistan.
Ở các vị trí quan trọng, HLV Philippe Troussier buộc phải dùng những cầu thủ chất lượng nhất. Văn Lâm, Quế Ngọc Hải, Duy Mạnh, Tuấn Anh, Hoàng Đức, Hùng Dũng, Tuấn Hải, Văn Toàn... có thể giúp tuyển Việt Nam lì lợm hơn, không bị ngợp khi đối đầu với dàn sao của Hàn Quốc.
Kinh nghiệm thi đấu ở Hàn Quốc của Văn Toàn rất cần cho tuyển Việt Nam
Đáng tiếc trận này ông Troussier không thể dùng Quang Hải (chấn thương) và Tiến Linh (bị treo giò). Tuy nhiên, nếu tung ra đội hình với tối đa các gương mặt dày dạn kinh nghiệm, tuyển Việt Nam ít nhiều lấp được khoảng trống của hai cầu thủ này để lại.
Nhìn chung, HLV Troussier vẫn có một vài thử nghiệm để tìm ra đáp số chính xác nhất, nhưng đây không phải là trận đấu dành cho những cầu thủ non nớt. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của chủ nhà Hàn Quốc buộc tuyển Việt Nam phải chơi một trận hết sức, hết khả năng.
Hơn nữa, việc giới truyền thông Hàn Quốc không đánh giá cao tuyển Việt Nam cũng chính là động lực để đoàn quân của HLV Philippe Troussier chơi với 200% sức lực. Ít nhất, các cầu thủ Việt Nam không thua đối thủ về tinh thần chiến đấu.
Vấn đề còn lại với Hùng Dũng và các đồng đội chính là bản lĩnh thực thụ cần được thể hiện, để có thể tổ chức tốt hàng phòng ngự, chuyển đổi trạng thái nhanh tìm kiếm cơ hội phản công. Tuyển Việt Nam không quan tâm tới kết quả, nhưng một trận đấu xem được sẽ tạo cú hích về tâm lý, sự tự tin với các cầu thủ trước vòng loại World Cup 2026. |
47,234,319 | /thu-tuong-chinh-phu-gap-mat-cong-dong-doanh-nghiep-dau-tu-nuoc-ngoai-r47234319.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:33:00.000Z"
} | Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Sáng 16/10, tiếp nối chuỗi hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề 'Đồng hành và phát triển'.
Hội nghị diễn ra sau cuộc gặp lần trước của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa đầy 6 tháng (tháng 4/2023). Điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và quyết tâm phát triển cùng Việt Nam của những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như sự thực hiện những cam kết của Chính phủ Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Việt Nam có nhiều triển vọng thu hút cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, thời gian qua khu vực đầu tư nước ngoài được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, được khuyến khích phát triển bình đẳng, được đối xử công bằng, nhằm phát huy ngoại lực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh nội lực, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư.
Bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức khó lường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo. Biến đổi khí hậu; cạnh tranh giữa các nước lớn; xung đột vũ trang ở một số khu vực… đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng hàng hóa, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu. Các tập đoàn đa quốc gia đang tái cơ cấu và tái định vị chuỗi sản xuất, dịch chuyển dòng vốn về các khu vực, các nước ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.
Đứng trước những vấn đề toàn cầu và thách thức chưa từng gặp phải, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã điều hành kịp thời, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ khôi phục thị trường du lịch; áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi nhằm tiết giảm chi phí, hạ lãi suất vay vốn….
"Đồng thời xác định điểm thống nhất cốt lõi là đưa Việt Nam thành một điểm đến thân thiện, an toàn với cộng động nhà đầu tư. Đây là những tiền đề căn bản để Việt Nam đã được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng cho biết, trong 9 tháng năm 2023, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, vừa giúp kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu tín dụng của nền kinh tế, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Cán cân thương mại xuất siêu 21,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 20,2 tỷ USD, tăng 7,7%, trong đó số dự án mới tăng 66,3%, dự án tăng vốn tăng 21,5%. Tính lũy kế đến tháng 9/2023 đã có 144 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 38,3 nghìn dự án, tổng vốn đầu tư hơn 455 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP trên 400 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI.
Với những kết quả tích cực nêu trên, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều tổ chức uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế và nâng hạng tín nhiệm.
"Tất cả các yếu tố trên, đã cho thấy rằng cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và vị thế của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào chính sách điều hành của Chính phủ, Thủ tướng; nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài nhìn nhận Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm trong chuỗi cung ứng, cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại toàn cầu", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định.
Đề xuất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, Việt Nam đã nhận diện các thách thức, khó khăn nội tại như quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn; năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế, chủ động thích nghi và ứng phó với biến động mới và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Song, khó khăn, thách thức cũng đồng thời tạo áp lực thúc đẩy đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn mới, từ đó, mở ra những cơ hội mới và động lực mới trong hợp tác phát triển.
Với tinh thần đó, trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ KH&ĐT kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Đối với các bộ, ngành, địa phương, thứ nhất, phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp ngay từ quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai dự án; chủ động tiếp cận, nắm bắt để tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Thành công của một số địa phương trong việc thu hút được các dự án FDI quy mô lớn như: Hải Phòng, Bình Dương, Nghệ An, Bắc Ninh… là minh chứng rõ nét nhất về hiệu quả của giải pháp này.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Thứ ba, tập trung triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy đầu tư công để tạo động lực cho đầu tư tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo đà tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho DN, NĐT để tiết giảm thời gian, chi phí, nhanh chóng đưa các dự án đi vào triển khai, tạo các động lực tăng trưởng mới.
Thứ năm, chủ động chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư như: mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; năng lượng; nguồn cung lao động có tay nghề; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc - Ảnh: VGP
Đối với cộng đồng các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Ngọc cho rằng cần tiếp tục là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp để kịp thời phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, tham vấn, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa Chính phủ với doanh nghiệp FDI cần đặt trên đà phát triển mới.
"Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; trong đó, định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới đã có những thay đổi lớn, có những bước đi vững chắc trong tương lai so với giai đoạn trước đây.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc các dự án đầu tư phù hợp với định hướng của Việt Nam và xu thế phát triển xanh, bền vững hiện nay để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến sự thịnh vượng chung cho hai bên", Thứ trưởng Ngọc nói.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nước, tạo cơ hội để cùng nhau tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.
Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học…
Thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ thông qua đội ngũ trí thức, gắn nghiên cứu với thử nghiệm, tạo đột phá trong sản xuất, kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. |
47,234,318 | /bat-nhom-lam-gia-can-cuoc-cong-dan-de-mo-tai-khoan-ngan-hang-r47234318.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:32:00.000Z"
} | Bắt nhóm làm giả căn cước công dân để mở tài khoản ngân hàng
Từ việc phát hiện thanh niên sử dụng căn cước công dân (CCCD) giả để mở tài khoản ngân hàng, cơ quan công an đã khám phá đường dây làm giả CCCD ở quận 7, TPHCM.
Ngày 16/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận (TPHCM) đang tạm giữ Phó Lâm Việt Tân (21 tuổi, quận Gò Vấp), Lê Văn Điểm (30 tuổi, quê Ninh Thuận), Trần Hữu Phát (34 tuổi, ngụ quận 3) và Nguyễn Hồng Phú (22 tuổi, ngụ quận 10) để điều tra về các hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức".
Theo điều tra ban đầu, chiều 3/10, một thanh niên mang CCCD tên Võ Quốc Thành đến chi nhánh ngân hàng trên đường Phan Đình Phùng (phường 1, quận Phú Nhuận) để mở tài khoản.
Các đối tượng liên quan bị bắt giữ. Ảnh: A.X.
Thấy thanh niên này có biểu hiện nghi vấn và không đúng với ảnh trong CCCD nên nhân viên ngân hàng đã báo cho cơ quan chức năng. Ngay sau đó, công an đã có mặt đưa người này về trụ sở để làm rõ.
Qua đấu tranh, thanh niên khai tên Phó Lâm Việt Tân được Lê Văn Điểm thuê sử dụng CCCD giả để đi đăng ký tài khoản ngân hàng, nếu thành công sẽ được trả công từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tài khoản. Khám xét nhanh trên người và nơi ở của Tân, công an thu giữ nhiều CCCD mang tên Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Hoàng Bân và Trần Văn Dương.
Từ lời khai của đối tượng này, công an mời Điểm lên làm việc. Tại đây, Điểm khai được đối tượng tên Sunaca (chưa rõ nhân thân, lai lịch) thuê quản lý 7 nhân viên chuyên sử dụng CCCD giả để đi đăng ký tài khoản ngân hàng.
Mỗi phi vụ thành công, Điểm được trả 1,2 triệu đồng/tài khoản. Sau khi chi trả cho nhân viên cấp dưới, Điểm hưởng lợi 200 nghìn đồng/tài khoản.
Ngoài ra, Điểm còn thuê Hoàng Văn Tân (24 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) dùng CCCD giả đi mở tài khoản ngân hàng với tiền công 1 triệu đồng/tài khoản. Khám xét nơi ở của Hoàng Văn Tân, lực lượng chức năng thu giữ 6 sim điện thoại dùng để mở tài khoản ngân hàng và 3 giấy biên lai nộp tiền tại ngân hàng.
Mở rộng điều tra, Công an quận Phú Nhuận xác định, CCCD tên Võ Quốc Thành và CCCD tên Nguyễn Văn Hòa do Phát và Phú trực tiếp làm giả nên đưa cả 2 về trụ sở để làm rõ.
Tang vật vụ việc. Ảnh: A.X.
Bước đầu, cả hai khai vào tháng 3/2023, Phú thấy nhiều khách hàng đặt làm CCCD giả để làm thẻ ngân hàng trên mạng xã hội nên nảy sinh ý định làm CCCD giả để bán lấy tiền tiêu xài và rủ Phát làm chung.
Cả hai lên mạng tìm hiểu cách thức làm CCCD giả và thuê căn nhà ở quận 7 để hoạt động. Khi có khách đặt làm CCCD giả, Phú lên mạng mua lại CCCD thật của người khác hoặc tìm các mối ở khách sạn, nhà nghỉ rồi đưa về cho Phát.
Sau đó, Phát sử dụng máy tính cá nhân để dò tìm thông tin, chỉnh sửa theo yêu cầu của khách. Khi hoàn thành, Phú làm nhiệm vụ chụp hình CCCD giả gửi cho khách, nếu khách đồng ý thì sẽ trực tiếp đi giao hoặc thông qua dịch vụ giao hàng.
Khám xét nơi ở của Phú và Phát, công an thu giữ 3 phôi CCCD (2 phôi CCCD có thông tin, 1 phôi trống), máy tính, máy in và một số vật dụng khác có liên quan. Theo kết quả điều tra ban đầu, với thủ đoạn trên, từ tháng 3/2023 đến thời điểm bị phát hiện, cả hai đã làm giả thành công 40 CCCD giao cho khách, mỗi người được hưởng lợi khoảng 60 triệu đồng.
Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý. |
47,234,317 | /nam-2024-kiem-toan-13-cuoc-trong-linh-vuc-doanh-nghiep-va-to-chuc-tai-chinh-ngan-hang-r47234317.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:53.000Z"
} | Năm 2024, kiểm toán 13 cuộc trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng
Trong kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, dự kiến có 13 cuộc trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng.
Kiểm toán nhà nước dự kiến thực hiện 13 cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 5 tổ chức tài chính ngân hàng. Đồng thời, dự kiến thực hiện 17 cuộc kiểm toán lĩnh vực quốc phòng, an ninh và khối cơ quan Đảng.
Dự kiến kiểm toán 13 cuộc trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng. Ảnh Hoàng Hà
Để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán năm 2024, Kiểm toán nhà nước xác định sẽ bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội để triển khai nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả; chủ động phối hợp và cung cấp kịp thời các số liệu, thông tin cần thiết, các phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm toán.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán, kiểm toán viên trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức, quy trình kiểm toán, quy chế hoạt động đoàn kiểm toán; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước sẽ bám sát kế hoạch, đề cương giám sát, ưu tiên kiểm toán sớm các đoàn kiểm toán liên quan đến các chuyên đề giám sát của Quốc hội; nhằm báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; đồng thời chủ động phối hợp với các đoàn giám sát.
Nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp thông tin cho HĐND các địa phương phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2023, toàn ngành sẽ cân đối lực lượng và thời gian kiểm toán, đổi mới phương thức tổ chức kiểm toán.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán thông qua tăng cường việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán theo lĩnh vực và các phần mềm phục vụ quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm toán; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ để rà soát, kiểm tra và có giải pháp nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt động của Kiểm toán nhà nước và hoạt động của cơ quan thanh tra các cấp, các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác...
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 84 Báo cáo kiểm toán đã phát hành đến thời điểm ngày 30/9/2023 cho thấy, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị 14.094 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 1.015,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.864,8 tỷ đồng; kiến nghị khác 10.213,6 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 84 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công. |
47,234,316 | /apgcons-phoi-hop-voi-nhip-dieu-xanh-va-eximrs-to-chuc-dong-tho-du-an-nhip-dieu-xanh-dream-house-r47234316.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:32:00.000Z"
} | APGCONS phối hợp với Nhịp Điệu Xanh và EximRS tổ chức động thổ dự án Nhịp Điệu Xanh - Dream House
Sáng ngày 15/10/2023, tại TP. Cần Thơ, APGCONS và EximRS phối hợp động thổ dự án Nhịp Điệu Xanh - Dream House có tổng mức đầu tư 556 tỷ đồng.
Đây là dự án tiên phong kết hợp gói giải pháp hoán đổi giữa chủ đầu tư Nhịp Điệu Xanh, đơn vị thi công (APGCONS) và đơn vị phân phối độc quyền (EximRS).
Cùng tham dự sự kiện có sự góp mặt của ông Trần Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nhịp Điệu Xanh, đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công APGCONS, đơn vị phân phối độc quyền dự án EximRS, đơn vị tư vấn thiết kế PMEC…
“Nhịp Điệu Xanh - Dream House là dự án tâm huyết của Công ty cổ phần Kiến trúc Nhịp Điệu Xanh với mong muốn mang đến những giá trị bền vững cho khách hàng và nhà đầu tư. Là chủ đầu tư, chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực triển khai thi công dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật và kiến trúc cảnh quan”, ông Trần Thanh Đức cho biết.
Ông Trần Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nhịp Điệu Xanh phát biểu tại buổi lễ.
Được biết, dự án Nhịp Điệu Xanh - Dream House là sự kết hợp giữa căn hộ chung cư và shophouse thương mại, có diện tích đất 3.083 m2, diện tích sàn xây dựng 30.000 m2 với quy mô gồm 17 tầng cao và 1 tầng hầm, dự kiến cung ứng ra thị trường 279 căn hộ và 11 shophouse. Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 556 tỷ đồng.
Tọa lạc tại vị trí địa lý đắc địa liền kề đại lộ Võ Nguyên Giáp, mặt tiền đường số 5 giao với đường Nguyễn Văn Quang, thuộc khu đô thị Nam Long, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, chung cư Nhịp Điệu Xanh - Dream House kỳ vọng mang lại không gian sống tiện nghi bậc nhất khi dung hòa được nhịp sống năng động và không gian thư thái đi cùng với tiềm năng phát triển cao.
Từ dự án, cư dân dễ dàng kết nối đến các quận trung tâm của Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng thông qua Quốc lộ 91B và Quốc lộ 1A. Đồng thời thuận tiện tiếp cận với những tiện ích sầm uất của thành phố chỉ trong bán kính 3 km: trung tâm Ninh Kiều - Cần Thơ, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, siêu thị Go Cần Thơ…
Đại diện các đơn vị thực hiến nghi thức bắt tay, cam kết đầy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Đến với dự án Nhịp Điệu Xanh - Dream House, APGCONS đảm nhận vai trò thi công kết cấu và hoàn thiện. Với kinh nghiệm là nhà thầu thi công của nhiều dự án thương mại quy mô lớn, APGCONS cam kết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiến độ, chất lượng theo thiết kế của dự án.
Với sự tham gia của “bộ ba” đơn vị uy tín bao gồm: Chủ đầu tư và phát triển dự án Nhịp Điệu Xanh, đơn vị thi công APGCONS (Công ty thành viên của APG HOLDINGS), đơn vị phân phối độc quyền EximRS (Công ty thành viên của APG HOLDINGS), dự án Nhịp Điệu Xanh - Dream House có sự phối hợp chặt chẽ nhằm hướng đến 3 mục tiêu được cam kết tiến hành song song: đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiến độ triển khai dự án và tiến độ bán hàng.
Đáng chú ý, APGCONS còn mang đến gói giải pháp hoán đổi gói thầu thi công bằng giỏ sản phẩm nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính với chủ đầu tư. Đây được xem là giải pháp đột phá dành cho chủ đầu tư, nhất là trong bối cảnh khó khăn của thị trường khiến nhiều dự án bị đình trệ thi công vì thiếu nguồn lực và nguồn vốn.
Với thỏa thuận về giải pháp hoán đổi căn hộ linh hoạt, APGCONS không chỉ là nhà thầu thi công mà còn là nhà đầu tư, tham gia sâu hơn vào tiến trình phát triển dự án. Bên cạnh đó, hình thức này cũng tạo ra sự gắn kết giữa APGCONS với đơn vị phân phối độc quyền EximRS, cùng hợp tác đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án trong nhiều hạng mục.
Ban lãnh đạo APGCONS tin rằng đây là một giải pháp tiên phong và hiệu quả, cần được ứng dụng cho những dự án tiếp theo nhằm mang lại sự cộng hưởng tối đa, qua đó tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia có cơ hội “thử sức” với những vai trò mới nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện và thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Dự án Chung cư Nhịp Điệu Xanh - Dream House dự kiến hoàn thành vào quý IV/2024. |
47,234,315 | /ket-qua-so-bo-tong-tuyen-cu-tai-ba-lan-r47234315.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:29:00.000Z"
} | Kết quả sơ bộ tổng tuyển cử tại Ba Lan
Các chính đảng Ba Lan có những phản ứng khác nhau sau khi nước này kết thúc cuộc tổng tuyển cử ngày hôm qua, với kết quả thăm dò cử tri sau bỏ phiếu cho thấy đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền có khả năng giành nhiều phiếu nhất, nhưng không hội đủ đa số để tự đứng ra thành lập chính phủ mà phải tìm kiếm liên minh. |
47,234,314 | /noi-dau-nay-ai-thau-gium-toi-day-r47234314.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:23:00.000Z"
} | Nỗi đau này ai thấu giùm tôi đây
Hết chỗ nhổ hay sao mà nhằm ngay cái chỗ quá hiểm ác vậy nè.
Phan Hằng - ST |
47,234,313 | /dai-ichi-life-viet-nam-tiep-tuc-du-an-trong-cay-xanh-do-thi-tai-ha-noi-r47234313.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Dai-ichi Life Việt Nam tiếp tục Dự án 'Trồng cây xanh đô thị' tại Hà Nội
Hướng đến cam kết tăng trưởng xanh bền vững năm 2023 và hưởng ứng cam kết hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu của Tập đoàn Dai-ichi Life, Dai-ichi Life Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tiếp tục triển khai chương trình 'Kết nối Triệu Yêu Thương-Hạnh phúc cho Trái đất' với Dự án 'Trồng cây xanh đô thị', trồng 2.150 cây bóng mát.
Dự án "Trồng cây xanh đô thị" trị giá hơn 400 triệu đồng tại tuyến đường liên thôn, Vườn cây khuôn viên Đài tưởng niệm Bác Hồ và Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội vào ngày 14.10.2023 vừa qua.
Ông Ngô Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh kênh Đại lý, Dai-ichi Life Việt Nam (phải) trao biểu trưng tài trợ số tiền 400 triệu đồng cho ông Nguyễn Minh Đức, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cổ Đô, Huyện Ba Vì, Hà Nội
Ảnh: Dai-ichi Life Việt Nam
Đây là hoạt động thứ hai của Dự án "Trồng cây xanh đô thị" sau sự kiện đầu tiên được tổ chức tại TP.Đà Nẵng vào ngày 10.6.2023, với nguồn ngân sách được đóng góp từ thành tích của người tham gia Chương trình Đi/Chạy bộ và hoạt động thể thao trực tuyến vì cộng đồng "Dai-ichi Life - Cung Đường Yêu Thương 2023". Mục tiêu của dự án là trồng 15.000 cây xanh tại các thành phố lớn bao gồm Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM trong năm 2023 với tổng ngân sách 1,5 tỉ đồng nhằm góp phần phủ xanh đô thị, giảm thiểu khí thải các-bon, cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường sống.
Theo số liệu từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, mỗi năm, một cây xanh trưởng thành có khả năng hấp thu khoảng 22 kg các-bon từ khí quyển và trao đổi khí ô xy có ích cho sự sống. Theo đó, từ năm thứ 5 trở đi, với 15.000 cây xanh được trồng, ước tính có khả năng hấp thu gần 330 tấn khí thải các-bon mỗi năm. Công suất quang hợp và hấp thu khí các-bon sẽ gia tăng theo độ tuổi của cây.
Ông Ngô Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh kênh Đại lý, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) chia sẻ: "Dai-ichi Life Việt Nam tiếp tục triển khai Dự án "Trồng cây xanh đô thị" tại xã Cố Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội nhằm giảm thiểu khí thải các-bon, cải thiện chất lượng không khí, góp phần phủ xanh đô thị và bảo vệ môi trường sống. Chúng tôi mong rằng Dự án này không chỉ mang đến môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây, mà còn trở thành một phần phong cảnh của làng Cổ Đô, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ họa sĩ tiếp tục sáng tác nên những tác phẩm ngợi ca cuộc sống, con người hiền hòa, thiên nhiên hữu tình xứ Đoài. Đây cũng là lời tri ân của chúng tôi gửi đến đất nước và người dân Việt Nam đã tin yêu và ủng hộ Công ty trong hơn 16 năm qua".
Đại diện Ban Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, đại diện UBND xã Cổ Đô và GreenViet bên cây xanh vừa trồng trong chương trình
Ảnh: Dai-ichi Life Việt Nam
"Với chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hạnh phúc cho Trái đất", mỗi cây xanh được trồng ngày hôm nay là thông điệp gửi đến chúng ta hãy trân quý và bảo vệ thiên nhiên vì bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hoạt động trồng cây như lời kêu gọi mỗi người chúng ta hãy quay "về nguồn yêu thương" của chính bản thân, gieo mầm xanh góp phần bảo vệ sự sống và mang đến hạnh phúc cho Trái Đất", ông Phương chia sẻ thêm.
Hướng đến mục tiêu đạt cột mốc phục vụ trên 5 triệu khách hàng và cam kết tăng trưởng xanh bền vững, Dai-ichi Life Việt Nam đã và đang triển khai dự án "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hạnh phúc cho mọi người", tập trung vào ba chủ đề lớn: "Hạnh phúc cho Khách hàng, Đối tác và Nhân viên", "Hạnh phúc cho Cộng đồng" và "Hạnh phúc cho Trái đất" với chuỗi nhiều chương trình và hoạt động thiết thực, đồng bộ và quy mô lớn xuyên suốt năm. Theo đó, Công ty không ngừng nỗ lực mang đến hạnh phúc và bình an cho mỗi người, mỗi nhà thông qua bốn giá trị trải nghiệm: Bảo vệ tài chính, gia tăng tài sản, nâng cao sức khỏe và kết nối yêu thương.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường bảo hiểm nhân thọ gặp nhiều biến động và thách thức, Dai-ichi Life Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì đà tăng trưởng và đạt mức lợi nhuận tương đương cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt xấp xỉ 1.600 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 300 tỉ đồng. Cùng với mức vốn chủ sở hữu 9.800 tỉ đồng và tổng tài sản trên 62.000 tỉ đồng (tăng 7,5% so với đầu năm 2023), Dai-ichi Life Việt Nam nằm trong nhóm Top 3 Công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài lớn nhất có hiệu quả kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam.
Đại diện Ban Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, đại diện UBND xã Cổ Đô và GreenViet cùng đội ngũ Nhân viên và Tư vấn Tài chính bên Bảng lưu niệm Dự án "Trồng cây xanh đô thị"
Ảnh: Dai-ichi Life Việt Nam
Luôn cam kết mang đến cho khách hàng những quyền lợi ưu việt và giá trị thiết thực, trong 6 tháng đầu năm 2023, Dai-ichi Life Việt Nam đã chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 2.100 tỉ đồng cho 160.000 trường hợp, trong đó chi trả quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe hơn 500 tỉ đồng cho hơn 90.000 trường hợp, nâng tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 17.000 tỉ đồng cho hơn 1,5 triệu trường hợp trong hơn 16 năm qua.
Sau hơn 16 năm hình thành và phát triển, với những nỗ lực vượt bậc, Dai-ichi Life Việt Nam đã đạt những thành quả ấn tượng: doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 59 lần, số lượng khách hàng tăng 14 lần, tổng vốn đầu tư tăng 53 lần và tổng giá trị tài sản tăng 82 lần. Song hành với nỗ lực kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam tự hào tiên phong triển khai nhiều sáng kiến và dự án hỗ trợ cộng đồng ý nghĩa xuyên suốt bốn lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội, với tổng số tiền đóng góp lên đến hơn 60 tỉ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam tự hào đạt 2 giải thưởng lớn tại khu vực Châu Á: "Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á" (Corporate Excellence Award) và "Thương hiệu truyền cảm hứng" (Inspirational Brand Award) do Enterprise Asia đánh giá và tôn vinh tại Lễ trao giải được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 5.10.2023 vừa qua. |
47,234,312 | /tap-huan-giam-sat-tran-dau-dieu-phoi-vien-can-bo-truyen-thong-can-bo-an-ninh-cac-giai-bdcnqg-2023-24-r47234312.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:04:00.000Z"
} | Tập huấn giám sát trận đấu, điều phối viên, cán bộ truyền thông, cán bộ an ninh các giải BĐCNQG 2023/24
Sáng 16/10, tại Trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã diễn ra lớp tập huấn giám sát trận đấu, điều phối viên, cán bộ truyền thông, cán bộ an ninh các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2023/24.
Lịch thi đấu V.League 2023 Bảng xếp hạng V.League 2023
Tới dự lớp tập huấn có các ông: Trần Quốc Tuấn - Chủ tịch VFF; Trần Anh Tú - Phó Chủ tịch VFF, Chủ tịch HĐQT Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF); Nguyễn Minh Ngọc - Tổng giám đốc VPF, Trưởng Ban Tổ chức giải; Dương Nghiệp Khôi - Tổng thư ký VFF.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo lớp tập huấn, Chủ tịch VFF - Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh vai trò của giám sát trận đấu trong việc kết nối với BTC trận đấu, CLB chủ nhà và CLB khách. Tinh thần trách nhiệm, sự chuẩn bị, khả năng phối hợp với các bộ phận liên quan như điều phối viên, cán bộ truyền thông, cán bộ an ninh của giám sát trận đấu cần phải được nâng cao hơn nữa; qua đó phát triển chất lượng trận đấu của các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Chủ tịch VFF – Trần Quốc Tuấn cũng giao nhiệm vụ đội ngũ giám sát trận đấu, điều phối viên, cán bộ truyền thông, an ninh phải chủ động trong việc thường xuyên cập nhật thông tin và kiến thức để từ đó có những phương án xử lý phù hợp.
Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng giám đốc VPF, Trưởng Ban Tổ chức giải cho biết: “Đây là công việc tổ chức hàng năm trước mùa giải. Các giám sát trận đấu, điều phối viên… sẽ rút kinh nghiệm từ những vấn đề tồn tại mùa trước, cập nhật kiến thức mới để có thể phối hợp với các bộ phận liên quan điều hành tốt các giải bóng đá chuyên nghiệp.
Lớp tập huấn lần này dành cho 28 giám sát trận đấu hàng đầu bóng đá Việt Nam. VPF cũng sẽ luôn có sự đánh giá, sàng lọc, phát triển để nâng cao chất lượng của giám sát trận đấu. Chúng tôi cũng sẽ phân công hợp lý đối với các giám sát trận đấu có năng lực, đảm bảo tính chất trận đấu. Năm nay, V.League sẽ có sự chuyển đổi hệ thống thi đấu theo định hướng AFC cũng như áp dụng VAR. Do vậy, vai trò của giám sát trận đấu càng phải được nâng cao, có sự năng động, linh hoạt cũng như phối hợp với BTC trận đấu, giám sát trọng tài nhằm đồng bộ hóa trong việc vận hành”.
Lớp tập huấn giám sát trận đấu, điều phối viên, cán bộ truyền thông, cán bộ an ninh các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2023/24 sẽ diễn ra trong 3 ngày, trước khi mùa giải 2023/24 khởi tranh vào ngày 20/10 tới. |
47,234,311 | /trung-tam-y-te-thanh-pho-thanh-hoa-chu-dong-phong-chong-cac-dich-benh-r47234311.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:32:00.000Z"
} | Trung tâm Y tế thành phố Thanh Hóa chủ động phòng, chống các dịch bệnh
Trong thời gian qua, Trung tâm Y tế thành phố Thanh Hóa đã thực hiện tốt chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời các dịch bệnh.
Cùng với các lực lượng chức năng trong thời gian diễn ra Đại dịch COVID -19, TTYT TP. Thanh Hóa đã thực hiện tốt vai trò truy vết, cách ly, điều trị và tiêm phòng vaccine
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, các cơ quan chức năng TP. Thanh Hóa, Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Thanh Hóa đã đạt được các kết quả nổi bật, luôn hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế. Đơn vị đã triển khai công tác phòng chống dịch chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID -19, triển khai tiêm chủng vắc xin COVID -19 đảm bảo an toàn, đúng tiến độ; không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể thuộc phân cấp quản lý.
Đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình dự án về phòng chống HIV/AIDS, chủ động trong việc phối hợp giữa các ngành, các cấp để triển khai nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS trên toàn thành phố. Kết quả đã khống chế số người nhiễm mới HIV<20 người/năm và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng <0,3%. Sau gần 10 năm triển khai điều trị Methadone tại thành phố Thanh Hóa đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần làm giảm tình trạng sử dụng ma túy, lây nhiễm HIV trong cộng đồng, cải thiện sức khỏe, việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Cùng với đó, trên cơ sở các chỉ tiêu được giao hằng năm, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm chủng mở rộng (TCMR) và triển khai có hiệu quả trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Công tác TCMR thực hiện tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho các đối tượng được xác định. Công tác kiểm tra, giám sát được duy trì hàng tháng và thường xuyên. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng luôn đạt trên 95%. Đảm bảo an toàn tiêm chủng, không xảy ra tai biến.
Bên cạnh đó đơn vị đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả một số hoạt động như: Y tế học đường; Quản lý sức khỏe định kỳ cho người lao động ở một số doanh nghiệp; Phòng chống ung thư; Phòng chống tăng huyết áp; Quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…100% phường, xã triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân TTYT đã thực hiện quản lý trực tiếp toàn diện hệ thống Trạm Y tế phường, xã. Đến nay hoạt động của các trạm Y tế phường, xã đã đi vào nề nếp ổn định hơn, nội dung và phương pháp hoạt động theo hướng dự phòng tích cực, điều trị các bệnh thông thường, thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở.
Ghi nhận những đóng góp trong công tác khám chữa, bệnh và dự phòng của TTYT TP. Thanh Hóa được Chủ tịch nước Tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba.
Trong công tác chỉ đạo đơn vị cũng chú trọng vào việc nâng cao năng lực về công tác chuyên môn và công tác quản lý cho các trạm Y tế. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người bệnh.
Thường trực cấp cứu hàng ngày phục vụ nhân dân tại tuyến cơ sở 24/24 h. Công tác khám chữa bệnh tại các trạm Y tế phường, xã ngày càng được nâng cao, các dịch vụ kỹ thuật tiến bộ đã được thực hiện tại các trạm Y tế (siêu âm, xét nghiệm). Số người khám bệnh tại trạm Y tế hàng năm số lượt người đến khám và điều trị từ 59.000-65.000 lượt người, từng bước giảm tải cho các bệnh viện. Những năm gần đây các trạm y tế đã chú trọng nhiều phương pháp điều trị kết hợp giữa Y học cổ truyền và y học hiện đại, xây dựng vườn thuốc nam tại trạm theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống dịch được chú trọng, đảm bảo đủ thuốc hóa chất, phương tiện và các đội phòng chống dịch có thể xử lý ngay từ những ca bệnh đầu tiên.
Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2023, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng TTYT TP tham mưu cho UBND thành phố ban hành các kế hoạch phòng chống dịch, kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm, kế hoạch phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm gan vi rút, bệnh do ký sinh trùng, bệnh đậu mùa khỉ...thường xuyên giám sát chặt chẽ các khu vực, địa phương có nguy cơ, có ổ dịch cũ. Tính đến ngày 10/9/2023 tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn thành phố Thanh Hóa nhìn chung là ổn định.
Dịch Sởi: 0 ca (không tăng so với cùng kỳ 2022); Dịch Tay chân miệng: 31 ca (giảm 45 ca so với cùng kỳ 2022); Dịch Sốt xuất huyết: 08 ca (giảm 10 ca so với cùng kỳ 2022).
Triển khai tập huấn về an toàn tiêm chủng, các văn bản quy phạm pháp luật về tiêm chủng cho toàn thể cán bộ của đơn vị, tỷ lệ trẻ < 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin: 3.044/4.929 = 61,7%; tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin Viêm não NB mũi 1,2: 3.305/4.712 = 70,1%, tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin Sởi - Rubella: 4.002/5.559 = 71,9%... Đơn vị đã thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng tại phường xã. Qua đó chất lượng và an toàn tiêm chủng được đảm bảo, không xảy ra tai biến sau tiêm chủng...
Có được những kết quả trên do chất lượng đội ngũ cán bộ của TTYT TP. Thanh Hóa hiện nay từng bước được nâng cao. Hàng năm cán bộ viên chức tham gia các lớp ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chuyển giao kỹ thuật của các dự án, tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng quản lý.
Ghi nhận những nỗ lực của tập thể, cá nhân TTYT thành phố trong những năm qua trung tâm được, UBND TP, Sở Y tế, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Y tế tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Đặc biệt tháng 11/2022 TTYT TP. Thanh Hóa được Chủ tịch nước Tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba.
Ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Thanh Hóa cho biết: "Trung tâm Y tế xác định nhiệm vụ chính trị hàng đầu là thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và dự phòng. Người thầy thuốc phải có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhiệt tình, thái độ phục vụ phải ân cần...
Chúng tôi thường xuyên bám sát đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, các trung tâm tuyến tỉnh; chú trọng nâng cao chất lượng tham mưu; tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị", ông Hùng cho biết. |
47,234,310 | /yen-thanh-co-them-6-xa-xuat-hien-benh-dich-ta-lon-chau-phi-r47234310.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:07:00.000Z"
} | Yên Thành có thêm 6 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi
Từ ngày 12/10 đến nay, trên địa bàn huyện Yên Thành có thêm 6 xã bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi gồm: Đô Thành, Hợp Thành, Tiến Thành, Lăng Thành, Tây Thành và Bắc Thành.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang đe dọa đến đàn lợn trên địa bàn Nghệ An nói chung. Ảnh: Xuân Hoàng
Từ tháng 9 đến nay, đã xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Yên Thành, số lượng lợn buộc phải tiêu hủy ngày càng nhiều và đáng lo ngại hơn là bệnh ngày càng lây lan rộng.
Trong sáng 16/10, ông Nguyễn Trọng Hương - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thông tin, các mẫu bệnh phẩm lợn ốm được gửi đi xét nghiệm tại Chi cục Thú y vùng III vào ngày 12 và 13/10, nay đã có kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, 6 xã mới phát dịch, gồm: Đô Thành, Hợp Thành, Tiến Thành, Lăng Thành, Tây Thành và Bắc Thành. Như vậy, hiện tại trên địa bàn huyện có 13/39 xã, thị trấn có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, dịch xảy ra tại những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, trước hết ảnh hưởng đến kinh tế người dân. Ảnh: Xuân Hoàng
Trước tình hình dịch lây lan rộng, huyện Yên Thành đã cấp 760 lít hóa chất cho các xã tổ chức phun khử trùng môi trường; đối với vôi bột, các địa phương chủ động kinh phí mua để phục vụ công tác phòng chống dịch. UBND huyện cũng đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch, phân cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch.
Hiện nay, huyện Yên Thành có hơn 82.500 con lợn. Trước thực trạng bệnh dịch diễn biến phức tạp, chính quyền các địa phương và người chăn nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch để bảo vệ đàn lợn./. |
47,234,309 | /mot-ngay-o-viet-nam-tai-phap-r47234309.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:31:00.000Z"
} | 'Một ngày ở Việt Nam' tại Pháp
Nhằm thể hiện tình đoàn kết với người dân Việt Nam, giúp đỡ những nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam, Hội Hữu nghị Pháp-Việt vùng Eure-et-Loir tổ chức triển lãm 'Một ngày ở Việt Nam'. Sự kiện thu hút nhiều người dân Pháp quan tâm đến Việt Nam. |
47,234,308 | /minh-tuyet-ke-chuyen-doi-bang-am-nhac-r47234308.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:31:46.000Z"
} | Minh Tuyết kể chuyện đời bằng âm nhạc
Minh Tuyết khiến người hâm mộ hào hứng khi chính thức ra mắt chương trình âm nhạc mang tên Chuyện của Tuyết.
Minh Tuyết kể chuyện đời bằng âm nhạc
Sau hơn 25 năm đi theo con đường nghệ thuật, Minh Tuyết quyết định thực hiện một chương trình âm nhạc cho riêng mình, mang tên mình, để kể cho khán giả về cuộc sống, về âm nhạc, về những tâm sự thầm kín chưa từng nói và cả của những người thân yêu xung quanh mình.
Nữ ca sĩ hy vọng, thông qua "Chuyện của Tuyết" sẽ nhận được sự lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành bền lâu của quý vị khán giả.
Nói về lý do chọn ca khúc "Vào hạ" và Nha Trang là điểm dừng chân đầu tiên cho chương trình âm nhạc "Chuyện của Tuyết", Minh Tuyết đã bật mí một điều thú vị.
Chính tại thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, cách đây 23 năm, Minh Tuyết đã cùng dàn nghệ sĩ Cảnh Hà, Đan Trường và chị Tư Cẩm Ly thực hiện MV "Vào hạ" - một sáng tác của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.
Đây là một kỷ niệm tuyệt vời với Minh Tuyết nên cô đã quyết định đem ký ức đó trở lại Nha Trang để bắt đầu câu chuyện âm nhạc của mình.
Tiếp theo đó, cô thể hiện ca khúc nhạc Hoa lời Việt - "Đôi cánh rộng". Đây là một trong những dòng nhạc giúp Minh Tuyết nhận được nhiều sự yêu thương của khán giả ngay từ buổi ban đầu. Nữ ca sĩ một lần nữa muốn tri ân tình cảm ấy bằng cách làm mới bản thân trong dòng nhạc này.
Sau nhiều năm, chị đã có một chương trình âm nhạc của riêng mình
Những ca khúc trong "Chuyện của Tuyết" đều được Minh Tuyết lựa chọn tỉ mỉ, vừa là những cảm xúc chân thành mà cô có được, cũng là cách nữ ca sĩ làm đa dạng list nhạc, mang tới những trải nghiệm mới mẻ cho khán giả thân yêu.
Minh Tuyết diễn giải âm nhạc bằng cả sự trải nghiệm của một người nghệ sĩ hơn 25 năm trong nghề và bằng tâm hồn nguyên sơ như thuở ban đầu luôn khát khao những điều mới mẻ. Bởi vậy, người nghe có thể cảm nhận được ở "Chuyện của Tuyết" những điều khác lạ nhưng cũng đậm chất Minh Tuyết.
Trong tập đầu tiên của "Chuyện của Tuyết" - Minh Tuyết hội ngộ người đàn anh đã song ca đầu tiên cùng nữ ca sĩ khi cô sang hải ngoại, đó là nam ca sĩ Johnny Dũng.
Nam ca sĩ tiết lộ lần đầu gặp mặt Minh Tuyết từ hơn 20 năm trước, khi đó cô còn rất ngây thơ. Tuy vậy, khi nghe Minh Tuyết cất giọng, Johnny Dũng ngạc nhiên bởi một giọng ca siêu lôi cuốn, "đi sâu vào tim".
Những ca khúc trong chương trình đều được chọn lựa kỹ lưỡng
Sau hành trình dài nhìn thấy Minh Tuyết trưởng thành, vươn lên đỉnh cao sự nghiệp và khẳng định vị trí trong lòng khán giả bằng giọng hát, Johnny Dũng cảm thấy rất may mắn và tự hào khi đồng hành cô từ thuở ban đầu đến hiện tại. Đến giờ, nhiều khán giả vẫn còn gọi Minh Tuyết là "vợ" của Johnny Dũng khi thấy anh xuất hiện lẻ bóng trên sân khấu.
Với "Chuyện của Tuyết", Minh Tuyết mong muốn đem đến những không gian âm nhạc thật đặc biệt. Người hâm mộ sẽ thấy được nhiều hình ảnh, khía cạnh khác nhau của Minh Tuyết được vẽ lên bằng âm nhạc trong từng tập. |
47,234,307 | /danh-gia-tinh-kha-thi-cua-muc-tieu-tang-truong-gdp-nam-2024-r47234307.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | Đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, sáng 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế-xã hội, gồm: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm 2021-2025 và đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch Cơ cấu lại Nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt
Theo Báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Nền kinh tế vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu.
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội.
Nổi bật là: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
GDP quý 3 ước tăng 5,33% so với cùng kỳ (quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%).
Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Thu ngân sách Nhà nước phấn đấu đạt hoặc vượt dự toán được giao. Cả năm 2023 ước xuất siêu khoảng 15 tỷ USD.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược.
Chính phủ cũng chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống nhân dân.
Tính chung 9 tháng, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ, sau nửa nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước "những cơn gió ngược" và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Nổi bật là Chính phủ tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; trong đó có những giải pháp "chưa từng có", nhằm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, chuyển hướng kịp thời chiến lược phòng, chống dịch.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Bội chi ngân sách Nhà nước 3 năm ước ở mức 3,6% GDP (đã bao gồm bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội), trong phạm vi mục tiêu đề ra (3,7% GDP).
Các chỉ tiêu an toàn nợ công 3 năm 2021-2023 dự kiến đều trong giới hạn cho phép...
Theo Báo cáo của Chính phủ, việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội.
Qua đó, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm bị tác động không nhỏ.
Một số điểm nghẽn chưa tháo gỡ hiệu quả
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Bên cạnh kết quả đạt được, cơ quan thẩm tra cho rằng dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp.
Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài...
Một số ý kiến cho rằng, cả 3 động lực về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải carbon, kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh đó, một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm, nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao. Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đáng chú ý, bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn diễn ra phức tạp.
Tình trạng lạm thu đầu năm học, lạm thu "quỹ phụ huynh" gây bất bình cho phụ huynh.
Số người rút bảo hiểm xã hội tăng cao. Công tác phòng, chống cháy nổ gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Ủy ban Kinh tế chỉ rõ, cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Công tác quy hoạch không đạt được các mục tiêu, yêu cầu. Việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm...
Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tính bất định cao; dự kiến hoàn thành 10/27 mục tiêu, chỉ tiêu (chiếm 37%).
Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung đánh giá làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan việc dự kiến khó hoàn thành 13/27 mục tiêu, chỉ tiêu, bởi đây đều là những mục tiêu quan trọng liên quan tới cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, năng suất lao động, phát triển thị trường tài chính, thị trường đất đai, khoa học công nghệ, phát triển doanh nghiệp, lao động. Đồng thời, cần bổ sung 4 chỉ tiêu chưa có thông tin đánh giá...
Tăng cường năng lực nội sinh
Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024-2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp.
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu sẽ rất khó hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá hơn nữa, như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế...
Về năm 2024, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét, đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP, cũng như việc hoàn thành mục tiêu cả nhiệm kỳ; đánh giá kỹ hơn việc lập dự toán ngân sách Nhà nước, cân nhắc xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước tích cực hơn để tăng chi đầu tư phát triển và giảm bớt bội chi; nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và đến cuối nhiệm kỳ 2021-2025, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó, tăng cường năng lực nội sinh, củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế; tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công thực chất, hiệu quả; tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, không để tình trạng dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Các nhiệm vụ tiếp theo là tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng pháp luật, thể chế, cơ chế, chính sách, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính phủ cần quyết liệt khắc phục những hạn chế, yếu kém của một số ngành, lĩnh vực như công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp, những dự án thua lỗ kéo dài, những ngân hàng, doanh nghiệp có vi phạm, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong nước hiện nay, nhất là về vấn đề pháp lý, thị trường đầu ra, khả năng tiếp cận, năng lực hấp thụ vốn và lao động.../.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
47,234,306 | /long-ghep-ket-qua-thuc-hien-nghi-quyet-98-2023-qh15-trong-nhan-xet-danh-gia-can-bo-r47234306.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:31:33.000Z"
} | Lồng ghép kết quả thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 trong nhận xét, đánh giá cán bộ
Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM về nhiệm vụ trọng tâm trên, gắn với giải pháp đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên để từng cá nhân thể hiện rõ hơn trách nhiệm của mình và đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chung.
Đồng chí có thể chia sẻ đôi nét về nỗ lực của Đảng bộ TPHCM từ đầu năm đến nay đã mang lại kết quả cụ thể gì, nhất là góp phần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố?
Ngay từ đầu năm, thành phố đã tập trung, khẩn trương tổ chức triển khai, quán triệt một cách nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2023 theo Kết luận 496-KL/TU gắn với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội” và Nghị quyết 15-NQ/TU về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tác dân vận năm 2023.
Đặc biệt, thành phố đã tích cực, chủ động, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất Trung ương các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
Kết quả của quá trình chủ động vươn lên, bền bỉ tìm kiếm các đột phá của thành phố được ghi nhận tại các nghị quyết như Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết 31-NQ/TW và Nghị quyết 98/2023/QH15.
Đến nay, các nghị quyết trên đã được thành phố cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch, quyết định… nhằm cụ thể hóa thành những công việc, cách làm, giải pháp cụ thể, chặt chẽ, bảo đảm theo tiến độ thời gian, lộ trình đề ra.
Đó là Chương trình hành động 34-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 24, Chương trình hành động 35-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 29, Chương trình hành động 36-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 31. Nghị quyết 98 của Quốc hội cũng đã được Thành ủy cụ thể hóa bằng Chỉ thị 27-CT/TU, HĐND TPHCM ban hành Nghị quyết 18/NQ-HĐND, UBND TPHCM ban hành Quyết định 2856/QĐ-UBND và Kế hoạch 3600/KH-UBND... để cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện.
Qua đó đã tạo ra những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của thành phố như thế nào, thưa đồng chí?
Đến nay, qua triển khai thực hiện, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ TPHCM đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là hoàn thành việc đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng cấp cơ sở.
Cùng với đó là tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nhất là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các công trình, dự án trọng điểm; tập trung, quyết liệt, thực hiện các giải pháp kéo giảm, tiến tới giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.
Thành phố thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo thực hiện 4 mục tiêu “không thể, không dám, không muốn, không cần” tham nhũng. Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm từ sớm, từ xa.
Ngoài ra, tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ổn định; công tác nắm bắt dư luận xã hội được duy trì. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đã có sự tập trung; đặc biệt là việc định hướng các cơ quan báo chí thành phố về phương hướng, nhiệm vụ công tác phối hợp truyền thông.
Thành phố cũng tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy và triển khai hiệu quả các giải pháp củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cùng với đó là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Bối cảnh mới đặt ra nhiều thách thức lớn, nhất là thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 98 của Quốc hội. Vậy, Đảng bộ TPHCM tập trung triển khai những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gì để xứng đáng với vai trò, nhiệm vụ mà Trung ương giao phó?
Như đã nêu, ngay khi có Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội, thành phố đã ban hành nhiều văn bản tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, tại kỳ họp lần thứ 10, HĐND TPHCM đã thông qua Nghị quyết 18 về triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Đây là một trong những cơ sở mà Đảng bộ Thành phố đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm xứng đáng với vai trò, trách nhiệm mà Trung ương đã tin tưởng, giao cho thành phố.
Cụ thể, thành phố tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện các nội dung chỉ tiêu, chương trình trọng điểm, trong đó quan tâm thực hiện đảm bảo lộ trình hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu. Cùng với đó là đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện một cách chủ động, không chậm trễ, không chờ đợi để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu năm 2023, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố.
Thành phố cũng triển khai quyết liệt, hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 98 của Quốc hội và Chỉ thị 27 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 98 gắn với tình hình cụ thể từng địa phương và đi vào thực tiễn cuộc sống người dân. Đồng thời gắn với chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung (theo Kết luận 14 của Bộ Chính trị) và 4 chương trình trọng điểm, đột phá phát triển thành phố.
Nghị quyết 98 của Quốc hội có nhiều cơ chế, chính sách nhưng để đưa nghị quyết vào cuộc sống hiệu quả thì đòi hỏi sự nhập cuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên. Vậy, trong đánh giá, xếp loại chất lượng từ năm 2023 tại thành phố có điểm mới nào để mỗi cán bộ, đảng viên thể hiện trách nhiệm, phát huy năng lực, đóng góp vào thành quả chung trong thực hiện nghị quyết?
Nghị quyết 98 có nhiều cơ chế, chính sách mới sẽ tạo ra sự thay đổi về phương thức, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, gắn với thay đổi về cơ chế đánh giá cán bộ.
Để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, thành phố đang xây dựng đề án thí điểm một số chính sách để triển khai thiết thực, hiệu quả và tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Song song đó, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, phát huy năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Do đó, trong công tác đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm các nội dung cụ thể. Việc này nhằm góp phần làm cho công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ngày càng đi vào thực chất.
Trung ương vừa ban hành Quy định 124 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị với nhiều điểm mới, như yêu cầu tăng tính định lượng thông qua sản phẩm cụ thể trong đánh giá hay đánh giá đa chiều. Điều này sẽ được thành phố thực hiện như thế nào trong thời gian tới, thưa đồng chí?
Ngày 4-10, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 124-QĐ/TW về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, với nhiều điểm mới. Đó là bổ sung quan điểm, nguyên tắc trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên; bổ sung căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại; điều chỉnh, bổ sung đối tượng kiểm điểm; bổ sung nội dung kiểm điểm; kiểm điểm rõ nhiều nội dung với người đứng đầu; điểm mới về nơi kiểm điểm đảng viên…
Thành phố sẽ lồng ghép những điểm mới này liên thông với việc thực hiện Nghị quyết 24, Nghị quyết 31, Kết luận 14 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội để triển khai thực hiện chung trong Đảng bộ Thành phố trong việc đánh giá, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong năm 2023.
Điểm mới của Quy định 124 cũng yêu cầu trong kiểm điểm lãnh đạo, quản lý cần chú trọng kiểm điểm tinh thần trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ. Theo đồng chí, với điểm mới này, thành phố có thuận lợi như thế nào trong đánh giá cán bộ?
Những năm qua, công tác đánh giá cán bộ khi bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và kiểm điểm, phân tích chất lượng hằng năm được thực hiện đúng theo hướng dẫn và quy trình, quy định của Trung ương.
Trước khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 và Quy định 124, thành phố đã triển khai việc cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm phải xây dựng và trình bày Chương trình hành động của cá nhân mình. Đây được xem là một cam kết chính trị của người được đề bạt, bổ nhiệm và cũng là cơ sở xem xét, đánh giá cán bộ đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Đến nay, bên cạnh việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị, Thành ủy TPHCM đã yêu cầu các cơ quan có liên quan tham mưu công tác đánh giá cán bộ phải lượng hóa được tất cả các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ hằng năm, để đánh giá cán bộ thực chất, toàn diện. Trong đó, có quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trong việc động viên, khơi nguồn sức sáng tạo tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính về việc lãnh đạo, quản lý, điều hành của mình đối với tất cả các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cá nhân mình phụ trách. Khi đánh giá cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý chính là đánh giá năng lực điều hành, quản lý của bản thân người đứng đầu. Việc đánh giá công tâm, khách quan như thế nào phản ánh năng lực điều hành, lãnh đạo của người đứng đầu ở mức độ đó.
Thực tế, việc nêu gương của người đứng đầu đồng nghĩa với việc bản thân người đứng đầu phải tự rèn luyện, phấn đấu và thi đua với những người cùng cấp ở các cơ quan, đơn vị khác; thậm chí là cấp trên để thực thi chức trách của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Trước việc Trung ương vừa ban hành Quy định 124, thành phố sẽ căn cứ vào đó để xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để đảm bảo được những yêu cầu mà công tác đánh giá cán bộ đặt ra. Đó là công khai, minh bạch, tránh cào bằng và tránh tình trạng nể nang.
THU HƯỜNG - KIỀU PHONG thực hiện |
47,234,303 | /bat-dong-san-nha-o-ha-noi-mat-han-nguon-cung-binh-dan-r47234303.epi | {
"$date": "2023-10-16T03:40:00.000Z"
} | Bất động sản nhà ở Hà Nội mất hẳn nguồn cung bình dân
Theo dữ liệu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý III, thị trường Hà Nội hoàn toàn vắng bóng phân khúc bình dân khiến tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 30% lượng chào bán và bằng phân nửa cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới giảm đáng kể thì thị trường căn hộ chung cư tại Hà Nội lại chứng khiến sự sôi động ở phân khúc nhà đã qua sử dụng. Ảnh minh họa, nguồn - Int
Dữ liệu từ Báo cáo thị trường Bất động sản quý III/2023 do Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) vừa công bố cho thấy trong quý, nguồn cung thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội đạt gần1800 sản phẩm mới và các sản phẩm bình dân tiếp tục vắng bóng trên thị trường. Các căn hộ có mức giá xung quanh 30 triệu đồng/m2 chỉ có từ một số dự án tại khu vực xa trung tâm thành phố.
Phân khúc căn hộ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung nhà ở mở bán mới tại Hà Nội trong quý III. Căn hộ cao cấp chiếm 47%. Chủ yếu từ các dự án thuộc các đại đô thị có quy mô lớn ở khu vực ngoài trung tâm.
Trong khi đó, chỉ có hơn 100 sản phẩm thấp tầng mở bán trong quý 3/2023, từ giai đoạn tiếp theo của dự án tại Mê Linh và lượng mở bán mới từ 1 dự án tại khu vực phía Tây.
Theo nhận định của VARs, tình trạng quá tải dân số tạo áp lực lên nguồn cung BĐS vốn đã ít nay càng khan hiếm do thiếu quỹ đất, tạo kẽ hở phát triển các loại hình nhà ở rủi ro như “chung cư mini”. Hạ tầng giao thông, dịch vụ công hiện tại cũng không đáp ứng được lượng dân số chuyển đến tăng vọt.
Về tình hình giao dịch trên thị trường, theo VARs, quý III/2023, tỷ lệ hấp thụ phân khúc nhà ở tại Hà Nội đạt 30% lượng chào bán mới với hơn 530 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Mặc dù nhu cầu nhà ở luôn rất lớn nhưng nguồn cung khan hiếm, các dự án mở bán đều có giá bán khá cao, khiến lượng giao dịch khó bật tăng. Một phần nhu cầu đã được chuyển sang thị trường thứ cấp bao gồm căn hộ chung cư, đất nền trong dân và nhà thổ cư”, báo cáo thị trường của VARs nhận định.
Trong khi thị trường giao dịch căn hộ chung cư mới có phần không được như kỳ vọng của các chủ đầu tư thì số liệu thống kê của VARs lại cho thất giao dịch chuyển nhượng căn hộ chung cư đã sử dụng, thậm chí chung cư cũ lại diễn ra sôi động.
“Lựa chọn mua căn hộ chung cư cũ với nguồn cung đầy đủ các phân khúc cũng là giải pháp cho các cá nhâncó nhu cầu mua nhà ở với nguồn tài chính hạn hẹp”, báo cáo thị trường của VARs nêu.
Bên cạnh 2 diễn biến có phần trái ngược tại thị trường căn hộ chung cư nói trên, tại Báo cáo thị trường Bất động sản quý III/2023, VARs cũng đưa ra một dự báo về điểm sáng mới của thị trường trong giai đoạn tiếp theo đến từ các dự án đại đô thị khi dữ liệu cho thấy tại các dự án đang hiện hữu tình hình giao dịch tương đối khả quan.
Theo VARs, càng về sau, phân khúc này càng được cải thiện về chất lượng xây dựng, pháp lý,… Đây cũng là dòng sản phẩm phát sinh giao dịch trong bất cứ bối cảnh nào của thị trường do vừa đáp ứng nhu cầu để ở, vừa có thể đầu tư với lợi nhuận từ việc khai thác cho thuê và mức tăng giá ổn định theo thời gian.
Do đó, theo VARs, việc phát triển các đại đô thị xa trung tâm, tại các tỉnh thành vùng ven sẽ tiếp tục là xu hướng để đảm bảo. nâng cao chất lượng sống của người dân.
Theo Lê Sáng |
47,234,302 | /ts-le-truong-son-hien-phap-can-co-dong-luc-de-di-tiep-chang-duong-sap-toi-r47234302.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:25:24.000Z"
} | TS Lê Trường Sơn: 'Hiến pháp cần có động lực để đi tiếp chặng đường sắp tới'
Trước tình hình mới cũng như yêu cầu của thực tiễn, TS Lê Trường Sơn (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng Hiến pháp cần có động lực để đi tiếp chặng đường sắp tới.
Video: TS Lê Trường Sơn: 'Hiến pháp cần có động lực để đi tiếp chặng đường sắp tới'
Sáng 16-10, Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học: “Hiến pháp 2013 – 10 năm triển khai thi hành”.
Phát biểu khai mạc, TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Nhà trường, nhấn mạnh Hiến pháp 2013 đã có nhiều điểm mới tiến bộ, mang tính nhân văn và là thành tựu lý luận, pháp lý của Đảng và Nhà nước sau 30 năm đổi mới.
TS Lê Trường Sơn phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: DI LINH
Tuy nhiên, trước tình hình mới cũng như yêu cầu của thực tiễn, Hiến pháp cần có động lực để đi tiếp chặng đường sắp tới.
“Tiếp đó, để có một chặng đường mới thành công hơn, xứng đáng với nhiệm vụ là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu rộng, với nhiều tâm huyết và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước thì việc đánh giá, chỉ rõ những bất cập, vướng mắc, thậm chí là những mâu thuẫn, những tồn tại của chính bản thân Hiến pháp và các văn bản pháp luật triển khai thi hành Hiến pháp thời gian qua là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và cấp bách”, TS Sơn nói.
Tại hội thảo, TS Dương Hồng Thị Phi Phi (Trường ĐH Luật TP.HCM) đã trình bày tham luận “Vấn đề kiểm soát giữa cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo Hiến pháp 2013”.
TS Phi đã chỉ ra những hạn chế của cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước. Từ đó, đưa ra các kiến nghị.
Thứ nhất, cần tăng cường tính thực quyền trong hoạt động giám sát của Quốc hội với tòa án, bãi bỏ một số hoạt động giám sát mang tính hình thức, khó khả thi.
Thứ hai, khắc phục sự thiếu đồng bộ giữa quy định pháp luật về chức năng giám sát của Quốc hội với tòa án.
Thứ ba, phải tránh tình trạng thiết kế quá nhiều thẩm quyền cho chủ thể kiểm soát, xem nhẹ vai trò của nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực Nhà nước khi xây dựng cơ chế kiểm soát quyền tư pháp.
Theo đó, trong thời gian tới, khi sửa đổi các luật tố tụng, cần cân nhắc không trao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong việc kiểm soát đối với các vụ án cụ thể bằng quyền yêu cầu, kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, tiến tới loại bỏ thủ tục đặc biệt này trong quy định của các luật tố tụng... Có như vậy mới bảo đảm vị thế cân bằng của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tính độc lập trong thực hiện chức năng xét xử của tòa án...
Ban tổ chức mong muốn hội thảo lần này sẽ đóng góp những kiến nghị pháp lý cụ thể, khoa học và khả thi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện Hiến pháp và đẩy mạnh việc triển khai thi hành Hiến pháp trong thời gian tới. |
47,234,301 | /ngan-sach-se-hut-thu-1-87-ty-usd-vi-sao-bo-tai-chinh-van-muon-giam-50-thue-bao-ve-moi-truong-voi-xang-dau-r47234301.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:17:00.000Z"
} | Ngân sách sẽ hụt thu 1,87 tỷ USD, vì sao Bộ Tài chính vẫn muốn giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu?
Nếu giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu, số thu ngân sách năm 2024 sẽ giảm tương ứng gần 43.000 tỷ đồng (1,87 tỷ USD). Nhưng do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, tác động đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế, việc giảm thuế đối với mặt hàng này sẽ hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, cơ quan này đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế BVMT với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2024.
Cụ thể mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng RON 95 (trừ etanol) 2.000 đồng/lít, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít, mỡ nhờn 1.000 đồng/kg, dầu hỏa 600 đồng/lít.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu năm 2024, số thu ngân sách sẽ giảm tương ứng gần 43.000 tỷ đồng (1,87 tỷ USD)
Từ ngày 1/1/2025, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của UBTVQH (xăng, trừ etanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg).
Để đảm bảo tính liên tục và kịp thời, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.
Trước đó, tại Nghị quyết của Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, tiếp tục áp dụng mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024, trình Chính phủ trong tháng 10/2023.
Ngày 6/10, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề nghị xây dựng hồ sơ Dự án Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ngày 12/10, Văn phòng Chính phủ đã có công văn về xây dựng dự án Nghị quyết, theo đó Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đồng ý giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị quyết về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự thủ tục rút gọn theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, tác động đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn không phân biệt đối tượng áp dụng đã hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Do đó, việc tiếp tục thực hiện mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thuế BVMT là một trong những yếu tố cấu thành giá bán lẻ xăng dầu trong nước nên việc điều chỉnh mức thuế BVMT sẽ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Trên cơ sở đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng dầu và giảm các chi phí gián tiếp từ việc tiêu dùng các sản phẩm khác.
Đồng thời, việc giảm thuế BVMT sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều từ việc giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như giao thông vận tải, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, dịch vụ khí đốt...
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2024 tương đương sản lượng xăng, dầu, mỡ nhờn dự kiến tiêu thụ năm 2023 và với mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên thì dự kiến số thu thuế BVMT giảm khoảng 38.929 tỷ đồng và tổng thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) giảm khoảng 42.822 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thị trường xăng dầu thế giới vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều khả năng giá thời gian tới vẫn biến động khó lường, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đến sự ổn định kinh tế - xã hội cũng như tác động đến thị trường trong nước.
"Việc mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần từ ngày 1/1/2024 sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, đời sống sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần phải có giải pháp để góp phần ổn định giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô năm 2024", dự thảo tờ trình của Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Mặt khác, việc sử dụng công cụ điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn được xem là khả thi và có hiệu quả nhằm góp phần bình ổn giá trong nước. Đây cũng là giải pháp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định lựa chọn áp dụng để phù hợp với diễn biến giá xăng dầu trong từng giai đoạn. |
47,234,299 | /than-thuong-chiec-ao-ba-ba-r47234299.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Thân thương chiếc áo bà ba
Nhân Lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài vừa xác lập kỷ lục cuối tuần qua tại TP Cần Thơ, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) trân trọng trích giới thiệu bài nghiên cứu của Lê Ngọc Hân về lược sử chiếc áo bà ba ở Nam bộ.
Trong các tiểu thuyết sáng tác thời Pháp thuộc của Hồ Biểu Chánh, độc giả thường nhìn thấy hình ảnh áo bà ba qua các nhân vật, từ nam tới nữ. Qua sự miêu tả sinh động của nhà văn, áo bà ba là trang phục được sử dụng phổ biến từ những gia đình giàu có đến những người bình dân, chỉ khác chất liệu vải sang trọng hoặc vải thô sơ, rẻ tiền.
Ngoài ra, những bức hình tư liệu thời Pháp cũng cho thấy áo bà ba đã trở thành kiểu trang phục phổ biến ở miền Nam: từ học trò ở các trường tiểu học Vĩnh Long, học sinh trung học các trường phổ thông Sài Gòn, các lớp học vẽ mỹ thuật, các lớp học may thêu ở Phú Lâm, Chợ Lớn, các xưởng mộc…
Ký họa chợ trời ở Nam bộ (thập niên 1930) cho thấy sự phổ biến của áo bà ba và áo dài
Phù hợp với thời tiết và lối sinh hoạt
Về nguồn gốc áo bà ba, ta có thể tham khảo nhiều ghi chép khác nhau. Theo tư liệu, học giả Trương Vĩnh Ký đã chỉnh sửa từ kiểu áo của người Bà Ba (người Malaysia gốc Hoa) thành áo bà ba. Còn nhà văn Sơn Nam ghi chép rằng: "Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu, chính là kiểu áo của người Bà Ba".
Cách nay hai thế kỷ, làn sóng doanh nhân người Bà Ba (Baba, Nyonya, hoặc Peranakan) đã đến miền Nam. Họ là những thương gia tài giỏi kinh doanh mua bán lúa gạo, nông sản, xây dựng… góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, cũng như đã để lại các công trình dấu ấn kiến trúc đặc sắc.
Nam sinh trường Lyceé Pétrus Trương Vĩnh Ký (thập niên 1930) mặc áo bà ba đi học
Những dữ kiện này cho thấy sự ảnh hưởng và giao thoa trang phục giữa các dân tộc, cộng đồng, tùy theo truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt, thời tiết địa phương, tín ngưỡng, thói quen… mà có sự chỉnh sửa thiết kế trang phục phù hợp với nhu cầu.
Trong biên khảo Văn minh miệt vườn, Sơn Nam ghi rằng: "Ở miệt vườn, ở miền Hậu Giang thời Pháp thuộc, cái áo dài đàn ông không được thông dụng cho lắm. Kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhứt, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu. […]. Ông điền chủ sang trọng cũng mặc đồ bà ba bằng lụa Lèo, lụa Hà Đông khi ra đường.
Tại trường tiểu học, sơ học và luôn cả trung học, học trò mặc áo bà ba lúc ngồi học. Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc".
Nam sinh tiểu học ở Vĩnh Long (thời Pháp thuộc) mặc áo bà ba
Áo bà ba được cộng đồng lựa chọn là nét đặc trưng văn hóa trang phục phù hợp với thời tiết và lối sinh hoạt của người dân miền Nam, bởi sự tiện dụng, thoải mái, đơn giản.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết, người Việt xưa mặc quần áo cốt để che đậy thân thể kín đáo theo truyền thống Nho học. Áo bà ba thời Pháp thuộc kiểu dáng đơn giản, cổ tròn bo kín, phong dáng rộng rãi, kín đáo, có hai kiểu áo tay ngắn mặt lót bên trong và áo tay dài mặc khi đi ra ngoài. Dù vậy, cho đến gần đầu thập niên 1970, áo dài vẫn được xem là trang phục mang tính chất trang trọng, lịch thiệp, nghi lễ, sử dụng đa dạng hơn áo bà ba. Từ Bắc, Trung, Nam, phụ nữ ra khỏi nhà là khoác chiếc áo dài, từ các chị buôn gánh bán bưng, gánh hàng rong đến nữ sinh trung học, các bà các chị lễ chùa…
Hai lần cách tân áo dài vào năm 1934 (áo dài Lemur của họa sĩ Cát Tường) và năm 1962 (áo dài bà Nhu của bà Trần Lệ Xuân) đã làm thay đổi nhận thức thời trang của phụ nữ. Quần áo từ chức năng che thân đã có thêm chức năng "khoe thân", sự cải cách kiểu dáng của áo dài đã ảnh hưởng sang áo bà ba, cổ áo may rộng hơn, xẻ tà vạt áo hai bên hông, chít eo ôm sát, tôn dáng…
Trường Nữ sinh bản xứ (trước 1945, về sau là Nữ trung học Gia Long) mặc áo bà ba
Nữ đạo diễn - nhà văn Nguyễn Thị Xuân Phượng bồi hồi nhớ lại năm 1945, khi bà gia nhập đoàn học sinh cứu quốc của Trường Khải Định theo phong trào "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu", những học sinh tuổi mười sáu, mười bảy trốn gia đình theo cách mạng. Là con gái nhà quan, bà Xuân Phượng được cha mẹ may rất nhiều áo dài, bởi thời đó, đàn bà con gái Huế ra khỏi nhà là phải mặc áo dài, từ người già đến em nữ sinh và ngay cả những người buôn bán nhỏ, ai cũng phải khoác trên mình chiếc áo dài. Khi thoát ly gia đình theo 12 anh chị em vào Đoàn tuyên truyền kháng chiến chống Pháp tại mặt trận Huế (phó đoàn Trần Hoàn), từ tháng 10/1945, những bộ áo dài lụa vân màu ngà đã được bà Xuân Phượng âm thầm xếp lại vào rương, thay vào đó là chiếc quần đen và áo cánh màu nâu (kiểu áo bà ba của Huế).
Bà Xuân Phượng kể những ngày đầu thay đổi trang phục từ áo dài sang áo bà ba (áo cánh) có nhiều lạ lẫm, bỡ ngỡ, do vạt áo ngắn không che kín thân thể như áo dài. Tuy nhiên, bởi hoàn cảnh cần sự di chuyển đi lại nhanh nhẹn, leo trèo, băng rừng vượt suối, chiếc áo bà ba là trang phục thích hợp cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Thời điểm này, áo bà ba (áo cánh) đã có kiểu cách tân cổ viền, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình…
Những chiếc áo cánh màu sắc thanh nhã, kín đáo đã đồng hành cùng bà Xuân Phượng và các đồng đội trong suốt 9 năm kháng chiến và trên 30 năm đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong chiến tranh.
Sau ngày đất nước thống nhất, những lần về miền Tây, bà Xuân Phượng thường gặp hình ảnh chiếc áo bà ba thân thương khi lênh đênh trên các kênh lạch, các phiên chợ nổi Cái Răng, Ba Ngàn, Ngã Năm hoặc Năm Căn…
Nghệ nhân ưu tú Hà Thu ca vọng cổ trong trang phục áo bà ba. Ảnh: Lê Ngọc Hân
Hôm ở chợ nổi Ba Ngàn, một chàng trai đã cố tình tắp xuồng sát một chiếc thuyền bán dừa, nói có hai cô gái mạnh khỏe, tươi tắn trong những chiếc áo bà ba.
"Em mặc áo bà ba
Nước da em trắng
Đôi má ngấn đồng tiền
Đêm nằm anh thao thức, năm canh liền nhớ em"
Đáp lại là tiếng mái chèo đập nước tung tóe với những tiếng cười vang vang cả khúc sông.
Song hành cùng áo dài
Trong bộ tranh ký họa của sinh viên Trường Mỹ thuật Gia Định (thập niên 1930) đã cho thấy trẻ con, đàn ông, đàn bà mặc áo bà ba đội nón lá hoặc vấn khăn cạnh bên những người mặc áo dài xung quanh. Khung cảnh khu chợ trời cho thấy áo dài và áo bà ba được sử dụng song song, tùy theo lựa chọn của người dân, không có giới hạn của lễ nghi hoặc sang hèn.
Trong một tác phẩm hồi ký chiến trường, anh lính trẻ gần 5 năm ở chiến trường rừng núi, khi gặp phải bệnh sốt rét phải nằm điều trị ở trạm xá. Tình cờ, đoàn văn công đến phục vụ văn nghệ, anh nằm trên giường bệnh lướt nhìn thấy dáng cô văn công trong chiếc áo bà ba ngang qua, tà áo xẻ hở lộ chút da thịt mơn mởn, chỉ chừng ấy thôi mà bao nhiêu ký ức tươi đẹp tràn về trong tâm hồn người lính. Những ngày cùng người yêu thuở học trò dạo phố bên nhau, tay khẽ chạm tay mà tim rung lên bồi hồi. Vẻ đẹp của người phụ nữ ẩn hiện gợi thương gợi nhớ qua chiếc áo bà ba.
Tiệm may áo dài và áo bà ba thường chung nhau. Ảnh: Trần Thị Ngọc Hồng
Nhà văn Trần Thị Ngọc Hồng ở Vĩnh Kim, tỉnh Tiền Giang, cho biết, thông thường, các bà trên 70 tuổi mặc áo bà ba phom rộng phùng phình truyền thống, còn những chị em trẻ tuổi mặc áo cách tân cổ tim, xẻ tà, nhấn ben, ôm sát cơ thể, "khoe" nét đẹp đường cong. Do đó, áo bà ba được lựa chọn là trang phục cho thấy nét đẹp duyên dáng đặc trưng của miền quê sông nước Cửu Long. Về miền Tây, đi đâu cũng dễ bắt gặp hình ảnh các chị em mặc áo bà ba đi chợ, hoặc chèo ghe xuồng dọc ngang kênh rạch.
So với áo dài mang tính chất trang trọng, áo bà ba có vẻ bình dân, giản dị và nhận sự chấp nhận rộng rãi của xã hội. Những nhà may thường để bảng hiệu quảng cáo "may áo dài - áo bà ba" cũng cho thấy sự gắn kết giữa áo dài và áo bà ba như hai chị em. Hầu như trong tủ đồ của người Nam bộ, hễ có áo dài là thế nào cũng có áo bà ba kế bên.
Từ truyền thống mặc trang phục để che kín thân thể, sự thay đổi của xã hội dẫn đến thời trang là để tôn lên vẻ đẹp thân thể. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nhắc nhở giới hạn của vẻ đẹp văn hóa có ranh giới mong manh, áo bà ba may với các loại vải nào, kiểu dáng nào cũng nhớ đến giới hạn, sự chừng mực, đoan trang.
Ở miền Tây Nam bộ ngày nay, áo bà ba vẫn là trang phục quen thuộc của các bà, các chị, còn các ông, các anh thì đã ít mặc hơn.
Áo bà ba trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
- "Bác Ái nghe hỏi, ngó Xuân Hoa thấy mặc áo bà ba lụa trắng, cổ trịch, nên bày cái cổ trắng trong, mặt không dồi phấn mà nước da trắng, gò má ửng đỏ, lại đeo bông tai hột thủy xoàn chớp nhoáng nên gương mặt sáng rỡ như hoa sen trăng dọi, cườm tay tròn, ngón tay nhỏ lại dài, cầm đũa gắp đồ ăn coi thật đẹp đẽ" - trong Một chữ tình (1923).
- "Xe chạy qua gần khỏi cầu Khánh Hội, Thu Vân bỗng thấy ba người đàn ông với một người đàn bà đương ngồi tại đầu cầu...
Khi họ đi gần tới xe, thì thấy người đàn bà tuổi chừng 40, miệng rộng, da đen, đầu choàng một chiếc khăn vải rằn, mình mặc một cái áo bà ba vải đen và một cái quần vải đen cũ" - trong Chút phận linh đinh (1928).
- "Bước vô nhà thấy có một người đàn ông, tuổi chừng bốn mươi, bộ vạm vỡ, không có râu, mà tóc lại hớt cụt, mặc quần lãnh đen, lưng xanh buộc một sợi dây nịt da ngang qua bụng, choàng một cái áo bà ba vải trắng, cái ngực với bắp tay mặt lòi ra thì thấy có xâm hình xâm chữ rậm ri" - trong Cay đắng mùi đời (1923).
Hậu Giang công bố: Festival áo bà ba sẽ tổ chức hàng năm |
47,234,298 | /ecuador-co-tong-thong-moi-r47234298.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | Ecuador có tổng thống mới
Theo kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 tại Ecuador, với 90% số phiếu được kiểm, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ecuador đã công bố ứng cử viên Daniel Noboa giành chiến thắng với 52,3% số phiếu ủng hộ và trở thành tổng thống trẻ nhất của quốc gia Nam Mỹ này. |
47,234,297 | /thai-lan-canh-bao-nguy-co-khung-bo-o-mot-so-quoc-gia-r47234297.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:30:00.000Z"
} | Thái Lan cảnh báo nguy cơ khủng bố ở một số quốc gia
Đại sứ quán Thái Lan tại Pháp và Maroc vừa cảnh báo công dân nước này đang sinh sống hoặc du lịch ở nước ngoài về nguy cơ gia tăng các vụ tấn công khủng bố liên quan đến xung đột Israel-Hamas, kêu gọi người dân nên tránh khu vực đông người và những chuyến đi không cần thiết. |
47,234,296 | /cum-cn-cam-le-thac-bun-tran-ra-khu-dan-cu-ai-chiu-trach-nhiem-r47234296.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:16.000Z"
} | Cụm CN Cẩm Lệ: Thác bùn tràn ra khu dân cư, ai chịu trách nhiệm?
Ngày 13 và 14/10, mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng nước từ Cụm CN Cẩm Lệ (Đà Nẵng) tràn xối xả xuống khu dân cư lân cận kèm theo bùn, đất, đá.
Người dân khu vực Cẩm Lệ lắc đầu ngao ngán vì mỗi khi có mưa, bùn, đất, đá lại đổ tràn từ Cụm công nghiệp xuống nhà dân.
Nhiều người dân bật khóc khi họ không còn đủ sức để dọn dẹp những vật dụng sinh hoạt trong nhà mỗi khi mưa xuống.
Cống thoát nước từ Cụm công nghiệp Cẩm Lệ chảy thẳng vào khu vực lắp các thiết bị vui chơi cho trẻ em, tạo nên một lượng đất bùn khủng bao trùm cả sân vui chơi.
Tuyến đường Cầu Đỏ - Túy Loan, mỗi khi có mưa là bùn non từ Cụm công nghiệp Cẩm Lệ chảy tràn đầy đường, làm cho nhiều người tham gia giao thông trượt ngã, bị thương.
Đường đầy bùn đất như thế này nguy cơ gây tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi.
Cả một đoạn đường đều phủ một lớp bùn non dày, xe đi vào sẽ dễ gây tai nạn, nên lực lượng chức năng dựng bảng cảnh báo.
Cứ mỗi lần mưa lớn là các lực lượng chức năng lại điều xe múc ra dọn đường.
Huy động cả xe rửa đường sau mỗi trận mưa, khi bùn tràn ra đường.
Bùn nham nhở, cứ mưa là tràn hết ra đường, được biết đây là con đường rất đông người dân tham gia giao thông.
Theo người dân nơi đây phản ánh, cơ quan chức năng huy động các lực lượng để dọn dẹp bùn tràn ra đường. Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời, không thể áp dụng mãi được.
Từ khi trình và thẩm định dự án, không biết chủ đầu tư là UBND quận Cẩm Lệ có tính đến tình huống cứ mưa là ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận như thế này không?
Được biết, đây không phải là lần đầu, cứ mưa là bùn non từ Cụm công nghiệp Cẩm Lệ chảy vào nhà dân và tràn ra đường, nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Hiện, hàng chục hộ dân đang sinh sống dưới chân cụm công nghiệp Cẩm Lệ rất bức xúc trước tình trạng này. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định dự án Cụm công nghiệp Cẩm Lệ, và khi thẩm định, cơ quan chức năng đã tính đến những ảnh hưởng trực tiếp của dự án đến người dân?
Mời độc giả xem thêm video Hà Nội mưa lớn và ngập úng diện rộng (Nguồn: VTV24): |
47,234,295 | /chu-tich-quoc-hoi-hoi-dam-chu-tich-duma-quoc-gia-quoc-hoi-nga-r47234295.epi | {
"$date": "2023-10-15T17:05:00.000Z"
} | CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HỘI ĐÀM CHỦ TỊCH DUMA QUỐC GIA QUỐC HỘI NGA
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Duma quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 15 và 16/10. Cuối giờ chiều 15/10, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch Duma Quốc gia Nga. |
47,234,294 | /tao-suc-lan-toa-manh-me-tu-viec-hoc-tap-va-lam-theo-guong-bac-r47234294.epi | {
"$date": "2023-10-15T16:20:07.000Z"
} | Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ từ việc học tập và làm theo gương Bác
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cán bộ, đảng viên trong toàn ngành Kiểm tra Ðảng các cấp trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra liêm khiết, công minh, chính trực, có bản lĩnh, dũng khí đấu tranh, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy, trách nhiệm
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cán bộ, đảng viên trong toàn ngành Kiểm tra Ðảng các cấp trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra liêm khiết, công minh, chính trực, có bản lĩnh, dũng khí đấu tranh, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy, trách nhiệm, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong tình hình mới.
Triển khai nghiêm túc, hiệu quả
Thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy luôn tích cực triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và các chuyên đề học tập và làm theo Bác hằng năm do Đảng bộ tỉnh phát động.
Chi bộ Cơ quan UBKT Tỉnh ủy tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo Bác quý III/2023. Ảnh: N.Q
Theo đồng chí Lê Thị Vinh Hương - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy, Bí thư Chi bộ Cơ quan, để việc học tập và làm theo Bác mang lại hiệu quả thiết thực, Chi bộ đã tập trung đổi mới phương pháp, cách thức học tập, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phát động phong trào thi đua trong toàn ngành tích cực học tập, vận dụng sáng tạo, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS). Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc việc xây dựng bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu về giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, về trách nhiệm nêu gương, về học tập và làm theo Bác.
Hằng năm, Chi bộ Cơ quan UBKT Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo gương Bác, đảm bảo có các nhóm chuyên đề theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 6.7.2018 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Trong năm 2023, Chi bộ Cơ quan xây dựng kế hoạch thực hiện 4 chuyên đề: “Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên Chi bộ Cơ quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt chủ đề Hội nghị cán bộ, công chức năm 2023”; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tài chính đảng đối với cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp”; “Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”.
“Trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề, các đồng chí được phân công đã đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị chuyên đề đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, các đồng chí đảng viên của Chi bộ tham gia với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, tích cực tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Nhiều đảng viên có ý kiến phát biểu sâu sắc, liên hệ sát với chức trách, nhiệm vụ được giao, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về học tập và làm theo gương Bác. Từ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, rõ nét trong cán bộ, đảng viên về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”, đồng chí Lê Thị Vinh Hương đánh giá.
Bản lĩnh, công tâm, liêm khiết
Học Bác, trong thực hiện nhiệm vụ, UBKT các cấp đã đề cao vai trò, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Với trách nhiệm là người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan UBKT Thành ủy Quy Nhơn, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Nguyễn Văn Tình đã thực hiện nêu gương, chú tâm xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, khơi dậy tính sáng tạo, độc lập, trách nhiệm, tổ chức thực hiện tốt công tác KTGS.
Đồng chí Nguyễn Văn Tình tâm sự: “Là người cán bộ Kiểm tra Đảng, điều quan trọng nhất là phải giữ được cái tâm trong sáng, chí công vô tư, có dũng khí đấu tranh. Trong thực thi nhiệm vụ phải công tâm, khách quan, xử lý vi phạm phải thấu tình, đạt lý. Cốt của việc KTGS là làm cho tổ chức đảng, đảng viên ngày càng tốt hơn, mạnh hơn”.
Còn với Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Trần Hóa, suốt 20 năm công tác trong ngành Kiểm tra Đảng, đồng chí luôn gương mẫu, đi đầu trong việc học tập và làm theo gương Bác.
Đồng chí Trần Hóa khẳng định: “Điều quan trọng nhất đối với người cán bộ kiểm tra là phải có bản lĩnh, công tâm, khách quan, liêm khiết, cẩn trọng trước mọi cám dỗ. Khi kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, xem xét xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật… người cán bộ kiểm tra phải làm thật kỹ, thật chín, thật sâu sắc. Công tác thẩm tra xác minh, tìm ra các chứng cứ xác đáng để chứng minh có vi phạm hoặc không vi phạm, xác định đúng bản chất vụ việc một cách thuyết phục, không được phép làm oan sai đối với bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào. Từng cán bộ làm tốt thì ngành Kiểm tra sẽ tốt, từ đó góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh”. |
47,234,293 | /kham-pha-nhung-phat-hien-khao-co-tai-mot-nghia-trang-o-ai-cap-r47234293.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Khám phá những phát hiện khảo cổ tại một nghĩa trang ở Ai Cập
Phái đoàn khảo cổ Ai Cập làm việc trong khu vực Al-Ghoreifa từ năm 2017 đã khám phá một nghĩa trang của các quan chức cấp cao và linh mục từ thời Tân Vương quốc từ thế kỷ 16 và 11 Trước Công nguyên.
Những bức tượng cổ được phát hiện tại một nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Những bức tượng nhỏ được phát hiện tại một nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một tờ giấy cói dài từ 3,96m đến 4,57m có ghi chép văn bản từ sách của người chết được phát hiện tại nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cỗ quan tài trang trí màu sắc được phát hiện tại một nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cỗ quan tài bên trong ngôi mộ cổ được phát hiện tại một nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cỗ quan tài chứa xác ướp được phát hiện tại một nghĩa trang ở tỉnh Minya, Ai Cập, ngày 15/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN) |
47,234,292 | /ukraine-noi-nga-that-bai-khi-tien-cong-bakhmut-thu-hai-r47234292.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:21:00.000Z"
} | Ukraine nói Nga thất bại khi tiến công 'Bakhmut thứ hai'
Chỉ huy Ukraine tuyên bố Nga thất bại trong chiến dịch tiến công nhằm vào thành phố Avdeevka, được mệnh danh là 'Bakhmut thứ hai'.
Các quan chức Ukraine cho biết Nga từ giữa tuần trước điều ít nhất ba tiểu đoàn với tổng quân số 6.000-9.000 quân để tiến công thành phố Avdeevka nằm gần thủ phủ Donetsk của tỉnh cùng tên. Trong những ngày tiếp theo, Nga liên tục pháo kích, không kích thành phố này, với mục tiêu bao vây Avdeevka.
Tuy nhiên, các quan chức quân sự Ukraine cho hay sau gần một tuần giao tranh ác liệt, Nga mới đạt kết quả khiêm tốn, khi kiểm soát một ngôi làng ở ngoại ô Avdeevka và áp sát nhà máy sản xuất than cốc, hóa chất của thành phố.
Đại tá Dmytro Lysyuk, chỉ huy lữ đoàn 128 Ukraine, tuyên bố Nga không thể đột phá phòng tuyến của họ tại Avdeevka. Ông Lysyuk nhận định chiến thuật triển khai lực lượng theo hàng dọc tiến vào trận địa của Nga sẽ không thành công tại Avdeevka.
Vị trí thành phố Avdeevka, Donetsk và Maryinka. Đồ họa: RYV
Theo đại tá này, các chỉ huy Nga "đánh giá thấp sức mạnh của Ukraine" tại Avdeevka, thành phố tiền tuyến từ khi xung đột giữa quân đội Ukraine và phe ly khai vùng Donbass nổ ra năm 2014. "Đó là thất bại về mặt tình báo", ông nói.
Ông Lysyuk nhận định Nga cần chiến thắng trên chiến trường để dân chúng trong nước ủng hộ chiến dịch của họ, với mục tiêu là tiến tới địa giới hành chính của tỉnh Donetsk.
"Họ muốn kiểm soát toàn bộ tỉnh Donetsk vào cuối năm 2023, nhưng sẽ không làm được", đại tá Lysyuk dự đoán. "Với quy mô tổn thất như vậy, chiến dịch tấn công này là một thất bại với họ".
Ukraine tuyên bố Nga chịu tổn thất nghiêm trọng trong chiến dịch tiến công Avdeevka khi mất ít nhất 36 xe tăng và thiết giáp trong 24 giờ đầu tiên. Ukraine cho rằng tới nay Nga đã mất 102 xe tăng, 183 thiết giáp và hơn 2.800 quân nhân tại khu vực quanh Avdeevka.
Đại tá Lysyuk thừa nhận chiến dịch phản công của Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia, nơi lữ đoàn số 128 đang tham chiến, đối mặt tình trạng "rất khó khăn" và binh sĩ Ukraine "rất khó tiến lên phía trước".
Lực lượng Ukraine tại khu vực này đối mặt với "những trở ngại ghê gớm" như các bãi mìn dày đặc của Nga, mang lưới phòng tuyến rộng lớn gồm ba lớp, các trận tập kích bằng máy bay không người lái (UAV).
Theo ông Lysyuk, lữ đoàn 128 đã điều chỉnh chiến thuật tấn công, cử các đội hình nhỏ áp sát phòng tuyến Nga, thay vì điều động đội hình thiết giáp hạng nặng dễ bị tấn công từ trên không.
Các đơn vị này gồm 8 binh sĩ, được hỗ trợ bởi đội sơ tán có quân số vài chục người và hỏa lực yểm trợ chính xác, tiến vào vị trí của đối phương. "Chúng tôi tiến 100-500 m mỗi ngày", Lysyuk nói.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo tự hành CAESAR gần Avdeevka, tỉnh Donetsk tháng 12/2022. Ảnh: AP
Lữ đoàn 128 đã nhận vũ khí chống tăng, súng cối và thiết bị nhìn đêm của phương Tây, song chưa có xe tăng chủ lực. Đại tá Lysyuk thừa nhận lực lượng của Nga "vượt xa chúng tôi ở một số phương diện", trong đó có nhân lực, thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử.
Avdeevka nằm phía bắc thành phố Donetsk, có dân số khoảng 30.000 người trước chiến sự. Quân đội Ukraine trong nhiều năm qua biến đô thị này thành cứ điểm vững chắc trong khu vực.
Lực lượng Nga đang áp sát ba mặt đông, nam và bắc Avdeevka, khiến Ukraine chỉ còn tuyến tiếp tế từ phía tây. Lực lượng Ukraine phòng thủ tại Avdeevka từng cảnh báo nơi này có thể trở thành "Bakhmut thứ hai", đề cập tới đô thị mà Nga kiểm soát hồi tháng 5 sau chiến dịch tiến công kéo dài nhiều tháng. |
47,234,291 | /phi-cong-israel-cuu-hang-chuc-linh-khi-truc-thang-bi-hamas-ban-r47234291.epi | {
"$date": "2023-10-16T02:53:00.000Z"
} | Phi công Israel cứu hàng chục lính khi trực thăng bị Hamas bắn
Hamas bắn trúng trực thăng Israel đang chở hàng chục binh sĩ đến tiền tuyến, nhưng phi công kịp hạ cánh khẩn cấp, cứu mạng những người ở trong.
"Thảm họa suýt xảy ra. Nhóm Hamas bắn trúng trực thăng CH-53 Yasur chở theo hàng chục binh sĩ Lữ đoàn Dù trong lúc họ đang di chuyển đến Be'eri", phóng viên chiến trường Or Heller của Israel cuối tuần trước cho hay.
Chiếc trực thăng bị tấn công khi Hamas mở chiến dịch đột kích chưa từng có nhằm vào lãnh thổ Israel hôm 7/10, nhưng thông tin chỉ được công bố sau khi quân đội Israel gỡ bỏ hạn chế về đưa tin từ ngày 14/10.
Heller cho hay sau khi trực thăng trúng đạn, phi công đã tìm cách hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi đất trống, cho phép toàn bộ binh sĩ trên máy bay sơ tán trước khi nó bốc cháy và bị phá hủy hoàn toàn.
Xác trực thăng CH-53 Israel bị Hamas bắn cháy hôm 7/10. Ảnh: Twitter/OrHeller
Phóng viên này đăng kèm bức ảnh cho thấy xác máy bay CH-53 Yasur cháy rụi trên cánh đồng, chỉ còn một số bộ phận rõ hình dáng như đuôi và cánh quạt. Chưa rõ loại vũ khí được các tay súng Hamas sử dụng để tấn công trực thăng, nhưng truyền thông Israel nói rằng nó bị trúng đạn chống tăng RPG hoặc tên lửa chống tăng dẫn đường.
Hamas sáng 7/10 triển khai hơn 1.000 tay súng chia làm nhiều mũi đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Israel, sát hại gần 1.400 người, phá hủy nhiều khí tài hiện đại của quân đội nước này và bắt khoảng 150 người về Dải Gaza làm con tin.
Tel Aviv tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hamas hôm 8/10, tiến hành các cuộc không kích trả đũa và tập trung quân gần biên giới Gaza để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công trên bộ. Các cuộc không kích của Israel đã san phẳng nhiều khu dân cư ở Dải Gaza, nơi Hamas nắm quyền kiểm soát, khiến gần 2.700 người thiệt mạng, đa số là dân thường Palestine.
Các địa điểm xảy ra giao tranh giữa Hamas và quân đội Israel ngày 7-8/10. Đồ họa: CNN
CH-53 Sea Stallion là dòng trực thăng vận tải hạng nặng do tập đoàn Sikorsky Aircraft của Mỹ phát triển, có khả năng chuyên chở gần 40 binh sĩ hoặc 3,6 tấn hàng hóa ở khoang chứa trong thân.
Yasur là phiên bản xuất khẩu dành riêng cho Israel dựa trên mẫu CH-53D, được đưa vào biên chế từ năm 1970. Trước khi nổ ra xung đột ngày 7/10, không quân Israel vận hành tổng cộng 22 trực thăng CH-53 Yasur. Đây vẫn là dòng trực thăng vận tải hạng nặng chủ lực của nước này cho đến năm 2025, trước khi chúng được thay thế bằng phi đội CH-53K hiện đại hơn. |
47,234,280 | /cong-tac-phong-chay-vua-rat-so-ho-vua-hanh-doanh-nghiep-r47234280.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:29:00.000Z"
} | Công tác phòng cháy vừa 'rất sơ hở', vừa 'hành' doanh nghiệp
Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, tiêu chí phòng cháy, chữa cháy được ban hành và có hiệu lực.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp.
Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội vừa qua cho thấy công tác phòng cháy "rất sơ hở", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét khi phát biểu tại phiên họp sáng 16/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cho ý kiến về báo cáo kinh tế - xã hội năm 2023, kế hoạch năm 2024; đánh giá giữa kỳ về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của Chính phủ là nội dung của phiên họp này.
Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói, tình hình cháy nổ từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước tới nay vẫn diễn biến phức tạp. Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội vừa qua cho thấy công tác phòng cháy "rất sơ hở", bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga nhận xét, thường cứ mỗi vụ cháy xảy ra thì sau đó chúng ta rà soát lĩnh vực đấy. Ví dụ, cháy karaoke sau đó có hàng loạt chỉ thị về rà soát các tụ điểm karaoke. Bây giờ cháy chung cư mini chúng ta lại rà soát chung cư mini.
“Chúng tôi cho rằng, công tác phòng cháy chúng ta thực hiện chưa tốt. Không chỉ với chung cư mini mà đối với chung cư cao tầng khi xảy ra cháy hậu quả cũng sẽ khôn lường, không dễ mà thoát được", bà Nga nói.
Bà Nga lưu ý, vào năm 2018, Quốc hội đã có cuộc giám sát rất lớn về phòng cháy, chữa cháy và đã ban hành Nghị quyết 99 sau cuộc giám sát này
Chủ nhiệm Lê Thị Nga đề nghị Ủy ban Quốc phòng - An ninh giúp Quốc hội kiểm tra lại Nghị quyết về phòng cháy, chữa cháy, đề xuất Chính phủ tăng cường thực hiện các giải pháp mà Quốc hội đề ra trong nghị quyết đó.
Liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, tại báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, tình trạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường của nhiều tỉnh, thành trên cả nước vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy diễn ra phổ biến.
Riêng Thành phố Hà Nội hiện có 1.538 cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường. Quá quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động hơn 1.100 cơ sở không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh, thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, tiêu chí phòng cháy, chữa cháy được ban hành và có hiệu lực. Các doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định mới về phòng cháy, chữa cháy vượt cả các nước phát triển và chưa tính đến tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam , làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ.
Cụ thể là nhiều công trình đã được đầu tư theo phương án cũ bảo đảm quy định tại Nghị định số 97/2014/NĐ-CP, có kết cấu bê tông chắc chắn, hoặc thi công hết phần đất xây dựng, nay nếu thẩm định để tuân thủ những quy định mới được ban hành tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP sẽ phát sinh nhiều vướng mắc.
Như phải chỉnh sửa cả kết cấu công trình có thể làm suy giảm tuổi thọ, hay là lắp thêm những đường ống dẫn nước để giúp khả năng dập tắt đám cháy khi xảy ra hỏa hoạn cũng cần đục bê tông để dẫn ống nước vào từng tầng, từng phòng trong căn nhà không chỉ làm suy yếu kết cấu mà còn gia tăng chi phí xây dựng…
Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về phòng cháy chữa cháy được ban hành không phân biệt được quy mô dự án, tính chất công trình, khó thực hiện trên thực tế quy định yêu cầu sử dụng vật liệu chống cháy, sơn chống cháy chưa được cấp phép trên thị trường Việt Nam, chính vì không nghiệm thu được công trình mới và sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ phải đóng cửa.
Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), QCVN 06:2022 có hiệu lực từ ngày 16/1, tính đến 26/4 là khoảng 3 tháng và "chưa có công trình nào đưa vào hoạt động kể từ khi QCVN 06:2022 có hiệu lực, báo cáo thẩm tra phản ánh. |
47,234,279 | /cac-nuoc-no-luc-ngan-chan-cang-thang-israel-hamas-leo-thang-r47234279.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Các nước nỗ lực ngăn chặn căng thẳng Israel-Hamas leo thang
Trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza tiếp diễn căng thẳng, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn đang cố gắng thúc đẩy các bên chấm dứt giao tranh, tiến hành hòa đàm. Tiếp sau chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến một loạt quốc gia Arập để thúc đẩy nỗ lực của khu vực nhằm giảm căng thẳng xung đột, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện cũng có kế hoạch đến Israel trong những ngày tới. |
47,234,278 | /viet-nam-va-brazil-thuc-day-hop-tac-he-thong-toa-an-r47234278.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Việt Nam và Brazil thúc đẩy hợp tác hệ thống Tòa án
Từ ngày 9 đến ngày 15/10, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Tòa án nhân dân tối cao thăm và làm việc tại Brazil. Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam-Brazil đang phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội, đặt ra yêu cầu cần tăng cường hợp tác hơn nữa về lĩnh vực tư pháp giữa 2 nước. |
47,234,277 | /tp-hcm-phat-dong-cuoc-thi-giao-duc-chinh-tri-tu-tuong-cho-hoc-sinh-sinh-vien-quy-mo-lon-r47234277.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:55.000Z"
} | TP HCM: Phát động cuộc thi giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên quy mô lớn
Lần đâu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM tổ chức cuộc thi Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, học viên, sinh viên TP HCM theo hình thức trực tuyến
Lễ phát động cuộc thi được tổ chức tại Trường THPT Marie Curie, sáng 16-10.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, cuộc thi nhằm hướng đến mục tiêu tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, hoạt động quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng, qua đó xây dựng văn hóa học đường, văn hóa ứng xử trong trường học, đồng thời phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, học viên các trường học trên địa bàn TP.
Học sinh tham dự vòng thi trực tuyến
Theo ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, các nội dung về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã được triển khai ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục. "Năm học 2023-2024, lần đầu tiên Sở GD-ĐT phối hợp với các sở ban ngành trên địa bàn thành phố tổ chức hội thi với sự tổng hòa kiến thức, nhận thức, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là các vấn đề về môi trường, xã hội, mối quan hệ bạn bè, chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất, công tác an toàn trường học... giúp các em có thêm hành trang bổ ích cho quá trình sinh hoạt và học tập, sau này phục vụ xã hội"- ông Dũng cho biết.
Học sinh tham dự vòng thi trực tuyến, sáng 16-10
Chủ đề của cuộc thi là "Nét đẹp trường em" ở vòng thi trực tuyến nhằm giúp trang bị thêm kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức cho học sinh, giúp các học sinh đủ điều kiện trở thành công dân có ích, cao hơn là công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế.
Cuộc thi là sân chơi lớn dành cho học sinh, sinh viên TP HCM
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, đối tượng dự thi năm nay gồm học sinh tất cả các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, các trường trung cấp, CĐ trực thuộc sở. Học sinh được phân loại bảng dự thi theo cấp học qua 3 vòng: Vòng 1 thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về giáo dục chính trị tư tưởng, vòng 2 thi xây dựng đoạn phim ngắn (video clip) với chủ đề "Nét đẹp trường em" và vòng chung kết gồm biểu diễn, trình bày minh họa với chủ đề "Ngôi trường hạnh phúc".
Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất (trị giá 10 triệu đồng/giải thưởng), 2 giải nhì (7 triệu đồng/giải thưởng) và 2 giải ba (4 triệu đồng/giải thưởng) cùng các giải thưởng phụ cho trường học có số lượng học sinh tham gia dự thi trực tuyến nhiều nhất, trường có đội cổ vũ nhiệt tình nhất. |
47,234,276 | /co-phai-nguoi-dung-mang-xa-hoi-facebook-dang-bi-nghe-len-r47234276.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:18.000Z"
} | Có phải người dùng mạng xã hội Facebook đang bị … nghe lén?
Nhiều người sử dụng mạng xã hội, trong đó có Facebook, Instagram luôn cảm giác bất an rằng mình đang bị chủ sở hữu các nền tảng nghe lén.
Sở dĩ người dùng bất an và cho rằng mình đang bị nghe lén bởi Facebook, Instagram của Meta có khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chính xác đến khó tin.
PhoneArena dẫn kết quả nghiên cứu của các chuyên gia bảo mật khẳng định "sau nhiều lần thử nghiệm và nhận thấy các mạng xã hội không nghe lén âm thanh trò chuyện của người dùng".
"Luật không cho phép Meta và các nền tảng Facebook, Instagram... nghe cuộc hội thoại của người dùng. Đến nay cũng chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học xác thực nào chứng tỏ họ đang nghe lén mọi người" – ông Jake Moore, chuyên gia bảo mật với hơn 10 năm kinh nghiệm chống lại các mối đe dọa trực tuyến của công ty ESET, nhấn mạnh.
Các chuyên gia bảo mật cho biết không có cơ sở cho thấy Facebook đang nghe lén người dùng. Ảnh: New Atlas
Thực tế, về mặt kỹ thuật điện thoại hoàn toàn có thể nghe và phản hồi người dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại không được phép chủ động nghe những điều người dùng nói. Họ không thể ghi lại cuộc trò chuyện để phân phối quảng cáo mục tiêu. Chưa kể việc này khiến điện thoại phải liên tục kích hoạt micro và gửi dữ liệu, khiến máy quá tải, nóng và nhanh cạn pin.
Các chuyên gia bảo mật cho rằng Meta, Google và các hãng công nghệ khác có thể thu thập nhiều thông tin chính xác từ người dùng mà không cần nghe lén. Họ nắm rõ tuổi tác, giới tính và tình trạng gia đình của người dùng. Họ cũng biết chính xác người ấy sống ở đâu, từng đi tới những nơi nào, kết bạn với ai, quan tâm đến điều gì. Họ biết người dùng đang tìm kiếm điều gì, đang xem nội dung gì, đã mua sản phẩm của thương hiệu nào và chủ đề được quan tâm...
Các nền tảng này biết cách kết nối, biến những dữ liệu rời rạc thành một bức tranh tổng thể, phác họa chân dung từng người. Sau đó, nhà phân phối quảng cáo sẽ dựa vào thông tin đó để đưa ra gợi ý đến từng người. Công việc của họ là bảo đảm mỗi quảng cáo được phát đi, tỷ lệ người dùng cuối sẽ có khả năng click vào cao nhất.
Việc hiển thị quảng cáo còn nhờ sự kết hợp giữa những mẫu dữ liệu của Facebook và Google mà thương hiệu có được. Đôi khi Google và Meta hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng hơn chính họ.
Do đó, người dùng mạng xã hội luôn có cảm giác bất an rằng mình đang bị chủ sở hữu các nền tảng nghe lén.
Sau cùng, chuyên gia khuyên người dùng nếu vẫn có cảm giác rằng mình đang bị các nền tảng nghe lén thì có thể tắt hoàn toàn quyền truy cập micro điện thoại của mạng xã hội.
Cách thức thực hiện như sau: Trên máy Android hãy vào Cài đặt > Quyền ứng dụng > Microphone > Facebook/Instagram... và chọn Tắt. Trên thiết bị iOS vào Cài đặt > Facebook/Instagram > Micro và chọn Tắt.
Tại đây, người dùng cũng có thể tắt các quyền truy cập khác như định vị, hình ảnh, camera.
"Việc này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm bởi mỗi khi cần thực hiện tính năng như gọi, gửi voice chat, người dùng phải thêm bước kích hoạt micro cho ứng dụng" – chuyên gia nêu điểm bất tiện khi người dùng tắt các tính năng trên. |
47,234,275 | /de-nong-dan-thuc-su-la-chu-the-xay-dung-nong-thon-moi-r47234275.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | Để nông dân thực sự là chủ thể xây dựng Nông thôn mới
BHG - Với trên 80% người dân sinh sống ở khu vực nông thôn, tỉnh ta luôn xác định rõ quan điểm lấy người dân là chủ thể, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM). Qua đó, tạo sự đồng thuận, huy động nội lực sức dân, làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn.
Đưa chương trình xây dựng NTM vào cuộc sống, các cấp Hội Nông dân đã phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của nông dân, xác định đó là chủ thể trong phong trào nông dân, nông thôn và công cuộc xây dựng NTM. Để thực hiện mục tiêu về xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh tiếp tục triển khai chương trình gắn với thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đưa quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Tập trung thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng KT – XH nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững…
Các tuyến đường bê tông được xây dựng giúp người dân ở Mèo Vạc thuận tiện trong phát triển kinh tế.
Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Đỗ Tấn Sơn chia sẻ: Xác định xây dựng NTM là chương trình tổng thể, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cần có sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong công tác truyên truyền, vận động người dân, cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về Chương trình xây dựng NTM nên công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến việc thực hiện chương trình và coi đây là việc thường xuyên, liên tục để tạo đồng thuận trong nhân dân. Mặt khác, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và Hội Nông dân tỉnh phối hợp cử cán bộ tham gia đoàn giám sát, phản biện xã hội về kết quả thực hiện xây dựng NTM; tổ chức “Hội thi nông dân tham gia xây dựng NTM”; “Hội thi tuyên truyền viên giỏi về trưng bày, giới thiệu, quảng bá nông sản gắn với chuyển đổi số”…
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực, chủ động thực hiện Chương trình xây dựng NTM; tuyên truyền nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; công tác vận động nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững được đẩy mạnh, xuất hiện nhiều gương sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tích cực vận động nông dân thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp...
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Xuân Thủy cho biết: Hội xác định Chương trình xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ chính trị của hệ thống Hội nên đã tập trung chỉ đạo phong trào “Chung sức xây dựng NTM”; vận động hội viên, nông dân đóng góp công sức, tiền của, đất đai vào xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng nông thôn. Phối hợp tổ chức tốt việc thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng NTM tại cơ sở; vận động nhân dân tạo sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản có giá trị, hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Người dân xã Lũng Pù (Mèo Vạc) tham gia trò chơi đẩy gậy truyền thống.
Mặt khác, vận động hội viên, nông dân bài trừ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực; cải tạo cảnh quan nông thôn, như: Thu gom rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; triển khai hiệu quả mô hình “Cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” và mô hình “cải tạo vườn tạp”; đảm nhận tuyến đường tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp; vận động nông dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; xây dựng mô hình “đường mẫu, nhà mẫu, vườn mẫu”.
Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM đã giúp tỉnh ta đến nay có 48/175 xã đạt chuẩn NTM (đạt 27%), trong đó, có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 88 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn NTM; trong đó, 37 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 51 thôn thuộc các xã vùng I và vùng II.
Anh Lầu Mía Già, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) cho biết: “Từ khi được tuyên truyền, chỉ rõ những việc cần làm để xây dựng NTM nên người dân trong thôn đã biết cách vệ sinh môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên nhà ở, cho con em trong độ tuổi đến trường. Nhà nào cũng bảo nhau đóng góp ngày công lao động để làm đường bê tông; mọi người động viên nhau làm ăn, không trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước nên cuộc sống đã ấm no, không còn lo đói nghèo nữa. Từ ngày đạt chuẩn NTM, mọi người trong xã ai cũng vui mừng, phấn khởi”.
Xác định xây dựng NTM là chương trình phát triển KT – XH sâu rộng và là quá trình liên tục, lâu dài, “có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc”, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời phát hiện và biểu dương các mô hình hay, cách làm mới, các gương điển hình tiên tiến; phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, những mô hình sản xuất tốt để nông dân áp dụng vào sản xuất, dịch vụ; làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vận động người dân nâng cao nhận thức về vệ sinh, bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp.
Để người nông dân thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng NTM, tỉnh phát huy vai trò Hội Nông dân trong việc vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM hiệu quả hơn. Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Đẩy mạnh phong trào “Nông dân dạy nông dân làm kinh tế” để tăng thu nhập. Tăng cường liên kết trong sản xuất, thực hiện chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp. |
47,234,274 | /dong-hanh-vi-ha-giang-phat-trien-r47234274.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Đồng hành vì Hà Giang phát triển
Cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, doanh nghiệp, doanh nhân Hà Giang đã và đang phát huy tinh thần “Đoàn kết - Đổi mới - Năng động - Sáng tạo - Hội nhập và Phát triển”, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mảnh đất địa đầu cực Bắc.
Xác định doanh nghiệp là động lực giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, coi “sức khỏe” của doanh nghiệp chính là “sức khỏe” của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận, quan tâm xây dựng và phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 13.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công thương Việt Nam. Người khẳng định: “Giới công thương là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Công thương cứu quốc đoàn - tổ chức của giới doanh nhân là một thành viên của hệ thống chính trị của đất nước”. Phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, ngày 20.9.2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, chính thức lấy ngày 13.10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng trao Bằng khen cho các doanh nghiệp tiêu biểu.
Năm 2023, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, xảy ra nhiều đợt thiên tai, hạn hán; giá cả nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất tăng mạnh; thị trường tiêu thụ khó khăn, sản lượng hàng tồn kho lớn... nhưng cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh khắc phục khó khăn, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp tiếp tục phát triển cả về số lượng và hiệu quả sản xuất. Trong 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh thành lập mới 232 doanh nghiệp, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2022; tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh có 3.784 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký trên 36.500 tỷ đồng, trong đó trên 70% doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Công Nhân chia sẻ: Hàng năm, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh tạo ra trên 60% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh, đóng góp trên 70% thu nội địa, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Trong đó, xuất hiện nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế, ưu tiên phát triển, như: Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp H’Mong Village (Quản Bạ); sản phẩm chè Shan tuyết cao cấp của Công ty trà Thành Sơn với 3 sản phẩm chè đạt giải cao nhất tại cuộc thi chè quốc tế tổ chức năm 2019 tại Pháp và nhiều sản phẩm chè Shan tuyết giá trị cao; các sản phẩm OCOP của Công ty Gia Long (Xín Mần) được thị trường trên cả nước đón nhận; các hợp tác xã, khởi nghiệp viên triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả; phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nhân dân.
Nhà thầu thi công mặt bằng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn thôn Tự Lập, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang).
Đặc biệt, thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước; hỗ trợ tích cực doanh nghiệp, doanh nhân trong sản xuất, kinh doanh; nỗ lực, cống hiến vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp; phối hợp triển khai thực chất, hiệu quả bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và sở, ngành năm 2022, qua đó góp phần nâng cao tiếng nói của doanh nghiệp, cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Với tinh thần tương thân tương ái, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình của tỉnh về giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… Quyên góp, ủng hộ Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở 30 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ khuyến học – khuyến tài tỉnh 13 tỷ đồng; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ trên 20 tỷ đồng...
Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Với tình cảm gắn bó với quê hương Hà Giang, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, các doanh nhân, các nhà đầu tư đã không ngừng nỗ lực vươn lên, năng động, sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, ngày càng khẳng định rõ vai trò động lực phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Nhà thầu thi công huy động máy móc san gạt mặt bằng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn nút giao với Quốc lộ 279 thuộc xã Quang Minh (Bắc Quang).
Để thực hiện hiệu quả 3 đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm và hoàn thành thắng lợi 17 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đề ra, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Hà Giang tiếp tục đoàn kết, quyết tâm tháo gỡ nút thắt về kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang (giai đoạn 1) kết nối Hà Giang với mạng lưới cao tốc quốc gia; hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ; nâng cấp các tuyến đường tỉnh; đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông biên giới; đảm bảo 100% các thôn biên giới có đường giao thông đạt chuẩn Nông thôn mới; xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH. Triển khai hiệu quả quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, triển khai nhanh chóng, hiệu quả các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, chỉ số cải cách hành chính PAR Index; triển khai hiệu quả bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và địa phương; thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp. Triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm tỉnh Hà Giang; thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, xuất nhập khẩu; phát triển ngành xây dựng, công nghiệp gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường.
Với tinh thần doanh nhân Việt Nam “Tâm - Tài - Cống hiến - Phụng sự Tổ quốc - Đồng hành cùng dân tộc”; bằng bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đang chủ động nghiên cứu chủ trương, định hướng, quy hoạch phát triển của tỉnh; mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Từ đó, giúp Hà Giang bứt phá đi lên, hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh phát triển về về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa, hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh có KT – XH phát triển khá trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc vào năm 2030.
“Tỉnh cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt; kiến tạo môi trường thực sự thuận lợi cho sản xuất, đầu tư, kinh doanh; mở ra cơ hội công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế chung tay xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng phát triển” – Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn khẳng định. |
47,234,273 | /ronaldo-nhan-luong-cao-nhat-the-gioi-nam-2023-r47234273.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:18:00.000Z"
} | Ronaldo nhận lương cao nhất thế giới năm 2023
Theo thống kê của tạp chí Forbes, Cristiano Ronaldo đã đứng đầu danh sách các cầu thủ bóng đá được trả lương cao nhất thế giới năm 2023, con số rất lớn với một cầu thủ đã bước sang tuổi 38 từ mức thu nhập được ước tính là 214 triệu bảng Anh. |
47,234,272 | /to-cong-tac-cai-cach-tthc-cua-thu-tuong-chinh-phu-hop-phien-thu-hai-r47234272.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:22:00.000Z"
} | Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ họp phiên thứ hai
Sáng 16/10, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) họp phiên thứ hai trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đánh giá tình hình và kết quả triển khai các giải pháp đổi mới trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì phiên họp.
Quang cảnh Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Kon Tum. Ảnh: TVP
Dự họp tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành là thành viên Tổ công tác cải cách TTHC của Chủ tịch UBND tỉnh.
Thời gian qua, việc thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã gắn kết với chuyển đổi số theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần, chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp ngày một được cải thiện.
Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trong cả nước quan tâm nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã được triển khai ở 9.200/11.956 bộ phận một cửa, chiếm 76,9%; việc chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử của cấp bộ đạt 81,39% và cấp địa phương đạt 70,24%.
Tuy nhiên, hiện nay ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; nhiều dịch vụ công trực tuyến thực hiện phức tạp, không đơn giản, thuận lợi hơn so với thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất, còn có tình trạng làm thay, làm hộ người dân để đạt chỉ tiêu, dẫn đến quá tải, chậm trễ trong tiếp nhận hồ sơ.
Kết quả số hóa hồ sơ, cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử còn hạn chế. Việc tái sử dụng kết quả đã được số hóa còn rất thấp và năng suất lao động chưa được cải thiện. Việc phối hợp trong xử lý hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, nhất là các nhóm TTHC, dịch vụ công liên thông, còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, TTHC cho người dân, doanh nghiệp…
Vì vậy, Văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung phiên họp này và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sắp ban hành triển khai ngay các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại bộ, ngành, địa phương.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước thời gian qua. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và cơ quan, đơn vị hàng năm. |
47,234,271 | /ha-giang-co-2-nong-dan-1-hop-tac-xa-tieu-bieu-xuat-sac-nam-2023-r47234271.epi | {
"$date": "2023-10-14T12:36:00.000Z"
} | Hà Giang có 2 nông dân, 1 hợp tác xã tiêu biểu xuất sắc năm 2023
Tối 13.10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 và Biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập. Trong 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, tỉnh Hà Giang vinh dự có 2 nông dân được vinh danh; 1 HTX được biểu dương.
Các nông dân Việt Nam xuất sắc 2023 được vinh danh trong Lễ tôn vinh.
2 nông dân tỉnh Hà Giang được vinh danh đó là, bà Lưu Thị Hòa, HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ, sản xuất mật ong Bạc hà, rượu lê, sâm khoai, phở sâm, tại tổ 2 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tạo việc làm cho 8 lao động địa phương với thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng. Ông Triệu Tạ Hin, HTX chế biến chè Phìn Hồ: Mua bán, sản xuất và chế biến chè Shan tuyết. HTX liên kết và bao tiêu sản phẩm cho 410 hộ nông dân trồng chè với diện tích 210ha và có nhà xưởng chế biến công suất đạt 8 – 10 tấn chè tươi/ngày. Áp dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm trên Wesbsite của HTX, mạng xã hội, Shopee, Lanzada... HTX có sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. Năm 2022, HTX Phìn Hồ được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Trong 63 HTX tiêu biểu cả nước, tỉnh Hà Giang có 1 HTX, đó là HTX Minh Quang, xã Xuân Minh, huyện Quang Bình. Các sản phẩm chủ yếu của HTX là trà Shan tuyết, trà Tuyết Nón, trà Bạch Mẫu Đơn, trà Bạch Mao Tín Dương. Tổng doanh thu trong giai đoạn 2018-2022 là hơn 40 tỷ đồng, tổng lợi nhuận là 3 tỷ đồng. HTX đã giải quyết việc làm cho 6 lao động trực tiếp, thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Giải quyết việc làm gián tiếp cho 120 hộ gia đình có thu nhập ổn định từ 40 đến 100 triệu đồng/năm. HTX đã liên kết với 6 thôn trên địa bàn xã, trong đó có 3 tổ hợp tác gồm 120 hộ sản suất làm vùng nguyên sạch an toàn để cung cấp cho HTX chế biến ra sản phẩm chất lượng cao an toàn. |
47,234,268 | /nguoi-dan-ong-58-tuoi-khang-khang-doi-bo-bua-toi-de-chua-benh-tim-mach-nua-nam-soc-nang-khi-nhan-ket-qua-r47234268.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:14:00.000Z"
} | Người đàn ông 58 tuổi 'khăng khăng' đòi bỏ bữa tối để chữa bệnh tim mạch: Nửa năm sốc nặng khi nhận kết quả
Khi có những vấn đề liên quan đến tim mạch cần điều trị, chúng ta không nên chủ quan cũng như thực hiện các chế độ ăn và sinh hoạt không hợp lý. Điều này có thể dẫn đến những tác động ngược khiến cho cơ thể chịu nhiều áp lực, câu chuyện về nhân vật dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
Người trung niên có nên bỏ bữa?
Ông Lý (58 tuổi) đến từ Hồ Nam (Trung Quốc) sau khi chịu nhiều vất vả và áp lực, ông cảm thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu dần. Sau khi được con trai đưa đi kiểm tra, bác sĩ đã đưa ra kết luận ông bị xơ vữa động mạch cảnh và tăng lipid máu. Hai bệnh này đều có liên quan đến sức khỏe tim mạch, vậy nên chế độ ăn uống và sinh hoạt là cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị.
Ông Lý đã nghiên cứu và tìm hiểu các phương pháp hạ lipid và làm mềm mạch máu để cải thiện sức khỏe.
Trong một lần gặp gỡ những người bạn cũ, khi biết được tình trạng sức khỏe của ông Lý, một người bạn đã khuyên ông rằng: “Nếu ông chưa thấy sức khỏe cải thiện, hãy bỏ 1 bữa trong ngày, nó sẽ tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh của ông đó”.
Sau khi nghe, ông Lý cũng có nhiều thắc mắc, tuy nhiên, ông vẫn tìm kiếm thông tin trên mạng để tìm hiểu thêm. Mặc dù trên các trang báo không nói rõ việc nhịn một bữa trong ngày sẽ giúp hạ lipid máu hay cải thiện bệnh tim nhưng lại có nhiều thông tin cho thấy tác hại của bữa tối đối với cơ thể. Nhiều bài báo cho rằng, nếu người trung niên và người già ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa sẽ có hại cho sức khỏe tim mạch. Vậy nên ông Lý đã quyết tâm bỏ bữa tối để hỗ trợ điều trị cho sức khỏe của mình.
Sau nửa năm thực hiện chế độ này, ông Lý thấy tình trạng sức khỏe chưa có nhiều tiến triển nên đã đi khám lại. Kết quả hoàn toàn trái ngược với những mong đợi, bệnh xơ cứng mạch máu của ông không được cải thiện, nồng độ lipid trong máu tăng cao và thêm 1 vấn đề mới lại xuất hiện - loét dạ dày.
Khi có kết quả này, không chỉ ông Lý mà bác sĩ cũng vô cùng bất ngờ. Sau khi tìm hiểu kỹ về chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống, thì bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân.
Bệnh tình ngày càng nặng là bởi, khi ông Lý bỏ bữa tối, cơ thể bắt đầu suy thiếu chất dinh dưỡng, nên ông thường xuyên cảm thấy đói vào ban ngày. Ông cho rằng nếu bỏ bữa tối thì bữa sáng và bữa trưa ăn thêm một chút cũng không sao. Vậy nên, mỗi ngày vào bữa sáng, ông Lý đều ăn một bát cháo và vài chiếc bánh bao thịt lớn.
Trước đây, buổi trưa mỗi ngày ông chỉ ăn hai bát cơm, bây giờ mỗi bữa, ông tăng lên ba bát. Sau bữa trưa, thỉnh thoảng ông còn ăn thêm bánh quy, sandwich và bánh ngọt.
Vào buổi chiều, thỉnh thoảng người đàn ông còn nấu thêm một bát mì thịt lớn. Vậy nên mặc dù bỏ bữa tối, nhưng thực tế ông Lý lại bổ xung thêm quá nhiều thực phẩm trong các bữa còn lại.
Thói quen ăn nhiều vào ban ngày và bỏ bữa tối sẽ không có lợi cho việc kiểm soát lipid máu. Hơn nữa, thói quen ăn uống thất thường, quá no hay quá đói chính là thủ phạm chính khiến ông Lý bị loét dạ dày.
Đối với người trung niên và người già, việc bỏ bữa tối trong thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về dạ dày, suy dinh dưỡng nghiêm trọng và suy giảm khả năng miễn dịch.
Bữa tối có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ
Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường của Trung Quốc, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chất lượng carbohydrate tiêu thụ trong bữa tối có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Khi chúng ta tiêu thụ carbohydrate chất lượng cao thay vì các loại chất lượng thấp, nguy cơ tử vong do tim mạch sẽ giảm 25% và nguy cơ tử vong thông thường giảm 19%.
Một số thực phẩm có carbohydrate chất lượng cao có thể kể đến các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, các loại hạt. Còn các thực phẩm có carbohydrate chất lượng thấp đó là gạo trắng, bột mì hay các đồ có hàm lượng tinh bột cao, khiến tăng lượng đường trong máu.
Cách thực sự để duy trì sức khỏe tốt là chúng ta không bỏ bữa tối ngay lập tức, dẫn đến ăn quá nhiều và nhanh đói. Thay vào đó, hãy ăn bữa tối vừa phải, ăn trái cây, rau quả tươi, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Theo Tùng Chi |
47,234,267 | /lua-chon-nguoi-co-du-pham-chat-uy-tin-tham-gia-ban-chap-hanh-ldld-tp-r47234267.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:00.000Z"
} | Lựa chọn người có đủ phẩm chất, uy tín tham gia Ban Chấp hành LĐLĐ TP
Sáng 16/10, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028 khai mạc ngày làm việc thứ nhất.
Quang cảnh phiên khai mạc ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng, là ngày hội của cán bộ, đoàn viên Công đoàn và của các cấp Công đoàn Thủ đô theo phương châm: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”. Đại hội diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/10 với sự tham gia của 550 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.
Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, các ban Đảng của Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND TP, đoàn thể chính trị xã hội TP Hà Nội.
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc ngày làm việc thứ nhất, sáng 16/10
Đại hội trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Phát biểu khai mạc ngày làm việc thứ nhất tại Đại hội, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội khóa XVI Phạm Quang Thanh cho biết, để tiến tới tổ chức Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII, từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 8.000 Công đoàn cơ sở và 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn các cao đẳng, đại học trực thuộc LĐLĐ TP đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội Công đoàn các cấp đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô.
Theo Chủ tịch LĐLĐ TP, trong quá trình chuẩn bị Đại hội đã có hàng nghìn ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội; đồng thời, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến tổ chức Công đoàn và người lao động.
Bên cạnh đó, nhiều phong trào thi đua yêu nước, các công trình, phần việc lập thành tích chào mừng Đại hội đã được các cấp công đoàn phát động và triển khai trên toàn TP. Qua phong trào thi đua chào mừng Đại hội, xuất hiện nhiều việc làm tốt, nhiều sáng kiến cái tiến kỹ thuật, nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực trên nhiều lĩnh vực. Đó là những bông hoa đẹp, thể hiện tình cảm sâu sắc của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hướng về Đại hội.
Theo Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội khóa XVI, Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đặt ra nhiệm vụ mới cho tổ chức công đoàn, để tổ chức Công đoàn thực sự là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của đoàn viên và người lao động. Đồng thời, để mỗi cán bộ Công đoàn có đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động...
"Tình hình trên đặt ra những yêu cầu mới, đòi hòi các cấp Công đoàn Thủ đô phải tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã được trong nhiệm kỳ qua, phát huy dân chủ, trí tuệ, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”"- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội khóa XVI nhấn mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu tại Đại hội
Từ những yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên, Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII có nhiệm vụ đánh giá toàn diện, khách quan việc thực hiện Nghị quyết khóa XVI, chỉ ra những hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện. Cùng với đó, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ mới; đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; bầu Ban Chấp hành LĐLĐ TP khóa mới; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII gồm những đồng chí có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có trí tuệ và năng lực tổ chức, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP lần thứ XVII đề ra.
Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Chủ tịch LĐLĐ TP khóa XVI Phạm Quang Thanh đề nghị mỗi đại biểu tập trung trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp vào thành công của Đại hội, mở ra trang mới trong hoạt động của Công đoàn Thủ đô, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với sự kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
550 đại biểu đủ tư cách tham dự Đại hội
Tại phiên làm việc sáng 16/10, Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ TP Tạ Văn Dưỡng đã trình bày báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội. Cụ thể, có tổng số 550 đại biểu được triệu tập dự Đại hội, trong đó có 51 đại biểu đương nhiên (chiếm tỷ lệ 9,3%); đại biểu bầu là 472 đại biểu (chiếm tỷ lệ 85,5%); có 27 đại biểu chỉ định (chiểm tỷ lệ 4,9%); có 11 đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức (chiếm tỷ lệ 2%).
Về trình độ chuyên môn, có 396 đại biểu độ Đại học (chiếm tỷ lệ 55,6%); có 214 đại biểu có trình độ trên Đại học (chiếm 38,9% - trong đó có 19 Tiến sĩ). Về lý luận chính trị, có 179 đại biểu trình độ Trung cấp (chiếm tỷ lệ 32,5%); có 228 đại biểu trình độ Cao cấp và tương đương (chiếm tỷ lệ 41,5%).
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Đại hội
Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ TP cho biết, đến thời điểm này, qua theo dõi tổng hợp, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu không nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại của tập thể, cá nhân liên quan đến đại biểu. Vì vậy, căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII và Hướng dẫn số 03/HD- TLĐ ngày 20/2/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu thống nhất có 550 đại biểu đủ tư cách dự Đại hội.
Phiên làm việc của Đại hội cũng trình bày tóm tắt tổng hợp ý kiến tham gia vào văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, văn kiện Đại hội Công đoàn TP Hà Nội và đóng góp dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi). Đại hội cũng nghe báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành LĐLĐ TP Hà Nội khóa XVI và Dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ TP khóa XVII, nhiệm kỳ 2023-2028.
Chủ tịch LĐLĐ TP Phạm Quang Thanh cho biết, việc lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành LĐLĐ TP Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023-2028 phải đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu theo quy định, trong đó chất lượng, tiêu chuẩn cán bộ là chính. Lựa chọn nhân sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ phấm chất năng lực và uy tín lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP lần thứ XVII. Từ đó góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam - nhất là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. |
47,234,266 | /hoi-thao-nghiep-vu-hoi-nha-bao-cac-tinh-mien-nui-trung-du-phia-bac-va-thu-do-ha-noi-lan-thu-xviii-r47234266.epi | {
"$date": "2023-10-14T12:33:00.000Z"
} | Hội thảo nghiệp vụ Hội Nhà báo các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và Thủ đô Hà Nội lần thứ XVIII
Ngày 13.10, tại Bắc Kạn, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ Hội Nhà báo các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và Thủ đô Hà Nội lần thứ XVIII - năm 2023.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; lãnh đạo Hội Nhà báo 14 tỉnh trong khu vực.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao đổi nghiệp vụ với lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và thành phố Hà Nội.
Hội thảo nghiệp vụ Hội Nhà báo khu vực năm nay có chủ đề: “Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động Hội Nhà báo các tỉnh miền núi, Trung du phía Bắc và thành phố Hà Nội”. Đây là hoạt động nghiệp vụ rất ý nghĩa hằng năm, được tổ chức luân phiên qua các tỉnh với nhiều nội dung, chủ đề bám sát thực tiễn hoạt động tổ chức Hội và hoạt động nghiệp vụ báo chí. Hội thảo là diễn đàn nghiệp vụ để các Hội Nhà báo trong khu vực trao đổi, đóng góp ý kiến về kinh nghiệm, cách làm, bài học rút ra, trao đổi về những ý tưởng, cách làm mới, tư duy mới trong hoạt động và công tác Hội.
Tham dự hội thảo, các đoàn đại biểu tập trung tham luận, làm rõ những nội dung như: Vai trò, vị trí, điều kiện việc làm của Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng báo chí và công tác hội; chú trọng công tác nghiệp vụ để có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao; nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, nhà báo; một số kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động Hội Nhà báo trong tình hình mới…
Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn trao cờ luân lưu đăng cai Hội thảo nghiệp vụ lần thứ XIX, năm 2024 cho Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh đánh giá cao việc tổ chức hội thảo và các ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu. Đồng chí đề nghị các cơ quan báo chí địa phương cần năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi số để không tụt hậu mà phải bắt kịp xu hướng mới; báo chí phải đón đầu người đọc trên những nền tảng mới; Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động, đẩy mạnh giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về báo chí…
Tại hội thảo, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn trao quyền đăng cai Hội thảo Hội Nhà báo các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và thành phố Hà Nội lần thứ XIX năm 2024 cho Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng. |
47,234,265 | /lebanon-khong-phat-hien-khi-dot-sau-nhieu-dot-khoan-tai-lo-9-r47234265.epi | {
"$date": "2023-10-16T03:56:00.000Z"
} | Lebanon không phát hiện khí đốt sau nhiều đợt khoan tại Lô 9
Không tìm thấy hydrocarbon nào sau các hoạt động khoan thăm dò tại Lô 9 ngoài khơi Lebanon, hai nguồn tin hiểu biết trực tiếp về vấn đề này nói với Reuters cuối tuần trước.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Năng lượng Lebanon và các quan chức của Cục Dầu khí Lebanon từ chối bình luận.
TotalEnergies của Pháp điều hành hoạt động khoan liên doanh ở Lô 9, ngoài ra còn có công ty dầu mỏ khổng lồ Eni của Ý và QatarEnergy thuộc sở hữu nhà nước. TotalEnergies từ chối bình luận, trong khi QatarEnergy và Eni không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Giàn khoan TransOcean Barents bắt đầu khoan vào cuối tháng 8 và dự kiến sẽ có kết quả sơ bộ vào cuối tháng này hoặc tháng 11.
Một trong những nguồn tin nói với Reuters rằng họ đã "chạm nước" trong khi khoan, nghĩa là không tìm thấy dầu hoặc khí đốt.
Lô 9 là một trong những lô nằm dọc biên giới trên biển mới được phân định giữa Lebanon và Israel.
Ranh giới này đã được vạch ra vào năm ngoái sau các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian.
Bộ trưởng Năng lượng Lebanon nói với Reuters vào tuần trước, hoạt động khoan tại giếng thăm dò này vẫn chưa dừng lại bất chấp nhiều ngày xảy ra đụng độ dọc biên giới đất liền với Israel.
Lebanon hy vọng những phát hiện về khí đốt và dầu mỏ sẽ giúp nước này đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến đồng nội tệ mất giá hơn 98% giá trị, ảnh hưởng xấu dự trữ ngoại hối của đất nước và gây ra tình trạng mất điện luân phiên trên khắp các thị trấn và thành phố.
Yến Anh |
47,234,264 | /kha-ngan-bat-ngo-tiet-lo-tinh-hinh-suc-khoe-bat-on-nguoi-ham-mo-mong-co-tap-trung-dieu-tri-r47234264.epi | {
"$date": "2023-10-15T14:01:00.000Z"
} | Khả Ngân bất ngờ tiết lộ tình hình sức khỏe bất ổn, người hâm mộ mong cô tập trung điều trị
Tình trạng sức khỏe của Khả Ngân hiện tại khiến nhiều người hâm mộ lo lắng.
Mới đây, trên trang cá nhân, Khả Ngân đã không giấu khỏi sự buồn bã khi nói về sự cố sức khỏe của bản thân.tracking Không chỉ đến bệnh viện để thăm khám, nữ diễn viên còn tâm sự: "Vâng không bị thì thôi. Bị một phát lệch ba xương, xương đòn, xương sườn và xương chóp".
Khả Ngân đã không giấu khỏi sự buồn bã khi nói về sự cố sức khỏe của bản thân
Nữ diễn viên tâm sự trên trang cá nhân.
Thông tin này từ phía nữ diễn viên sinh năm 1997 đã khiến cho fan của cô nàng không khỏi lo lắng. Một số người hy vọng nữ diễn viên sẽ tập trung điều trị sự cố sức khỏe hiện tại, và chú ý đến cơ thể để tránh việc gặp phải những chuyện ngoài ý muốn.
Được biết, trước khi bị lệch xương, Khả Ngân đã điều chỉnh sức khỏe bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục. Trên mạng xã hội, cô thường chia sẻ một số khoảnh khắc tập luyện tại phòng gym, đi bộ, đạp xe và tập tại nhà riêng.
Thông tin này từ phía nữ diễn viên sinh năm 1997 đã khiến cho fan của cô nàng không khỏi lo lắng.
Cô thường chia sẻ một số khoảnh khắc tập luyện tại phòng gym, đi bộ, đạp xe...
Hiện tại người đẹp đang dành thời gian để nghỉ ngơi sau khi bộ phim Gia đình mình vui bất thình lình đóng máy. Bên cạnh đó, nữ diễn viên vẫn thường xuất hiện trong một số sự kiện đình đám của giới showbiz.
Khả Ngân tên thật là Trần Thị Kim Ngân, cô là một diễn viên trẻ được biết đến khi nổi danh là người mẫu ảnh, “hot girl boxing” từ năm 17 tuổi. Thời điểm Khả Ngân dần từng bước tiến vào showbiz chính là khi cô tham gia chương trình Điệp Vụ Tuyệt Mật (2015) rồi chương trình Bước nhảy hoàn vũ, Sao Nhập Ngũ...sau đó tham gia vào các bộ phim như Yêu em từ khi nào, 100 ngày bên em, Nàng tiên có 5 nhà,...
Khả Ngân tên thật là Trần Thị Kim Ngân, cô là một diễn viên trẻ được biết đến khi nổi danh là người mẫu ảnh, “hot girl boxing” từ năm 17 tuổi. |
47,234,263 | /co-dat-phuong-nam-lam-bao-ve-o-tro-1-5-trieu-dong-thang-r47234263.epi | {
"$date": "2023-10-15T12:05:00.000Z"
} | Cò 'Đất phương Nam' làm bảo vệ, ở trọ 1,5 triệu đồng/tháng
Gặp lại sau 20 năm bộ phim truyền hình 'Đất phương Nam' lên sóng, cuộc sống của bé An và Cò nhiều khác biệt. Hùng Thuận ngỏ lời mời Phùng Ngọc về làm việc và hỗ trợ chỗ ở.
Gần đây, Hùng Thuận đăng đoạn video ghi lại cảnh "thằng Cò" ném đồ vào người bé An. Nam diễn viên sau đó chèn thêm phân đoạn anh và Phùng Ngọc diễn lại cảnh bé An lần đầu gặp Cò. Họ gặp lại trong hoàn cảnh khác biệt khi Hùng Thuận vẫn nổi tiếng, Phùng Ngọc hiện ở trọ thuê, làm bảo vệ.
Trong buổi gặp, Phùng Ngọc nói anh làm bảo vệ suốt thời gian qua, thuê phòng trọ gần nơi làm để thuận tiện cho việc đi lại. "Thằng Cò" của Đất phương Nam nói anh có thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng, riêng tiền thuê phòng là 1,5 triệu đồng/tháng. Trong đợt COVID-19, Phùng Ngọc bán xe để trả nợ.
Phùng Ngọc hiện sống trong căn phòng trọ thuê 1,5 triệu đồng/tháng.
Hùng Thuận nói hai người gặp lại sau thời gian khá lâu, anh khá buồn khi thấy tình trạng hiện tại của Phùng Ngọc. Hiện, "bé An" có công việc ổn định, ngỏ lời mời Phùng Ngọc về hỗ trợ công việc livestream. Hùng Thuận muốn giúp bạn chỗ ở, ăn uống, chuyên tâm làm công việc livestream bán hàng.
Ngày 10/10, Phùng Ngọc bắt đầu livestream cho Hùng Thuận. Trong video, diễn viên chính Đất phương Nam nói tiền hoa hồng trong phiên live đầu tặng hết cho Phùng Ngọc để người bạn trang trải cuộc sống.
Hùng Thuận mời Phùng Ngọc về làm việc, hỗ trợ chỗ ở.
Hùng Thuận và Phùng Ngọc là hai diễn viên nhí trong bộ phim truyền hình Đất phương Nam (1997). Sau nhiều năm, cuộc sống của họ có nhiều thay đổi. Hùng Thuận có thời gian đi hát nhưng không thành công, sau đó trở lại với nghề diễn viên, kinh doanh. Riêng Phùng Ngọc, cuộc sống của anh trải qua nhiều biến cố, không tiếp tục hoạt động nghệ thuật.
Năm 2015, "bé An" gặp lại "thằng Cò" sau nhiều năm hiểu lầm, chặn điện thoại. Lúc đó, Hùng Thuận vận động quyên góp tiền giúp Phùng Ngọc chữa trị bệnh. Gần đây, hai diễn viên được khán giả quan tâm trở lại khi phim Đất rừng phương Nam của Nguyễn Quang Dũng ra rạp. |
47,234,262 | /tang-20-mot-so-muc-thu-phi-trong-linh-vuc-y-te-r47234262.epi | {
"$date": "2023-10-16T03:15:00.000Z"
} | Tăng 20% một số mức thu phí trong lĩnh vực y tế
Hôm nay (16/10), một số quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế bắt đầu có hiệu lực.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ này vừa ban hành quyết định 3813/QĐ-BYT 2023 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung mức phí theo Thông tư 59/2023/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.
Theo quy định tại thông tư, người nộp phí trong lĩnh vực y tế là tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các công việc thẩm định, gồm: thẩm định cấp tiếp nhận, nhập khẩu, xuất khẩu, xác nhận trong lĩnh vực chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn trong gia dụng và y tế; thẩm định cấp giấy phép lưu hành, nhập khẩu, xuất khẩu, công bố trang thiết bị y tế; thẩm định hoạt động, tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực y tế.
Từ hôm nay (16/10), tăng 20% một số mức thu phí trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như sau: Mức thu phí thẩm định cấp mới số lưu hành trang thiết bị loại C, D: tăng từ 5 triệu đồng lên 6 triệu đồng/hồ sơ.
Mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh: tăng từ 360.000 đồng/lần lên 430.000 đồng/lần…
Thông tư nêu rõ, tổ chức thu phí là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được để lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Nộp 20% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. |
47,234,261 | /tong-thong-palestine-abbas-keu-goi-hamas-tha-con-tin-r47234261.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:04:00.000Z"
} | Tổng thống Palestine Abbas kêu gọi Hamas thả con tin
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định, các hành động của lực lượng Hamas 'không phản ánh nguyện vọng của người Palestine' và đề nghị cả Israel lẫn Hamas thả con tin.
Hãng thông tấn chính thức WAFA của Palestine ngày 16/10 đưa tin, Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas mới đây khẳng định, các hành động và chính sách của phong trào Hamas không đại diện cho người dân Palestine, khi ông điện đàm với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh: Reuters
Trong điện đàm, ông Abbas kêu gọi ngăn chặn hành động vũ lực của Israel đối với người Palestine, cung cấp sự bảo vệ cho người họ và mở các hành lang nhân đạo khẩn cấp tới Dải Gaza để cung cấp vật tư y tế, nước, điện và nhiên liệu cho dân thường.
Đáng chú ý, ông Abbas cũng phản đối việc di chuyển của người Palestine từ Gaza đến các vùng lãnh thổ khác. Nhà lãnh đạo chính quyền Palestine lo ngại nguy cơ một "Nakba thứ hai" xảy ra, đề cập tới thảm họa di cư Nabka năm 1948 khi khoảng 700.000 người Palestine bị trục xuất khỏi nhà cửa của họ.
Ngoài ra, Tổng thống Abbas kêu gọi Israel và Hamas thả những người bị bắt giữ, đồng thời đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng dựa trên các thỏa thuận quốc tế hiện có, theo Interfax. Hamas được cho là hiện đang giữ từ 150-200 con tin sau cuộc đột kích tuần trước vào Israel.
Chính quyền do ông Abbas lãnh đạo có trụ sở tại Bờ Tây và không kiểm soát Dải Gaza. Khu vực này do Hamas nắm giữ từ năm 2005, sau sự rời đi của Israel.
Trong khi Hamas theo đuổi các biện pháp quân sự, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của ông Abbas muốn giải quyết mâu thuẫn với Israel qua đàm phán. PLO và Hamas có tiến hành một số vòng đàm phán thời gian qua nhưng không đạt nhiều tiến triển.
Trước đó, tại cuộc gặp ở Jordan với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 13/10, Tổng thống Abbas đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo vệ người dân Palestine, chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công của Israel nhằm vào họ và hoàn toàn bác bỏ việc di dời người dân khỏi Dải Gaza.
Xung đột ở Dải Gaza bùng phát sau khi Hamas ngày 7/10 phóng loạt rocket rồi mở đợt tấn công phối hợp bằng đường bộ, đường không và đường biển vào Israel. Israel đáp trả bằng cách phát động chiến dịch không kích ồ ạt vào Dải Gaza và phong tỏa toàn diện khu vực này.
Trước lo ngại về việc Israel có thể tái chiếm đóng Dải Gaza, Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog nói rằng, Tel Aviv "không có mong muốn" kiểm soát Dải Gaza từ bên trong, nhưng nhấn mạnh mục tiêu "nghiền nát cỗ máy chiến tranh" của Hamas phải được hoàn tất.
Tính đến sáng 16/10, giao tranh đã khiến hơn 3.600 người thiệt mạng trên khắp Israel và Gaza. Tình hình nhân đạo tại Dải Gaza đang diễn biến xấu đi nhanh chóng khi hàng trăm ngàn người sinh sống tại đây đang hoảng loạn di chuyển về phía gần biên giới Ai Cập. Họ bỏ lại nhà cửa để sơ tán trong tình trạng không đủ thực phẩm, không nước sạch và thuốc men cạn kiệt. |
47,234,260 | /ca-diec-chien-gion-rim-man-ngot-ngon-com-r47234260.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | Cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt ngon cơm
Bữa tối những ngày cuối mùa thu sẽ trở nên ấm áp và ngon miệng hơn với món cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt này đấy. Món ăn tuy đơn giản nhưng lại rất ngon cơm.
Chuẩn bị nguyên liệu làm món cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt
1. Cá diếc 3 con.
2. Gia vị: 1g muối, 5g hành lá thái nhỏ, 5g gừng băm, 1 tép tỏi, 2 quả ớt đỏ, 1 quả ớt xanh, 5g nước tương, 5g rượu nấu ăn, 1g đường, 1g hạt tiêu, 20g tương ớt laoganma, dầu ăn.
Cách làm món cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt
Bước 1: Cá diếc làm sạch sau đó thấm khô, dùng dao khứa vài đường trên hai bên mình cá.
Bước 2: Ớt xanh và ớt đỏ thái nhỏ. Tỏi, gừng băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
Bước 3: Đổ lượng dầu ăn thích hợp vào chảo, thêm chút muối vào để tránh bắn dầu khi chiên. Đun nóng dầu ăn ở lửa lớn, sau đó cho cá diếc vào, chuyển sang lửa vừa đến hơi nhỏ rồi chiên cá.
Bước 4: Chiên cá diếc cho đến khi chín vàng giòn hai mặt thì gắp cá ra đĩa.
Bước 5: Đổ bớt dầu thừa, để lại một chút dầu ăn trong chảo, cho hạt tiêu, ớt, hành tỏi gừng vào xào ở lửa nhỏ cho đến khi thơm.
Bước 6: Thêm rượu nấu ăn và tương ớt vào xào chung.
Bước 7: Tiếp đó thêm đường, nước tương vào đảo đều. Sau đó cho cá diếc đã chiên giòn vào, đổ thêm chút nước lọc và đun ở lửa nhỏ trong 2 phút, rim cho cá thấm gia vị và nước trong chảo cạn là được.
Thành phẩm món cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt
Một đĩa cá diếc chiên rim mặn ngọt nóng hổi thơm ngon là một món ăn rất thích hợp cho bữa tối mùa thu mát mẻ. Cá sau khi chế biến không chỉ thấm đều gia vị mặn ngọt mà phần thịt cá còn khá thơm ngon.
Nếu như bạn nghĩ cá diếc có nhiều xương dăm dễ gây hóc khi ăn thì với cách chế biến trên đây, cá diếc đã được chiên giòn, gần như có thể ăn được cả xương. Cho nên, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này mà hãy tận hưởng vị thơm ngon mà món ăn mang lại nhé!
Có thể bạn chưa biết:
Protein có trong cá diếc có chất lượng cao, dễ tiêu hóa và hấp thu, là nguồn cung cấp protein tốt cho những người mắc bệnh gan thận, tim mạch, mạch máu não. Tiêu thụ cá diếc thường xuyên có thể tăng cường khả năng kháng bệnh, chẳng hạn như viêm gan, viêm thận, cao huyết áp, bệnh tim, viêm phế quản mãn tính... Người mắc các bệnh như viêm khớp có thể ăn thường xuyên. Ăn cá diếc cũng rất tốt cho người tỳ vị suy yếu, phù nề, loét, viêm khí quản, hen suyễn, tiểu đường... Cá diếc có tác dụng bồi bổ, chữa bệnh, phụ nữ sau sinh có thể hầm canh cá diếc để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt, kích thích tiết sữa. Thịt cá diếc mềm, thơm ngon, có thể dùng để nấu cháo, súp, các món ăn, đồ ăn nhẹ…
Đặc biệt, cá diếc rất thích hợp cho người trung niên, người già và những người suy nhược sau khi bị bệnh, phụ nữ mang thai.
Chúc bạn làm được món cá diếc chiên giòn rim mặn ngọt thật ngon miệng! |
47,234,259 | /quan-nam-tu-liem-thuc-hien-cao-diem-phong-chong-sxh-r47234259.epi | {
"$date": "2023-10-14T00:18:00.000Z"
} | Quận Nam Từ Liêm thực hiện cao điểm phòng, chống SXH
Từ đầu năm đến nay, quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận gần 900 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong đó một số phường ghi nhận số mắc cao như phường Phương Canh (198 ca); Mỹ Đình 2 (100 ca). Ghi nhận tổng số 64 ổ dịch, hiện còn 17 ổ dịch đang hoạt động. |
47,234,258 | /gan-1000-ba-me-mang-bau-dong-dien-yoga-r47234258.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Gần 1000 bà mẹ mang bầu đồng diễn Yoga
Mong muốn lan tỏa năng lượng tích cực tới các phụ nữ nói chung và mẹ bầu nói riêng trong hành trình nuôi dưỡng con từ trong bụng mẹ, buổi đồng diễn yoga với sự góp mặt của gần 1000 mẹ bầu đã diễn ra tại Cung thể thao quần ngựa, quận Ba Đình. |
47,234,256 | /keo-dai-lo-trinh-tuyen-buyt-tro-gia-so-7-r47234256.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:21:00.000Z"
} | Kéo dài lộ trình tuyến buýt trợ giá số 7
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, Sở Giao thông vận tải đã thống nhất kéo dài lộ trình tuyến buýt trợ giá số 7 từ điểm cuối Bến xe phía nam đến Ngã ba Tứ Câu, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang.
Xe buýt trợ giá mới của thành phố. Ảnh: THÀNH LÂN
Tuyến xe buýt số 7 có điểm đầu tại Trạm xe buýt đường Xuân Diệu đến Bến xe phía nam (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) sẽ điều chỉnh lộ trình với chiều đi: Trạm xe buýt Xuân Diệu - đường Xuân Diệu - 3 Tháng 2 - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Phan Châu Trinh - Nguyễn Văn Linh - Hoàng Diệu - Trưng Nữ Vương - Núi Thành - Tiểu La - Lê Thanh Nghị - Cách mạng Tháng Tám - cầu Nguyễn Tri Phương - Võ Chí Công - 29 Tháng 3 - Võ An Ninh - Mẹ Thứ - Phạm Hùng - Quốc lộ 1A - Ngã ba Tứ Câu (giáp ranh với Quảng Nam).
Chiều về từ ngã ba Tứ Câu (giáp ranh với Quảng Nam) - Quốc lộ 1A - Bến xe phía nam - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quốc lộ 1A - Phạm Hùng - Mẹ Thứ - Võ An Ninh - 29 tháng 3 - Võ Chí Công - cầu Nguyễn Tri Phương - Cách mạng Tháng Tám - Lê Thanh Nghị - Tiểu La - Núi Thành - Trưng Nữ Vương - Hoàng Diệu - Thái Phiên - Nguyễn Chí Thanh - Quang Trung - Bạch Đằng - 3 Tháng 2 - Xuân Diệu - Trạm xe buýt Xuân Diệu.
Cự ly tuyến dài 20,15km; trong đó chiều đi dài 20,2km; chiều về dài 20,1km, tăng 2km so với cự ly tuyến hiện trạng. |
47,234,254 | /nga-o-at-phong-hoa-luc-san-phang-nhieu-cong-su-cua-ukraine-r47234254.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | Nga ồ ạt phóng hỏa lực, san phẳng nhiều công sự của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/10 công bố video cho thấy các lực lượng pháo binh của nước này đã dội hỏa lực phá hủy nhiều công sự của Ukraine, trong khi Kiev tuyên bố phá hủy các kho đạn dược và trạm tác chiến điện tử của Nga.
Hồng Anh/VOV.VN |
47,234,253 | /lua-dao-chiem-doat-tai-san-theo-kieu-gop-von-mua-nha-phat-mai-r47234253.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:23:00.000Z"
} | Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo kiểu góp vốn mua nhà phát mãi
Tự nhận có quen biết với nhiều người làm trong ngân hàng nên mua được nguồn nhà bị ngân hàng phát mãi hay nhà có giá 'sập hầm', Nguyễn Chí Học đã lừa nhiều người góp vốn rồi chiếm đoạt hàng tỷ đồng...
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an thành phố Đà Nẵng đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra năm 2022 tại TP Đà Nẵng do Nguyễn Chí Học, 37 tuổi, trú phường 13, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh; hiện ở tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng thực hiện.
Kết quả điều tra cho thấy, khoảng tháng 1/2022, Nguyễn Chí Học vào làm việc tại một Công ty bất động sản có trụ sở tại đường Nguyễn Hữu Thọ, thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình làm việc, Học có giúp các đồng nghiệp trong Công ty một số hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị, thủ tục chốt cọc bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu và được đồng nghiệp tin tưởng.
Nguyễn Chí Học bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra
Khoảng tháng 4/2022, do tham gia đánh bạc online và thua nợ nhiều, Nguyễn Chí Học nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của đồng nghiệp trong Công ty. Học nói với các bị hại rằng mình có nhiều mối quan hệ với những người làm trong ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh nên biết nhiều thông tin về các nguồn nhà giá "sập hầm" (chủ nhà bán với giá thấp hơn mức định giá của ngân hàng) hoặc nguồn nhà bị ngân hàng phát mãi. Từ đó, Học rủ các bị hại tham gia góp vốn để mua những bất động sản này.
Để thêm phần tin tưởng, Học đưa ra mức lợi nhuận cho các bị hại khi tham gia góp vốn là 3% trên tổng giá trị của sản phẩm nhà, giá trị của nhà càng cao thì số tiền lợi nhuận nhận được càng lớn. Tin lời Học, thời gian đầu, một số người tham gia đầu tư từ 30-40 triệu đồng và đều được Học thực hiện đúng cam kết, vì vậy, những người này càng thêm tin tưởng và tiếp tục góp tiền đầu tư vào những lần sau với số lượng nhiều hơn, có trường hợp lên đến 1 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2022, Nguyễn Chí Học mất khả năng trả lại tiền cho các bị hại và Học thừa nhận tất cả các thông tin về nguồn nhà "sập hầm" và nguồn nhà bị ngân hàng phát mãi đều do Học tự bịa đặt ra chứ thực tế Học không đầu tư bất động sản gì cả.
Đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Chí Học. |
47,234,252 | /australia-phat-tien-twitter-vi-cac-van-de-lien-quan-den-an-toan-cho-tre-em-r47234252.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:25:00.000Z"
} | Australia phạt tiền Twitter vì các vấn đề liên quan đến an toàn cho trẻ em
Công ty X mà trước đó được biết đến với tên gọi Twitter vừa bị Australia phạt hơn 600.000 đô la Australia (AUD) vì đã không hợp tác trong việc giải thích được các biện pháp mà công ty đưa ra nhằm chống lại việc lạm dụng trẻ em.
Văn phòng Ủy viên An ninh mạng Australia Julie Inman Grant hôm nay 16/10 ra thông báo cho biết cơ quan này quyết định phạt Công ty X, sở hữu nền tảng Twitter hơn 610.000 AUD vì không giải thích hoặc giải thích không đầy đủ hoặc không chính xác các câu hỏi về các biện pháp mà công ty đã và đang thực hiện nhằm chống lại việc lạm dụng trẻ em.
Văn phòng của Ủy viên An ninh mạng Australia cho biết, Công ty X đã không trả lời nhiều câu hỏi quan trọng như Twitter mất bao nhiêu thời gian để ứng phó với cáo buộc về lạm dụng trẻ em hay các biện pháp được áp dụng để phát hiện hành vi lạm dụng trẻ em trong các buổi phát hình trực tiếp hoặc các công cụ và công nghệ mà công ty sử dụng để phát hiện các tài liệu lạm dụng trẻ em?
Ủy viên An ninh mạng Australia Julie Inman-Grant. (Nguồn RHETT WYMAN)
Trong nhiều câu hỏi mà Công ty X không trả lời có những câu đơn giải như “Còn bao nhiêu người tin tưởng và cảm thấy an toàn đối với công ty” hoặc có nhiều câu hỏi không trả lời thỏa đáng như “Sau đợt cắt giảm việc làm vào năm 2022, hiện công ty còn bao nhiêu nhân viên làm việc trong lĩnh vực chính sách công và an toàn?”.
Australia cho Công ty X 28 ngày để nộp tiền phạt, nếu không sẽ chuyển vụ việc sang tòa dân sự và số tiền mà công ty X phải nộp có thể lên đến 780.000 AUD.
Mặc dù không bị phạt như Công ty X song Công ty Google cũng bị Ủy viên an toàn mạng Australia cảnh cáo vì đã không tuân thủ yêu cầu cung cấp thông tin về việc xử lý các nội dung lạm dụng trẻ em khi trả lời các câu hỏi một cách chung chung. Ủy viên an toàn mạng Australia cũng cho biết, Google không chặn các liên kết đến các tài liệu về lạm dụng trẻ em cho dù dữ liệu về vấn đề này có sẵn tại Tổ chức Theo dõi Internet có trụ sở tại Anh. Đồng thời, Google cũng không sử dụng các công cụ của mình để phát hiện các video về lạm dụng trẻ em trên các dịch vụ của mình như Gmail, Chat và Messages.
Ngoài hai công ty công nghệ lớn là X và Google, một nền tảng trực tuyến khác là Discord cũng được nhắc đến vì chưa thực hiện nhiều biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng lạm dụng trẻ em. |
47,234,251 | /sieu-xe-audi-r8-chay-cuc-it-ve-tay-ong-dang-le-nguyen-vu-gia-tren-9-ty-dong-r47234251.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:16:00.000Z"
} | Siêu xe Audi R8 chạy cực ít về tay ông Đặng Lê Nguyên Vũ, giá trên 9 tỷ đồng
Chiếc siêu xe Audi R8 V10 Plus đời cũ với số km đi cực kỳ ít bất ngờ về tay ông Đặng Lê Nguyên Vũ, dù ông từng bán đi một chiếc tương tự vào năm 2018 chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Khoảng 2 năm gần đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục gây chú ý trong giới chơi xe khi tậu về nhiều siêu xe, xe thể thao hàng hiếm.
Không chỉ mua mới, vị doanh nhân ngành cà phê còn mua lại xe cũ từ các đơn vị kinh doanh xe, từ Toyota Supra mk IV, Porsche 930 Turbo hay loạt Ferrari 458 Italia/Spider ông từng bán đi.
Gần đây, nhà sáng lập thương hiệu Trung Nguyên tiếp tục khiến giới mộ điệu bất ngờ khi bỏ ra số tiền trên 9 tỷ đồng để mua lại chiếc Audi R8 thế hệ thứ hai, bản trước khi nâng cấp vào năm 2018.
Theo hình ảnh người bán đăng tải, chiếc siêu xe nước Đức này mới chạy vỏn vẹn 6.759 km – rất ít so với những xe cùng đời đang có mặt tại Việt Nam.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, chiếc Audi R8 V10 Plus này kể từ khi được nhập về năm 2016, rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố. Điều đó cho thấy mức odo thấp là hoàn toàn hợp lý.
Màu sơn nguyên bản của xe là tông màu đỏ tươi rực rỡ, song đã chuyển sang màu đen nhằm tạo sự đồng nhất với bộ sưu tập xe của ông trùm cà phê, gồm bốn màu chủ đạo: xanh quân đội, đen, bạc và trắng.
Ngoại thất xe đã trang bị một số chi tiết làm bằng sợi carbon như líp trước, cánh gió đuôi, ốp gương chiếu hậu, ốp hốc gió bên và bộ khuếch tán. Bộ mâm đa chấu kích thước 19 inch của xe cũng sơn đen, mang đến tổng thể hầm hố, huyền bí hơn. Bên trong là cùm phanh màu xám không quá nổi bật.
Sau thời gian dài sử dụng, nội thất đã có dấu hiệu “lão hóa” nhẹ. Ghế ngồi xuất hiện một số vết nhăn ở hai bên. Tông màu đen tổng thể được điểm xuyết bằng đường chỉ khâu màu đỏ. Chất liệu carbon dùng ở một số vị trí như bảng đồng hồ sau vô-lăng, bảng điều khiển trung tâm, cửa gió điều hòa. Mẫu siêu xe này không được trang bị màn hình giải trí trung tâm.
Audi R8 V10 Plus dùng chung động cơ V10 hút khí tự nhiên, dung tích 5.2 lít với “đối thủ” Lamborghini Huracan LP610-4, do cả 2 xe đều chung tập đoàn Volkswagen. Cỗ máy này cho sức mạnh 602 mã lực và mô-men xoắn tối đa 560 Nm, đi kèm hệ dẫn động 4 bánh AWD cùng hộp số tự động 7 cấp.
Năm 2018, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bán đi chiếc Audi R8 V10 Plus màu đen chỉ sau vài tháng sử dụng. Đó là chiếc R8 V10 Plus thứ 2 về Việt Nam, cập bến vào năm 2016. Sau đó, siêu xe này về tay đại gia Bạc Liêu trước khi đến tay Cường Đô la.
Audi R8 V10 Spyder biển "tứ quý 8" hiện có trong bộ sưu tập của ông Vũ.
Audi R8 Performance
Trước khi mua chiếc R8 V10 trong bài, vị doanh nhân ngành cà phê đang sở hữu hai chiếc Audi R8 độc nhất nước ta với tổng giá trị ước tính không dưới 30 tỷ đồng, gồm chiếc R8 V10 Spyder 2015 biển số tứ quý 8 và R8 Performance 2021.
Mạnh Hà (Ảnh: Liêm Nguyễn)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! |
47,234,250 | /giang-my-dep-khong-tuoi-dam-vinh-hung-don-sinh-nhat-muon-r47234250.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:18:00.000Z"
} | Giáng My đẹp không tuổi, Đàm Vĩnh Hưng đón sinh nhật muộn
Đàm Vĩnh Hưng, Giáng My, Bảo Thy, tham gia dạ tiệc của vợ diễn viên Chi Bảo - doanh nhân Lý Thùy Chang.
Đàm Vĩnh Hưng, Giáng My, Bảo Thy, Kim Thư, Dương Edward, Vicky Nhung…đã tham gia bữa tiệc mừng 20/10 của vợ diễn viên Chi Bảo - Lý Thùy Chang. Tại sự kiện, nam ca sĩ bất ngờ được tặng bánh sinh nhật đón tuổi mới dù đã bước sang tuổi 52 hồi đầu tháng 10.
Anh trình diễn các ca khúc đã làm nên tên tuổi như Lâu đài tình ái, Tình yêu, Người tình trăm năm... Nam ca sĩ trải lòng điều quan trọng nhất hiện tại là con cái, “dù ngoài kia có gặp bao nhiêu sóng gió nhưng chỉ cần về nhà con vẫn mạnh khỏe, học giỏi là được”.
Lý Thùy Chang diện đầm trắng đơn giản bế con đứng bên chồng. Ở độ tuổi U40, ngoài nhan sắc trẻ trung, cô còn là người phụ nữ thành đạt, sành điệu, điều hành một tập đoàn nhưng chu toàn công việc gia đình.
'Công chúa bong bóng' Bảo Thy tươi cười chụp hình cùng Lý Thùy Chang. Khi làm mẹ, nhan sắc của Bảo Thy bị ảnh hưởng nhiều, có khi thức đêm liên tục 7 ngày để chăm con.
Bảo Thy tích cực trở lại showbiz khi vừa ra mắt MV Em đã cố với sự tham gia của Nam vương Siêu quốc gia Thái Lan 2023 Topz Nathanon Narathanyawirun. Sản phẩm đánh dấu sự trở lại đường đua âm nhạc sau 4 năm dành thời gian cho gia đình, thay lời tri ân dành cho người hâm mộ
Hoa hậu Giáng My diện đầm trắng với thiết kế bồng xòe công chúa, phối với loạt phụ kiện hàng hiệu như vòng tay và giày Chanel, hoa tai Dior, túi Versace. Người đẹp giữ vững phong độ nhan sắc không tuổi với tone make-up ngọt ngào, trong veo.
Trong bữa tiệc diễn ra màn mổ lấy trứng cá tầm, Giáng My tự tin phiên dịch cho đầu bếp người Nga, giới thiệu về nguồn gốc, cách ăn loài cá này.
MC Tuấn Tú cũng góp mặt trong đêm tiệc.
Nữ diễn viên Kim Thư mặc đầm trắng nhan sắc đằm thắm, body quyến rũ dù đã ở độ tuổi U50. Cô còn gây bất ngờ với giọng hát nội lực và trình diễn rất sung, khuấy động không khí buổi tiệc.
Ca sĩ Vicky Nhung (thứ hai, từ bên trái) cùng các khách mời trong tiệc 20/10. |
47,234,249 | /ong-putin-noi-ve-moi-quan-he-voi-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-r47234249.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:13:00.000Z"
} | Ông Putin nói về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là đối tác bình tĩnh và đáng tin cậy.
Trong cuộc phỏng vấn được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố hôm 15/10, Tổng thống Nga Putin đã mô tả ông Tập Cận Bình là một “nhà lãnh đạo thế giới thực thụ” khi mọi hành động đều có mục tiêu dài hạn.
“Tất nhiên, ông Tập Cận Bình là một trong những nhà lãnh đạo được thế giới công nhận. Nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra quyết định nhất thời dựa trên các sự kiện hiện tại. Ông ấy đánh giá tình hình, phân tích, và nhìn nhận về tương lai”, ông Putin nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow. Ảnh: Sputnik
Theo nhà lãnh đạo Nga, phẩm chất này “rất quan trọng, và là đặc điểm để phân biệt một nhà lãnh đạo thế giới thực thụ với những người mà chúng tôi gọi là ‘người giữ chỗ’, những người chỉ xuất hiện 5 phút trên trường quốc tế, và sau đó biến mất mà không ai để ý”.
Cũng theo ông Putin, ông Tập Cận Bình luôn là “đối tác kỹ lưỡng, bình tĩnh, và đáng tin cậy” đối với Nga.
“Nếu chúng tôi đồng ý điều gì đó với ông Tập Cận Bình, chúng tôi có thể chắc chắn rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện cho cả 2 bên”, ông Putin nói thêm.
Những nhận định trên của Tổng thống Nga được đưa ra trước khi ông có chuyến thăm tới Bắc Kinh để tham gia Diễn đàn Vành đai và Con đường được tổ chức vào ngày 17 - 18/10.
Sáng kiến Vành đai và Con đường lần đầu tiên được ông Tập Cận Bình công bố vào năm 2013 với mục tiêu thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư ở Trung Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và nhiều nơi khác. Hơn 150 quốc gia và tổ chức đã tham gia dự án này.
Mối quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Trong bài báo đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngay trước chuyến thăm tới Moscow của ông Tập Cận Bình vào tháng 3, ông Putin từng nói quan hệ Nga - Trung đã đạt đến “mức cao nhất trong lịch sử, và ngày càng mạnh mẽ hơn”, khi 2 nước đang cùng nhau hợp tác để định hình thế giới đa cực. |
47,234,248 | /chuyen-doi-so-nganh-dien-quang-ninh-de-huong-toi-loi-ich-khach-hang-r47234248.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:29:00.000Z"
} | Chuyển đổi số ngành Điện Quảng Ninh để hướng tới lợi ích khách hàng
Công ty Điện lực Quảng Ninh hiện có 447.693 hộ khách hàng. Thời gian qua Điện lực Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng sử dụng điện.
Đến nay Công ty đang có 315.885 khách hàng cài đặt, đăng ký nhận tin nhắn thông báo qua zalo, chiếm 70,56% tổng số khách hàng sử dụng điện; 385.705 khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, đạt tỷ lệ 86,15%. 9 tháng năm 2023 tổng số tiền điện thanh toán không sử dụng tiền mặt là 8.325,56 tỷ đồng, chiếm 97,05% tổng số tiền điện thu được của Công ty.
CBNV Điện lực Quảng Ninh kiểm tra mức độ an toàn lưới điện bằng bộ thiết bị thông minh. Ảnh CTV
Để đạt được kết quả trên, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã triển khai cung cấp các dịch vụ điện đa kênh, bao gồm cả cung cấp dịch vụ điện tại trung tâm hành chính công; cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử; trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Cụ thể, khách hàng trên địa bàn tỉnh có thể đăng ký các dịch vụ điện qua nhiều kênh trên nền tảng: Website, cổng dịch vụ công quốc gia, facebook, zalo, messenger, email, tổng đài CSKH... Và thực hiện tất cả các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi, kể cả thanh toán chi phí, mà không cần trực tiếp đến điện lực.
Đặc biệt, với việc cung cấp dịch vụ điện thông qua phương thức điện tử, khách hàng sử dụng điện được ký các hồ sơ điện tử theo phương thức nhận mật khẩu một lần (OTP) qua tin nhắn điện thoại hoặc email, nhờ đó, giúp tối đa hóa trải nghiệm tiện ích cho khách hàng.
Hiện Điện lực Quảng Ninh cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia, bao gồm 11 dịch vụ. Cùng với đó, khi khách hàng có thắc mắc về điện, báo mất điện, yêu cầu tra cứu thông tin... có thể gọi điện đến tổng đài 19006769 hoặc website: cskh.npc.com.vn, qua zalo, app EVNNPC.CSKH của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để được giải đáp.
Nhận thấy trong thời đại bùng nổ công nghệ số, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã bắt kịp xu thế trong việc chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng EVNNPC.CSKH trên điện thoại di động. Thông qua ứng dụng này, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi.
CBNV ngành điện Quảng Ninh theo dõi các chỉ số khách hàng trên phần mềm tự động cập nhật. Ảnh CTV
Kể từ năm 2020 đến nay, Công ty Điện lực Quảng Ninh tăng cường chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, với mục tiêu chính là hướng tới lợi ích của khách hàng. Một trong các lĩnh vực là kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đồng thời số hóa hợp đồng mua bán điện đạt tỷ lệ 100%.
Ngoài ra, công ty còn hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin khách hàng trên hệ thống phần mềm quản lý CMIS. Mặt khác, thông qua quá trình số hóa, đến nay khách hàng trên địa bàn đã có thể dễ dàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt thông qua: Trích nợ tự động, SMS & Mobilebanking, ví điện tử, thẻ ATM, ủy nhiệm thu - ủy nhiệm chi, VNPay, thanh toán qua website CSKH EVNNPC... Điều này đã mang lại sự thuận tiện, cũng như góp phần đa dạng hóa kênh thanh toán với khách hàng sử dụng điện...
Đối với công tơ khách hàng sau trạm biến áp phân phối, đến nay Điện lực Quảng Ninh đã triển khai lắp đặt được 396.142 công tơ điện tử trong tổng số 453.331 khách hàng mua bán điện, đạt tỷ lệ trên 87,38%. Hằng tháng đến kỳ ghi chỉ số, sản lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng được cập nhật trực tiếp trên hệ thống máy chủ của ngành điện, đảm bảo chính xác, giảm sai sót.
Từ những lợi ích mà công tơ điện tử mang lại cho khách hàng, Công ty Điện lực Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành mục tiêu lắp đặt 100% công tơ điện tử trước năm 2025 với tất cả khách hàng mua bán điện.
Theo đó, tất cả các công tơ sẽ được thay thế bằng công tơ điện tử có gắn modul kết nối với thiết bị đọc chỉ số tự động hoàn toàn (ARM) theo công nghệ RF-DCU hoặc PLC-DCU.
Mục tiêu của Điện lực Quảng Ninh là nâng tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đến năm 2025 đạt 96%, trong đó tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện bằng hình thức trích nợ tự động đạt 33%. |
47,234,247 | /vinh-phuc-ap-dung-cong-nghe-tien-tien-phat-trien-nong-nghiep-thong-minh-r47234247.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Vĩnh Phúc áp dụng công nghệ tiên tiến phát triển nông nghiệp thông minh
Thời gian qua, nhiều bà con nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang chủ động bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh.
Để phát triển nền nông nghiệp theo hướng thông minh, an toàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang chủ động tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Từ đó, từng bước chuyển dịch từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần quan trọng trong thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Mới đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường đã triển khai phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa bằng máy bay không người lái tại xã Tân Phú.
Nói về tính năng nổi bật của máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật, bà Lê Thị Hưởng, thôn Đan Thượng, xã Tân Phú khẳng định: “Thay vì phải đeo trên lưng chiếc bình thuốc cồng kềnh và di chuyển liên tục để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lúa, giờ đây, với sự hỗ trợ của công nghệ số, tôi chỉ cần đứng tại chỗ là có thể thực hiện các thao tác vận hành thiết bị thông qua chiếc điều khiển từ xa. Điều đáng nói, việc áp dụng thiết bị này trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước, thuốc, nhân công lao động mà còn giúp bà con hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường”.
Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa tại xã Tân Phú, huyện Vĩnh Tường
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như hiệu quả thiết thực của công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, nhiều bà con nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tính đến hết tháng 9/2023, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi đạt trên 88%; tỷ lệ số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh hơn trên 17%; tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử gần 20%; tỷ lệ nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng đạt trên 12%.
Nhằm phục vụ tham quan, trao đổi kinh nghiệm cho người dân và doanh nghiệp, từng bước chuyển đổi hình thức từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thí điểm xây dựng 2 mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất Thanh long và chăn nuôi lợn thịt.
Mô hình sản xuất Thanh long được trang bị hệ thống điều khiển tưới và bón phân tự động, phần mềm sổ tay hướng dẫn. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô 1.000 con có hệ thống giám sát và điều khiển khí hậu chuồng nuôi, hệ thống cho ăn tự động, phần mềm quản lý chuồng trại chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng, kiểm soát tốt dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp bước đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều; nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân chưa cao, vẫn chủ yếu bằng kinh nghiệm.
Công nghệ hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp chưa tương xứng; diện tích canh tác nhỏ; trình độ cơ giới hóa còn thấp. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, đặc biệt là các công nghệ 4.0 còn thiếu và yếu.
Hầu hết các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, nguồn nhân lực cho chuyển đổi số chưa đủ, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm...
Hướng tới một nền nông nghiệp số hoàn chỉnh với việc phát triển đồng bộ nền tảng hạ tầng số, chính quyền số nông nghiệp, kinh tế số nông nghiệp và nông dân, nông thôn số, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tổ chức tập huấn, hướng dẫn và đào tạo kiến thức, kỹ năng cho hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng các công nghệ số vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý từ tỉnh đến cơ sở; khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Giải pháp GIS, theo dõi tính trạng đất môi trường…
Cùng với đó là việc thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được tiếp cận với các nguồn vốn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học, tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp số...
Theo Phùng Hải (Cổng Thông tin- Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc) |
47,234,245 | /ha-noi-tuoc-giay-phep-lai-xe-co-thoi-han-hon-1-000-truong-hop-r47234245.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:23:00.000Z"
} | Hà Nội tước giấy phép lái xe có thời hạn hơn 1.000 trường hợp
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính hơn 11 nghìn trường hợp, xử phạt trên 42 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 1.199 trường hợp, tước phù hiệu 572 phương tiện.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, Thanh tra GTVT đã đẩy mạnh công tác rà soát, nắm bắt tình hình, phát hiện, đồng thời tăng cường kiểm tra, giải tỏa, xóa bỏ nhiều tụ điểm bến cóc trên địa bàn.
Theo đó, từ đầu năm trên địa bàn có khoảng 14 tụ điểm dừng, đỗ xe đón, trả khách trái phép, trong đó có một số địa chỉ như số nhà 29-31 Trần Thủ Độ, phố Kim Đồng (quận Hoàng Mai); phố Trần Vĩ (quận Cầu Giấy); Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm); 71 Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân); khu vực phía trước bến xe Yên Nghĩa, phố Quang Trung, phố Trần Phú (quận Hà Đông).
Đến nay, Thanh tra GTVT đã xóa bỏ được 4 vị trí gồm: Phố Trần Vỹ, 71 Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân), 21 - 29 Trần Thủ Độ, 78 -79 Yên Phụ.
Thanh tra Sở GTVT kiểm tra xe chở khách (Ảnh: Sở GTVT)
Ngoài ra, Thanh tra Sở đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính hơn 11 nghìn trường hợp, xử phạt trên 42 tỷ đồng, tạm giữ 134 phương tiện, tước GPLX có thời hạn 1.199 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 17 xe ô tô tải, tước phù hiệu 572 trường hợp.
Riêng lĩnh vực vận tải hành khách đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 3.780 trường hợp, số tiền xử phạt trên 8,1 tỷ đồng, tạm giữ 30 phương tiện, tước GPLX có thời hạn 459 trường hợp.
Được biết, sau khi xóa bỏ bến cóc, Sở GTVT Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì công tác phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng nắm bắt tình hình tại các điểm nút giao thông, khu vực, tuyến đường có nguy cơ hoạt động của xe khách trá hình.
Từ nay đến cuối năm, Thanh tra Sở tiếp tục chỉ đạo Đội Thanh tra GTVT quản lý địa bàn và Đội Thanh tra cơ động, Đội Thanh tra GTVT đường bộ kiểm soát từng địa bàn, xác định các điểm nóng, các tụ điểm có nhiều vi phạm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trên cơ sở đó, tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tại các khu vực như: Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm và các tuyến đường, phố tiếp nối khu vực bến xe, các khu vực trước cổng bệnh viện, trung tâm thương mại...
Để tạo điều kiện cho xe khách tuyến cố định có thêm các điểm đón, trả khách ngoài bến xe, Sở đã đưa vào khai thác 41 điểm dừng đón, trả khách cho xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định trên địa bàn.
Cụ thể: QL6 (đoạn Hà Đông - Chương Mỹ); đường Hồ Chí Minh (đoạn Hòa Lạc - Xuân Mai); QL21 (đoạn Chốt Nghệ - Hòa Lạc); QL32 (đoạn Hoài Đức - Đan Phượng - Phúc Thọ - Sơn Tây - Ba Vì); đường Võ Văn Kiệt (đoạn cầu Thăng Long - QL2); QL3 (đoạn qua địa phận Hà Nội). |
47,234,244 | /ecuador-co-tong-thong-8x-la-con-trai-cua-ty-phu-xuat-khau-chuoi-r47234244.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:19:00.000Z"
} | Ecuador có Tổng thống 8X, là con trai của tỷ phú xuất khẩu chuối
Doanh nhân Daniel Noboa, sinh năm 1987, đã trở thành Tổng thống đắc cử trẻ nhất trong lịch sử Ecuador.
Theo Reuters, trong ngày 15/10, Hội đồng Bầu cử Quốc gia Ecuador đã xác nhận ứng viên Daniel Noboa (35 tuổi) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2 tại quốc gia Nam Mỹ này. Ông Noboa giành được 52,3% số phiếu ủng hộ, trong khi đối thủ Luisa González nhận được 47,7% số phiếu.
Truyền thông địa phương cho biết, cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi mà không ghi nhận hành động bạo lực nào. Đã có khoảng 100.000 cảnh sát và binh sĩ được triển khai để giữ gìn trật tự tại các điểm bỏ phiếu. Cuộc bầu cử năm nay tại Ecuador thu hút nhiều sự chú ý, bởi đất nước này sẽ có Tổng thống trẻ nhất lịch sử hoặc Tổng thống nữ đầu tiên.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, bà González đã lên tiếng chúc mừng ông Noboa, đồng thời cam kết tôn trọng sự lựa chọn của người dân Ecuador.
Ông Daniel Noboa, Tổng thống đắc cử của Ecuador. Ảnh: Reuters
"Tôi muốn cảm ơn vợ, gia đình và tất cả những người đã ủng hộ một dự án chính trị non trẻ. Dự án này sẽ đem lại nụ cười cho đất nước. Từ ngày mai, Daniel Noboa - Tổng thống mới của các bạn, sẽ bắt đầu làm việc", ông Noboa nói.
Tổng thống đắc của của Ecuador cam kết sẽ tập trung đối phó tình trạng bạo lực leo thang và tạo thêm nhiều việc làm mới, đặc biệt là dành cho người trẻ.
Ông Daniel Noboa sinh ngày 25/11/1987, là con trai của tỷ phú Alvaro Noboa - một trong những người giàu nhất Ecuador. Gia đình của ông Noboa sở hữu tập đoàn cùng tên, tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu chuối, có văn phòng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tổng thống đắc cử của Ecuador có bằng quản trị kinh doanh từ Đại học New York, có 3 bằng thạc sĩ từ Đại học Harvard, Northwestern và George Washington. Ông Noboa tự thành lập công ty riêng vào năm 18 tuổi, sau đó tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình. |
47,234,243 | /nganh-y-te-kiem-soat-tot-dich-covid-19-va-cac-dich-benh-khac-tren-nguoi-r47234243.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:00.000Z"
} | 'Ngành Y tế kiểm soát tốt dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trên người'
Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, ngành Y tế đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác trên người. Bên cạnh đó, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh làm hài lòng người dân.
Tại Phiên họp thứ 27 của UBTVQH sáng 16/10, các đại biểu thảo luận các vấn đề về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, liên quan đến lĩnh vực lao động việc làm, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng thể thị trường lao động Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi các chỉ số về lực lượng lao động. Trong đó chỉ số thất nghiệp, thu nhập của người lao động cơ bản ổn định, đặc biệt lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài đạt 88,39%.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu.
Theo số liệu của BHXH Việt Nam, 8 tháng đầu năm, công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 giảm 1,83%, tỉ lệ hộ nghèo, chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 giảm 1,17%, ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 5,62%...
Về chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trợ giúp đột xuất và chăm sóc, phát huy người cao tuổi cơ bản được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, trong lĩnh vực an sinh xã hội vẫn còn hạn chế. Bộ LĐTB&XH chậm trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42 về điều chỉnh lương hưu trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng, dẫn đến việc chi trả chậm so với Nghị quyết của Quốc hội giao…
Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của UBTVQH sáng 16/10.
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, về việc thực hiện các chỉ tiêu của Quốc hội thì ngành Y tế cơ bản thực hiện vượt kế hoạch 2/3 chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 68 của Quốc hội. Đó là, tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân. Riêng chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT để đạt chỉ tiêu 93,2% cũng là một thách thức lớn về tính bền vững.
Về dịch COVID-19, ngành Y tế kiểm soát tốt cũng như thực hiện phòng, chống các dịch bệnh khác trên người… Bên cạnh đó, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được cải thiện, làm hài lòng người dân. Đối với tỷ lệ về chất lượng hài lòng của người dân về chất lượng khám, chữa bệnh từ 82% năm 2021 lên 90% năm 2022 và ước năm 2023 cũng đạt 90% vượt chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 16. Năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo đưa ra các giải pháp trình Quốc hội và giải quyết trong thanh quyết toán chi phí điều trị COVID-19 và nhiều giải pháp để giữ chân các cán bộ y tế…
Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề cập đến một vấn đề liên quan đến tình hình an ninh – trật tự.
Thứ nhất, về tình hình cháy nổ: Bà Lê Thị Nga cho rằng, từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước đến nay diễn biến phức tạp, vụ cháy chung cư mini vừa qua thể hiện chúng ta vẫn còn sơ sở trong PCCC.
"Mỗi một vụ cháy xảy ra lại tiến hành rà soát, như cháy karaoke thì sau đó có hàng loạt chỉ thị về rà soát các tụ điểm karaoke, cháy chung cư mini thì lại rà soát chung cư mini. Tôi cho rằng công tác PCCC thực hiện chưa tốt", bà Lê Thị Nga nêu ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu.
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, Quốc hội khóa XV có cuộc giám sát rất lớn về PCCC. Chúng tôi đề nghị UBQPQN kiểm tra lại Nghị quyết về giám sát PCCC để kiểm tra lại, đề xuất Chính phủ tăng cường thực hiện các giải pháp mà Quốc hội đã để ra trong Nghị quyết.
Thứ hai, về tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Số người bị lừa đảo rất lớn, bà Nga đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý mạng xã hội để cảnh báo những trường hợp lừa đảo qua mạng xã hội để người dân được biết và phòng ngừa.
Thứ ba, thời gian qua diễn ra nhiều vụ xâm hại và bắt cóc trẻ em, đáng lưu ý vụ này học tập vụ kia, lấy vụ kia để o ép những gia đình nộp tiền chuộc. "Chúng tôi đề nghị tăng cường quản lý và xử lý nghiêm minh những vụ việc này", bà Nga nhấn mạnh.
Thứ tư, hiện nay tình trạng sử dụng bóng cười, thuốc lá điện tử có trộn ma túy vào là khá phổ biến trong giới thanh thiếu niên, học sinh. Bóng cười, thuốc lá điện tử có trộn ma túy được bán nhiều nơi, học sinh mua rất dễ vì vậy đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý lĩnh vực này. |
47,234,242 | /a-hau-dang-quang-hoa-hau-viet-nam-gan-1-thap-ky-van-quyen-ru-voi-da-dep-nhu-lua-r47234242.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:22:00.000Z"
} | Á hậu đăng quang Hoa hậu Việt Nam gần 1 thập kỷ vẫn quyến rũ với da đẹp như lụa
Huyền My giành ngôi vị Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã được 9 năm nhưng hiện tại nhan sắc của cô vẫn rất xinh đẹp. Bí quyết của người đẹp là 'đắp tiền' lên mặt.
Nguyễn Trần Huyền My sinh năm 1995, cô bắt đầu sự nghiệp người mẫu từ khá sớm nhờ gương mặt xinh đẹp. Sau đó, người đẹp đã đăng quang ngôi vị Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014.
Ngoài ra, Huyền My còn là Gương mặt ăn ảnh của cuộc thi Người mẫu Châu Á năm 2011 tổ chức tại Trung Quốc. Năm 2017, Huyền My đại diện Việt Nam chinh chiến tại Miss Grand và có mặt trong Top 10.
Từng lên báo Trung Quốc vào nhiều năm trước với tên gọi "quốc bảo nhan sắc Việt', cách đây ít lâu, người đẹp Hà thành tiếp tục được truyền thông nước này tiếp tục đưa tin. Cụ thể trang Sina đưa tin với tiêu đề: "Nguyễn Trần Huyền My, mỹ nhân số một Việt Nam, liệu có vượt mặt dàn sao nữ trong nước?".
Á hậu Huyền My được nhận xét sở hữu gương mặt chuẩn Á Đông trông vừa trong trẻo lại có nét rất quyến rũ. Không những thế, Huyền My cũng gây mê với body nuột nà, số đo 3 vòng quyến rũ.
Và đặc biệt, cô cũng là một trong những nàng Hoa - Á hậu có làn da đẹp nhất nhì Vbiz. Cô nàng là số ít những mỹ nhân không ngại chia sẻ hình ảnh thật 100%, không qua chỉnh sửa, thấy rõ từng lỗ chân lông.
Để có làn da lụa là, Á hậu Huyền My không ngại chi tiền vào nhan sắc.
Không dùng loại mặt nạ thông thường, Huyền My còn đầu tư dùng loại mặt nạ nâng cơ giúp chống chảy xệ phần da ở cằm và cổ, hiện có giá trên dưới 100 nghìn đồng (tùy loại). Cộng thêm các loại mặt nạ mắt, môi, có thể thấy, chu trình skincare này của Huyền My giá không dưới 200 nghìn đồng/ lần, chưa kể những bước skincare khác với những loại mỹ phẩm chất lượng của cô.
Không riêng những loại mặt nạ chất lượng cao, giá thành không rẻ, Huyền My cũng đầu tư cho tủ đồ skincare thêm nhiều món xịn. Cô từng gây trầm trồ khi hé lộ "rương" mỹ phẩm toàn những thương hiệu uy tín bậc nhất thế giới. Có những chai lọ thoa bôi trị giá hàng chục triệu đồng. Tính tổng đồ skincare của chân dài phải lên tới hàng trăm triệu.
Ngoài chú trọng cho làn da, Á hậu Huyền My còn mất rất nhiều công sức để chăm sóc tóc. Người đẹp dành 9 bước để chăm sóc cho suối tóc của mình. Ngoài làm sạch tóc với dầu gội và dầu xả, người đẹp còn sử dụng đến nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Trong đó gồm có các loại dầu dưỡng, serum dưỡng ẩm và nhiều sản phẩm dạng xịt khác. Cùng điểm qua công dụng của các sản phẩm dưỡng tóc mà Á hậu sử dụng, biết đâu chị em lại tìm được cho mình một vài lựa chọn phù hợp. |
47,234,241 | /dai-hoi-tu-nhiet-doi-ap-sat-dat-lien-hue-ra-soat-so-tan-dan-khoi-vung-nguy-hiem-r47234241.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:28:51.000Z"
} | Dải hội tụ nhiệt đới áp sát đất liền, Huế rà soát sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
Theo dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đang áp sát đất liền nên Thừa Thiên - Huế có thể có mưa to đến rất to và có thể gây ngập lụt ở các vùng trũng.
Trưa 16/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên - Huế vừa có công điện gửi một số cơ quan, đơn vị sẵn sàng ứng phó với dải hội tụ nhiệt đới đang áp sát đất liền và có thể gây mưa lớn và kèm các hiện tượng tự nhiên nguy hiểm khác như giông lốc, và sấm sét....
Cụ thể, theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, sáng 16/10 dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14-17 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 01h ngày 16/10 có vị trí ở khoảng 13,7-14,6 độ vĩ Bắc; 111,4-112,4 độ Kinh Đông nên trong ngày và đêm nay 16/10 trên vùng biển của tỉnh Thừa Thiên- Huế có gió giật mạnh cấp 6-7, sóng cao từ 1,5-3,0m biển động; trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo dự báo từ 16 - 18/10 Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to và có thể gây ngập lụt tại một số vùng trũng. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Trên đất liền từ 16/10 đến 18/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đề nghị UBND các huyện, thị xã và TP Huế triển khai công tác ứng phó với vùng áp thấp, mưa lớn, phân công lãnh đạo xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt (chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu,…).
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên - Huế đề nghị các huyện, thị xã và TP Huế lên phương án, rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm. (Ảnh: Quốc Cường)
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế; Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên - Huế; Chi cục Thủy sản; Đài Thông tin duyên hải Huế tăng cường thời lượng thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của vùng áp thấp để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu tránh trú (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai, sơ tán người dân phòng chống mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra, chỉ đạo các nhà thầu thi công có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công: cầu Nguyễn Hoàng, cầu cửa Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây…, triển khai phương án chống va trôi tàu thuyền, sà lan đang thi công ảnh hưởng đến an toàn các công trình cầu đường bộ, đường sắt xung yếu trong tỉnh.
Đợt mưa lũ từ ngày 10 đến 14/10 khiến nhiều đoạn kè biển ở khu vực xã Phú Diên bị sạt lở.
Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi…, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện đề phòng lũ quét, ngập úng, sạt lở đất bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dỡ dang, khơi thông dòng chảy phòng tránh ngập úng cục bộ.
Trước đó, mưa lớn từ ngày 10/10 đến ngày 14/10 gây ngập lụt tại nhiều địa phương của Thừa Thiên - Huế như TP Huế và một số huyện, thị xã như Phú Lộc; Hương Thủy; Phú Vang; Quảng Điền và Phong Điền. Tuy nhiên, từ chiều tối 14/10 đến sáng 16/10 mưa giảm và nước lũ đã rút. Mưa lũ đợt này cũng khiến 2 người dân của Thừa Thiên - Huế thiệt mạng; nhiều đoạn kè biển ở xã Phú Diên (huyện Phú Vang) bị sạt lở và hiện đang được lực lượng chức năng nỗ lực khắc phục. |
47,234,240 | /bi-thu-da-nang-thong-tin-mon-qua-50-ti-dong-cho-lao-dong-kho-khan-r47234240.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:47.000Z"
} | Bí thư Đà Nẵng thông tin 'món quà' 50 tỉ đồng cho lao động khó khăn
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết Thường trực Thành ủy đã thống nhất chủ trương về gói vay 50 tỉ đồng cho công nhân, đoàn viên lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Sáng 16-10, tại Đại hội Công đoàn TP Đà Nẵng lần thứ XVIII, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng thông tin về "món quà" của thành phố dành tặng công nhân lao động nhân dịp đại hội lần này.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng thông tin về gói vay hỗ trợ 50 tỉ đồng sắp triển khai
Theo đó, từ đề xuất của LĐLĐ TP Đà Nẵng, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng thành phố, thống nhất về chủ trương, giao UBND trình HĐND TP Đà Nẵng xem xét các đối tượng, ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP Đà Nẵng để giải quyết cho đội ngũ công nhân, người lao động thành phố vay 50 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong 5 năm, kể từ năm 2024.
"Chúng tôi đã bàn bạc việc này rất nhiều. Nhiệm kỳ trước đã có những công trình có ý nghĩa như Khu nhà ở công nhân Hòa Cầm thì nhiệm kỳ này cũng cần có những chương trình ý nghĩa thiết thực như vậy. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đời sống công nhân lao động thành phố, Ban cán sự Đảng đã thống nhất vấn đề này. Văn bản mới nhất đã có trước đại hội", Bí thư Thành ủy nói.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng chúc mừng Đại hội Công đoàn TP lần thứ XVII
Khu nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm là công trình TP Đà Nẵng dành tặng công nhân lao động trong nhiệm kỳ trước
Đồng thời, ông Quảng đề nghị LĐLĐ TP Đà Nẵng chủ động phối hợp cơ quan liên quan, đề xuất đối tượng vay, ưu tiên nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhằm mục đích tạo điều kiện cho đoàn viên, người lao động có điều kiện trang trải cuộc sống, vượt qua khó khăn, đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Tăng cường nắm bắt tư tưởng công nhân, không để tạo điểm nóng mất an ninh trật tự
Phát biểu chỉ đạo Đại hội Công đoàn TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh các hoạt động công đoàn phải tại cơ sở phải thu hút, thực chất, sát với nhu cầu của đoàn viên. Các cấp Công đoàn cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, sự quan tâm mới của đoàn viên, người lao động.
"Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với tổ chức công đoàn nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong công nhân không để tạo ra điểm nóng gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị. |
47,234,239 | /chi-trong-1-tuan-tp-hcm-ghi-nhan-them-6-ca-dau-mua-khi-r47234239.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:27:15.000Z"
} | Chỉ trong 1 tuần TP HCM ghi nhận thêm 6 ca đậu mùa khỉ
Thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết tuần qua, TP ghi nhận thêm 6 ca đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca bệnh lên 19 ca. Trong đó, có 2 ca nhập cảnh và 1 ca xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc). Hiện 12 ca đang điều trị tại bệnh viện, sức khỏe ổn định.
Sở Y tế TP HCM cho biết 9 tháng đầu năm, TP phòng chống cùng lúc 5 loại dịch bệnh gồm: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, đau mắt đỏ và COVID-19. TP đã chủ động phòng chống và cũng đã giải được mã gien virus gây bệnh đậu mùa khỉ và đau mắt đỏ.
Về tình hình sốt xuất huyết, tuần qua, TP ghi nhận thêm 422 ca tăng 5,3% so với trung bình 4 tuần trước. Từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận tổng cộng 14.126 ca. Hiện, TP đang điều trị tổng cộng 200 ca sốt xuất huyết, trong đó có 103 ca trưởng thành và 96 ca trẻ em.
Đối với bệnh tay chân miệng, tuần qua, TP ghi nhận 1.532 ca, tăng gàn 1,5 lần trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là khoảng 30.000 ca. Hiện TP đang điều trị cho 346 ca bệnh tay chân miệng, trong đó 103 ca có địa chỉ tại TP HCM.
Theo Sở Y tế, đơn ngành y tế TP tiếp tục thường xuyên theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP và khu vực, nhằm kịp thời ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch đảm bảo thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ, đậu mùa khỉ…
Ngành y tế TP HCM tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin cho người dân biết về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ, đậu mùa khỉ. |
47,234,238 | /5-phut-trua-nay-16-10-2023-r47234238.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:26:32.000Z"
} | 5 phút trưa nay 16-10-2023
- 9 tháng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất siêu hơn 55 tỷ USD.
- Thêm đề xuất gỡ vướng cho thị trường bất động sản.
- Người dân thành thị ở Việt Nam tiêu thụ thịt gấp đôi mức được khuyến nghị.
- Vùng áp thấp có khả năng mạnh thêm.
- Lời cảnh báo của khí hậu. |
47,234,235 | /chi-chan-15-muc-tieu-vom-sat-da-het-thoi-va-day-la-thu-thay-the-no-r47234235.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:12:00.000Z"
} | Chỉ chặn 15% mục tiêu, Vòm Sắt đã 'hết thời' và đây là thứ thay thế nó?
Thậm chí theo tuyên bố của Israel, họ chỉ mất 2 USD để đánh chặn 1 rocket trị giá hàng nghìn USD của đối phương.
Vòm Sắt chỉ đánh chặn được 15% mục tiêu?
Theo trang tin Avia.pro, các nguồn tin của họ cho biết nếu trước đây hiệu suất đánh chặn tên lửa, rocket và đạn pháo của các nhóm vũ trang Palestine của hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được ước tính là 85% - thì nay đã giảm xuống còn 15%.
Trang tin cho rằng tỉ lệ đánh chặn thành công thấp như vậy có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm khả năng bám bắt kém hiệu quả của tên lửa phòng không nhưng lý do chính có thể đến từ việc số lượng đạn tên lửa của Vòm Sắt rất hạn chế.
Avia.pro lưu ý rằng để "xuyên thủng" Vòm Sắt, người Palestine chỉ cần phóng khoảng 80 rocket là đủ - đó là vì mỗi khẩu đội của hệ thống này chỉ có từ 60 đến 80 đạn tên lửa phòng không Tamir.
"Lỗ hổng" được mở ra hiện vẫn là thách thức nghiêm trọng đối với an ninh của Israel trong bối cảnh các đợt xung đột liên tục nổ ra.
Và có vẻ như Tel Aviv đã hiểu rõ điều này từ lâu, họ vừa xem xét các phương án nâng cấp Vòm Sắt, vừa tính tới một phương án bổ sung.
Tên lửa Tamir được Vòm Sắt bắn lên để đánh chặn rocket từ Gaza (Ảnh: AFP/Getty Image).
Thứ có thể thay thế cho Vòm Sắt?
Và theo bài viết mới được trang tin Bulgary Military đăng tải, để đối phó tốt hơn với các nguy cơ, Israel đã phải nhanh chóng triển khai việc đưa hệ thống phòng không mới được gọi là Iron Beam vào trang bị (Dầm Sắt - Tên thường gọi thanh chịu lực trong các kết cấu cầu đường).
Điểm đáng chú ý là hệ thống mới đến từ nhà sản xuất Rafael sử dụng phương thức đánh chặn khác hẳn với Vòm Sắt, đó là tia laser có công suất lên tới 100 kW chứ không phải tên lửa.
Cũng như Vòm Sắt, Dầm Sắt được tuyên bố là có thể chống lại rocket, đạn pháo, đạn cối và máy bay không người lái (UAV), tuy nhiêm điểm khác biệt là hệ thống có giá thành lên tới hàng nghìn USD nhưng vẫn rẻ hơn tên lửa Tamir của Vòm Sắt có giá từ 40 đến 50 nghìn USD.
Các chuyên gia của Bulgary Military nhấn mạnh về quyết định chiến lược này của Tel Aviv:
"Nó diễn ra trong bối cảnh xung đột căng thẳng hiện nay, khi Israel đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đạn dược cho hệ thống Vòm Sắt và Mỹ cũng đã phải phản ứng bằng cách chuyển tên lửa từ các kho dự trữ của mình cho IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel).
Trước đó vào tháng 3/2022, IDF đã thực hiện thành công một chuỗi thử nghiệm với Dầm Sắt, trong đó nguyên mẫu này đã tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu như UAV, đạn cối và rocket".
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6/2022 liên quan tới các thử nghiệm của Dầm Sắt, Thủ tướng Israel khi đó là ông Naftali Bennett bày tỏ sự hài lòng với những tiến bộ của Rafael trong việc phát triển các hệ thống phòng không phù hợp với chi phí và lợi ích:
"Trong khi đối phương có thể bỏ ra hàng chục nghìn USD vào một cuộc tập kích rocket - thì khoản tiền chúng ta bỏ ra là tối thiểu. Chỉ mất 2 USD tiền điện để bắn rơi 1 rocket như vậy".
Dầm Sắt trong thử nghiệm vào năm 2022 (Nguồn: The Times of Israel).
Nhưng...
Bulgary Military cũng lưu ý rằng nếu cuộc xung đột hiện tại không nổ ra, kế hoạch đưa Dầm Sắt vào trang bị của IDF sẽ là năm 2025. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất hàng loạt có thể chưa bắt đầu, hiện IDF và Rafael chỉ có một số nguyên mẫu.
Do vậy ở giai đoạn này, Dầm Sắt sẽ được đưa vào bảo vệ các khu vực quan trọng - đang phải đối mặt với nguy cơ đến từ các đợt phóng rocket ồ ạt.
Hơn nữa, một báo cáo gần đây còn tiết lộ việc Quân đội Hoa Kỳ mua 4 nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống laser phòng không tầm ngắn DE M-SHORAD 50 kilowatt mới nhất.
Ngoài ra Dầm Sắt sẽ không thay thế hoàn toàn cho Vòm Sắt, nó sẽ hoạt động song hành với "cựu binh" Iron Dome như là một phần của hệ thống phòng không đa tầng của Israel.
Bên cạnh hàng nghìn rocket của các lực lượng Palestine, IDF từng cảnh báo về việc lực lượng Hezbollah ở Lebanon sở hữu khoảng 13.000 rocket. Một mối lo ngại khác của họ là lập trường chống Israel của Iran và việc nước này sử dụng rộng rãi UAV.
Có thể thấy đứng trước các nguy cơ này, việc triển khai nhanh chóng Dầm Sắt rất quan trọng khi nó được kết hợp với Vòm Sắt, David's Sling, Arrow và Patriot giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Israel trước các kịch bản xung đột tương lai.
Video giới thiệu về Dầm Sắt của Bộ Quốc phòng Israel |
47,234,234 | /bai-3-thuong-xuyen-xuat-ngoai-nen-ngai-vao-dang-r47234234.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:18:00.000Z"
} | BÀI 3 - THƯỜNG XUYÊN XUẤT NGOẠI... NÊN NGẠI VÀO ĐẢNG
Từ những cách làm hay ở Quảng Ninh trong công tác phát triển Đảng viên xứng đáng là mô hình hay để nhiều tỉnh/thành phố khác học tập.
Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính, trong đó có tới 4 Thành phố, 2 thị xã, 7 huyện, là điều kiện để bồi dưỡng, phát triển Đảng viên tại các thành phố có nhiều thuận lợi riêng. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng là tỉnh có nhiều xã là đơn vị hành chính vùng biên giới và hải đảo. Riêng đối với các huyện miền núi, biên giới, các xã hải đảo, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên gặp không ít những khó khăn mang tính chất đặc thù.
Chính những đặc thù ấy, đã và đang là những “điều kiện riêng biệt” ở Quảng Ninh tạo nên những bản sắc riêng cho địa phương này. Từ những cách làm hay ở Quảng Ninh trong công tác phát triển Đảng viên xứng đáng là mô hình hay để nhiều tỉnh/thành phố khác học tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, Đảng viên phải tiên phong, gương mẫu, tính tiên phong, gương mẫu của Đảng viên chính là sự “kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân". Đó là một trong những nội dung then chốt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến trong các bài viết, bài nói của mình về công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên.
Hiểu rộng ra có nghĩa, đã là cán bộ Đảng viên, thì phải tiên phong gương mẫu là người đi đầu trong các phong trào và cũng là người truyền “lửa” nhiệt huyết cho các Đoàn viên, Đảng viên trẻ trong việc xây dựng, phát triển các tổ chức cơ sở Đảng, phát huy sức mạnh toàn diện của các cấp ủy Đảng. Nội dung ấy như “kim chỉ nam” định hướng cho các các thế hệ Đảng viên trên cả nước nói chung và ở các huyện miền núi, xã đảo tại Quảng Ninh nói riêng. Triển khai phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng thời hình thành tư tưởng, quan điểm cho các thế hệ Đảng viên, thực hiện trọng trách, vai trò tiên phong của mình đúng như lời Người từng nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên trong giai đoạn mới”, đặc biệt nhấn mạnh nội dung “Quan tâm phát triển tổ chức Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có đông đồng bào tôn giáo, khu đô thị mới...”.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn tỉnh Quảng Ninh đã căn cứ tình hình thực tế địa phương tập trung bồi dưỡng, tạo nguồn, chăm lo, giúp đỡ quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Đảng viên trong tình hình mới.
Tại Quảng Ninh, 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh kết nạp trên 2.060 Đảng viên mới. Công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường. Công tác dân vận tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của tỉnh, củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, chăm lo tốt các mặt đời sống, đảm bảo an sinh xã hội. Thống kê 9 tháng năm 2023, Quảng Ninh giữ vững sự ổn định, phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng với con số ấn tượng gần 10%; bức tranh kinh tế - xã hội tiếp tục có rất nhiều điểm sáng, tích cực, nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.
Đó là những con số biết nói về sự nỗ lực trong công tác phát triển Đảng, phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Nhưng để đạt được những “thành tựu” ấy, không phải là chuyện dễ dàng, hãy cùng Báo Pháp luật Việt Nam tìm hiểu xem các địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực “vượt khó” ra sao.
Câu chuyện bồi dưỡng, phát triển Đảng viên ở các chi bộ tại các TP phố lớn của tỉnh Quảng Ninh có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên đối với các huyện xã, các thôn, bản tại các huyện miền nùi, vùng biên giới, hải đảo lại là những câu chuyện còn nhiều trăn trở.
Tại Bình Liêu, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng, quan tâm. Với đặc thù là huyện miền núi có đường biên giới trải dài với 1 thị trấn và 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 xã là địa phương giáp biên, đặc biệt dân số Bình Liêu có tới 96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, làm sao để công tác phát triển Đảng viên đáp ứng với yêu cầu thực tiễn là một trong những bài toàn khó đối với các cấp ủy Đảng tại Bình Liêu.
Nói về công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên tại địa phương, ông Lý Văn Bình - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bình Liêu cho biết: “Bình Liêu là huyện tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 96% dân số toàn huyện. Toàn huyện có 25 chi Đảng bộ cơ sở với 161 chi bộ thuộc các Đảng bộ cơ sở, với hơn 2.500 Đảng viên, các Đảng viên cơ bản là người dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Dao và Sán Chỉ…”.
Đối với từng Đảng viên, trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức Đảng tại các chi bộ cũng như vai trò của người đứng đầu, tiên phong trong công tác xây dựng các tổ chức Đảng cấp cơ sở vững mạnh, nòng cốt - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bình Liêu nhấn mạnh.
Ngoài những mặt tích cực trong công tác bồi dưỡng phát triển Đảng viên tại các xã, những mặt hạn chế, khó khăn cũng được Phó Bí thư Đảng ủy huyện nêu rõ: “Với đội ngũ Đảng viên, đoàn viên thanh niên trên địa bàn mang tính đặc thù bởi đời sống kinh tế của nhiều Đảng viên, đoàn viên thanh niên còn nhiều khó khăn, họ phải đi làm ăn xa do đó việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng hay các chương trình sinh hoạt Đảng gặp nhiều trở ngại”.
Là một xã thuộc huyện Bình Liêu, Húc Động là địa phương với tỉ lệ đồng bào dân tộc chiếm đến gần 100%, thực hiện chỉ tiêu được giao, mỗi năm Húc Động tiến hành kết nạp từ 8 đến 9 Đảng viên.
Theo chia sẻ của bà Lô Thị Minh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Húc Động cho hay: “Thực hiện theo mục tiêu của huyện hàng năm xã đều hoàn thành. Công tác tuyên truyền, vận động mở các lớp bồi dưỡng cho các đoàn viên thanh niên trên địa bàn luôn được phía chính quyền quan tâm thực hiện. Nhưng điều trăn trở là số lượng “quần chúng ưu tú” dành để phát triển Đảng ngày càng khó, năm nay đã kết nạp hết. Kế hoạch cho sang năm, sang năm nữa thì… thiếu, như lương khô dùng mãi cũng sẽ hết”.
Chia sẻ về những khó khăn của địa phương trong công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên, đặc biệt đối với các Đảng viên là người dân tộc, bà Lô Thị Minh trăn trở: “Các đoàn viên Thanh niên chưa nhận thức sâu sắc được vai trò của công tác Đảng đối với cuộc sống thực tiễn, từ đó chưa mặn mà với việc “phát triển Đảng”. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, các đối tượng học cảm tình Đảng xong rồi, cũng “chưa muốn” vào Đảng ngay; hay có những Đảng viên phải thường xuyên đi làm ăn xa, do đó các hoạt động sinh hoạt Đảng tại các chi bộ chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Đảng”.
Việc tạo nguồn phát triển đảng viên cũng gặp khó, bởi các chi bộ chủ yếu là chi bộ nông thôn, trình độ học vấn phổ thông thấp. Đoàn viên thanh niên đủ điều kiện lại đi làm ăn xa, một số quần chúng chưa nhận thức đầy đủ về việc phấn đấu vào Đảng... Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn, một số cấp ủy cơ sở của địa phương chưa gắn trách nhiệm công tác kết nạp đảng viên cho các chi bộ trực thuộc, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện công tác kết nạp. Một nguyên nhân nữa là trình độ học vấn của nhiều quần chúng thấp, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng là một trở ngại...
Tạm xa mảnh đất Húc Động (Bình Liêu) với những đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa lo toan đủ đầy cho cuộc sống hàng ngày, rồi chuyện làm kinh tế gia đình,.. thì chưa nghĩ đến chuyện vào Đảng khiến nhóm PV chúng tôi trăn trở.
Di chuyển từ cảng, ngồi trên xuồng máy gần 30 phút, chúng tôi có mặt tại xã đảo Vĩnh Thực, TP Móng Cái. Toàn cảnh chung của Vĩnh Thực hiện nay đã khác xưa, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân xã đảo đã có nhiều đổi thay. Những chiếc xe ô tô 16 chỗ bóng loáng, chạy vù vù đưa đón khách du lịch, những ngôi nhà khang trang được sơn sửa mới mẻ… Du lịch đã làm thay đổi Vĩnh Thực như thế.
Nói về đặc thù của xã đảo nơi địa đầu Tổ quốc, ông Tô Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thực cho biết: “Vĩnh Thực hiện có hơn 3.500 nhân khẩu, có 9 chi bộ với các chi bộ thôn, chi bộ trường học, chi bộ Công an, chi bộ khối quân sự, chi bộ trạm y tế... với tổng số 144 Đảng viên, trong đó có 112 Đảng viên chính thức. Thực hiện theo Nghị quyết, phát triển số lượng Đảng viên từ 3-3,5%, năm 2022 xã đã hoàn thành chỉ tiêu do Thành ủy đề ra”.
Cái khó của Vĩnh Thực là các đoàn viên thanh niên thì đi làm ăn xa, kinh tế nơi đây còn nhiều khó khăn, những “quần chúng” ở lại thì phải lăn lộn với cuộc sống thường nhật. Khai thác thủy hải sản là nghề chính của người dân nơi đây, nhiều thanh niên cứ đánh bắt được hải sản là ra biển bán luôn cho người Trung Quốc. “Chính vì vậy, việc thường xuyên xuất ngoại… nên thanh niên cũng ngại vào Đảng, bởi những quy định chặt chẽ của Đảng”, ông Tô Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thực chia sẻ.
"Bên cạnh đó, Vĩnh Thực là xã đảo cách xa đất liền, việc mở các lớp bồi dưỡng để thu hút các đối tượng học cảm tình Đảng còn khó khăn do điều kiện đi lại, các Đảng viên phải theo học các lớp trong thành phố nên việc đi lại, ăn ở theo khóa học cũng là một trong những hạn chế đối với công tác triển khai các lớp học cảm tình đảng, phát triển thế hệ Đảng viên trẻ trên địa bàn", ông Sơn trăn trở. Nguyên nhân chính xuất phát từ nguồn nhân lực dự bị cho Đảng trong cộng đồng ít, chưa đủ tiêu chuẩn kết nạp.
Trước những “trở ngại” kể trên, nếu không có những mô hình thiết thực, thấy được lợi ích khi vào Đảng, được cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể giúp đỡ…, các đoàn viên thanh niên, người dân tộc thiểu số “sẽ ngại vào Đảng”, không muốn phấn đấu vào Đảng.
Là một trong những Đảng viên đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp đoàn viên thanh niên tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể tại địa phương, anh La A Nồng - Giám đốc Hợp tác xã Phát triển Đình Trung (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) cho biết: “Với vai trò là một Đảng viên, Bí thư chi bộ tôi luôn nhắc nhở, tuyên truyền tới các đối tượng Đảng viên, các Đoàn viên thanh niên tại các thôn, bản trên địa bàn xã thực hiện nghiêm túc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt, đối với các tầng lớp thanh niên, đoàn viên tại địa phương chúng tôi thường xuyên có những buổi sinh hoạt gặp mặt trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệp về phát triển các mô hình kinh tế. Cùng với đó, vận dụng các mô hình tổ nhóm sinh hoạt trên các nhóm Zalo, tằng cường kết nối, thường xuyên cập nhật tình hình tại các gia đình, các thôn bản, qua đó nắm bắt được rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng, những ý tưởng cũng như phản ánh của người dân trong công tác xây dựng phát triển chung về mọi mặt tại địa phương”.
Phóng viên trao đổi với anh La A Nồng - Giám đốc Hợp tác xã Phát triển Đình Trung.
La A Nồng từng tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Uông Bí (nay là Đại Học Hạ Long), sau khi tốt nghiệp A Nồng đã không theo nghề sư phạm mà về địa phương học tập, tìm hiểu phát triển mô hình kinh tế gia đình, xây dựng mô hình Hợp tác xã Phát triển Đình Trung. Hợp tác xã Phát triển Đình Trung của La A Nồng thành lập từ năm 2014, chủ yếu trồng và sản xuất miến rong, sản phẩm miến rong của HTX xã được bảo hộ thương hiệu và là một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của Bình Liêu nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
Cũng giống như La A Nồng, anh Trần Văn Hoan, Đảng viên thuộc chi bộ thôn Bắc Lù (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên) cũng từng là giáo viên, nhưng vì kinh tế khó khăn, không nuôi sống được cho bản thân và gia đình. Người đàn ông này đã tìm hiểu, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, liên kết các hộ dân trong thôn, xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) nuôi gà, trồng rừng.
Đến nay, mô hình HTX Hà Lâu do anh Hoan làm Giám đốc đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao đời sống cho gia đình anh nói riêng và những gia đình khác trong tổ hợp tác xã nói chung, được phía chính quyền địa phương từ cấp xã, đến cấp huyện đánh giá cao với sản phẩm đặc sản trọng tâm là Gà Tiên Yên thành phẩm, cung ứng cho nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm HTX của anh Hoan cung ứng ra ngoài thị trường hơn 100 tấn gà thương phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên của HTX, đây là một trong những đặc sản tiêu biểu của Tiên Yên nằm trong danh mục sản phẩm OCOP của Quảng Ninh.
"Từ mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng các tổ HTX sẽ liên kết các hộ gia đình, các đoàn viên thành niên trong xã thường xuyên kết nối, tạo nên một mạng lưới xuyên suốt từ đó có thể phát hiện và nắm bắt được những tâm tư của từng người để có hướng tháo gỡ, giúp cho các cá nhân hay mô hình HTX phát triển.
Qua đó, sẽ phát triển những đoàn viên thanh niên trẻ, tiêu biểu, tiếp tục bồi dưỡng, trau dồi giới thiệu để phát triển Đảng. Bên cạnh đó công tác sinh hoạt Đảng, phát triển Đảng tại cấp cơ sở cũng sẽ phần nào được nâng cao và phát huy giá trị, sức mạnh của tổ chức Đảng tại địa phương. Khi mô hình kinh tế phát triển, thay đổi đời sống gia đình, bộ mặt thôn bản thay đổi, tự các quần chúng sẽ thấy lợi ích khi vào Đảng, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của Đảng trong đời sống”, Giám đốc HTX Hà Lâu – anh Trần Văn Hoan bày tỏ.
Thực tế cho thấy, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên tại các địa phương như Bình Liêu, Tiên Yên, Móng Cái đã phát huy mạnh mẽ vai trò, thế mạnh của các tổ chức Đảng tại cơ sở, cũng như của người đừng đầu các chi bộ, các tổ chức Đảng và hơn hết là tính tiên phong của những Đảng viên trẻ, dám nghĩ, dám làm.
Đặc biệt, phát huy sức mạnh đoàn kết không chỉ ở các tổ chức Đảng mà các các cấp ủy đảng cơ sở cũng thấm nhuần vai trò tiên phong của mình để xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh, đáp ứng được nhu cầu của Đảng trong tình hình mới, đúng theo tinh thần Nghị Quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đầu của tổ chức cơ sở Đảng trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng, phải triển Đảng viên tại các địa phương vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định do điều kiện đặc thù về vị trí địa lý, kinh tế cũng như nhận thức về Đảng của một số đối tượng đoàn, Đảng viên trẻ còn hạn chế.
Vì vậy, để giải quyết thực trạng này, các cấp ủy, tổ chức Đảng tại Quảng Ninh đã có những giải pháp căn cơ như:
Tập trung phát triển Đảng viên trong khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn dân cư; tạo nguồn phát triển Đảng viên mới đối với các trường hợp xuất ngũ, lực lượng học sinh, sinh viên, tri thức trẻ. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và tạo điều kiện cho các đoàn viên, hội viên tham gia, từ đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để kịp thời phát hiện những quần chúng ưu tú để phát triển Đảng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tích cực chỉ đạo các đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ngay tại địa phương để giữ chân thanh niên ở lại địa phương; quan tâm tạo việc làm tại chỗ cho lao động trẻ tại địa phương để thanh niên tham gia làm kinh tế... Từ đó rà soát, nắm chắc nguồn quần chúng ưu tú, phát hiện những nhân tố điển hình tiêu biểu thông qua hoạt động thực tiễn để giới thiệu kết nạp vào Đảng.
Việc kết nạp đảng phải đi vào thực chất, tập trung vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.
Trong công tác xây dựng, phát triển Đảng viên ở các vùng có đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống, một giải pháp hiệu quả đó là phân công đảng viên từ các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã về sinh hoạt tại các chi bộ cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số. Công tác này được coi là giải pháp hữu hiệu, bởi không chỉ tăng cường nhân lực có trình độ, có nhận thức chính trị cao, họ còn là những “cánh tay nối dài” của Đảng ủy trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, nhân dân; là cầu nối tuyên truyền, phổ biến, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào mọi hoạt động của cơ sở; bồi dưỡng lý luận, nhận thức cho Đảng viên và quần chúng ưu tú tại các thôn bản vùng cao, hải đảo, biên giới.
Phàn Giào Họ - Vũ Quang - Bùi Đại - Sơn Hải - Ngọc Huy - Nguyễn Quang |
47,234,232 | /loi-chuc-ngay-phu-nu-viet-nam-20-10-ngot-xiu-danh-tang-nguoi-yeu-r47234232.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:15:00.000Z"
} | Lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ngọt xỉu dành tặng người yêu
Những lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hay và ý nghĩa nhất là món quà tinh thần ngọt ngào dành tặng người yêu, bạn gái và những người phụ nữ thân yêu.
Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, em là nguồn động viên vĩ đại trong cuộc sống của anh.
Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10! Em là ngọn đèn sáng trong cuộc đời anh.
Chúc người anh yêu thương một ngày 20/10 thật ý nghĩa, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chúc em mãi luôn xinh đẹp, cười tươi thật nhiều nhé. Yêu em!
Anh không có lời nào để chúc em cả vì em xứng đáng được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời này. Ngày 20/10 trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc em nhé!
Lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ngọt xỉu dành tặng người yêu
Em là hạnh phúc của anh. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!
Chúc cô gái xinh đẹp của anh luôn tươi cười và hạnh phúc.
Ngày hôm nay, anh muốn nói lời cảm ơn vì em luôn ở bên anh. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!
Anh tự hào được gọi em là người yêu của anh. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!
Chúc cô gái của anh luôn thành công và tỏa sáng như ngày hôm nay.
Chúc em yêu ngày càng xinh đẹp.
Chúc tình yêu bé nhỏ của anh thật nhiều niềm vui, xinh đẹp, hạnh phúc. Chúc em một ngày 20/10 ngập tràn tình thương và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
Chúc người anh yêu thương hưởng trọn 20/10 thật nhiều hạnh phúc và mãi mãi xinh đẹp em nhé. Chúc em sẽ trở thành một nàng công chúa và anh sẽ cố gắng mang tới em niềm vui, tiếng cười mỗi ngày.
Anh yêu em vô điều kiện và chúc mừng Ngày Phụ nữ, người đặc biệt của anh!
Chúc em gái của anh một ngày đẹp như em, tràn đầy tình yêu và hạnh phúc!
Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này. Chúc thiên thần của anh vui vẻ, hạnh phúc và ý nghĩa trong ngày 20/10 nhé!
Cảm ơn em vì đã là hậu phương vững chắc cho anh trong suốt thời gian vừa qua. Hạnh phúc lớn nhất của anh là có em làm vợ. Chúc em một ngày 20/10 thật ý nghĩa nhé.
Chúc vợ yêu của anh ngày 20/10 thật vui vẻ và hạnh phúc, giữ mãi nụ cười trên môi và cùng anh xây dựng một tổ ấm thật hạnh phúc nhé, yêu em.
Em không chỉ là phụ nữ, em còn là người đặc biệt của anh. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!
Hãy để anh chăm sóc và yêu thương em, ngày nào cũng như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Em là tia sáng trong cuộc đời anh và anh luôn trân trọng điều đó.
Tình yêu của anh dành cho em không bao giờ phai màu. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là dịp tuyệt vời để tặng em những lời yêu thương.
Em là người phụ nữ đáng ngưỡng mộ nhất. Chúc mừng Ngày Phụ nữ!
Chúc em luôn hạnh phúc và tỏa sáng, như ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.
Hãy để anh thể hiện tình cảm của mình đối với em trong ngày đặc biệt này.
Chúc thiên thần của anh luôn mãi xinh đẹp, hạnh phúc và vui vẻ trong ngày 20/10 nhé. Cảm ơn em đã đến bên anh và mang đến cho anh một tình yêu đẹp.
Chúc người anh yêu thương một ngày 20/10 thật ý nghĩa, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chúc em mãi luôn xinh đẹp, cười tươi thật nhiều nhé. Yêu em!
Anh không có lời nào để chúc em cả vì em xứng đáng được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời này. Ngày 20/10 trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc em nhé!
Trên Trái Đất có 7.000.000.000 người. Và anh không hiểu vì sao anh chỉ nhắn tin chúc mừng 20/10 cho mỗi mình em. Có lẽ vì 6.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được em.
Tặng em một món quà bé nhỏ tên là buổi sáng tốt lành, được gói bằng sự chân thành, buộc bằng sự quan tâm và dính keo bằng lời cầu nguyện của anh, để em được an bình và hạnh phúc cả ngày. Yêu em nhiều. Chúc em 20/10 vui vẻ!
Thế gian này đông quá phải không em? giữa hàng vạn, hàng tỷ người anh tìm kiếm, thấy được em đối với anh là may mắn, em là cả cuộc đời, cả hạnh phúc với anh. Chúc người anh yêu mãi xinh đẹp, mãi an yên. 20/10 ý nghĩa bên anh và gia đình, bè bạn nhé em.
Nếu nói rằng cỏ cây may mắn có được đất để sinh tồn, trái đất may mắn có mặt trời chiếu sáng, con thuyền may mắn có được đại dương đưa đẩy… thì anh may mắn có được em trong cuộc đời này. Happy Women’s Day!
Châu Âu ngủ, châu Á cũng đang ngủ, châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Chúc mừng 20/10 tới người anh yêu nhé!
Ngày 20/10, chúc bà xã đáng yêu của anh lúc nào cũng nhiều niềm vui, không bao giờ phải cáu kỉnh hay tức giận. Tối nay anh tình nguyện rửa bát, trông con và làm mọi việc nhà. Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam.
Cảm ơn cuộc đời đã mang đến cho anh một người vợ xinh đẹp và phúc hậu. Nhân ngày 20/10, anh muốn gửi đến vợ yêu những lời yêu thương nhất. Cảm ơn em vì đã chấp nhận cả những tính xấu của anh, luôn bao dung cho mọi lỗi lầm của anh, cảm ơn em rất nhiều.
Mỗi người sinh ra đều phù hợp với một người nào đó, thật may mắn vì anh đã tìm được một nửa của đời mình rồi. Với anh, hạnh phúc lớn nhất là có em. Hãy luôn ở bên anh nhé, yêu em nhiều.
Hạnh phúc cùng nhau nhé vợ yêu. Không chỉ 20/10 năm nay là năm sau và nhiều năm sau nữa, anh vẫn ở đây để chứng kiến nụ cười của em.
Vợ yêu à, hôm nay là ngày Phụ nữ Việt Nam - ngày để thể hiện sự quan tâm và lòng biết ơn đến phụ nữ. Anh muốn gửi tới em tất cả những lời chúc cao quý và thiêng liêng nhất của anh. Cảm ơn em đã đến với cuộc đời anh và dành trọn tình yêu thương cho gia đình nhỏ này.
Ngày 20/10 này anh muốn nói với người anh yêu rằng, em là người phụ nữ đẹp nhất trong trái tim anh. Mãi mãi và duy nhất là em đó./. |
47,234,230 | /me-cung-duong-ham-bi-an-dat-huyet-mach-hau-can-va-cac-so-chi-huy-cua-hamas-r47234230.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:16:00.000Z"
} | Mê cung đường hầm bí ẩn đặt huyết mạch hậu cần và các sở chỉ huy của Hamas
Hamas đã xây dựng một mê cung đường hầm mà Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gọi là 'hệ thống metro' của dải Gaza. Tại đây, Hamas lưu trữ đạn dược, vận chuyển hàng hóa cũng như đặt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát quan trọng.
Vô số đường hầm bên dưới dải Gaza được Hamas sử dụng để để vận chuyển hàng hóa từ Ai Cập và tiến hành các cuộc tấn công vào Israel. Tuy nhiên, còn có một mạng lưới đường hầm thứ hai mà Lực lượng Phòng vệ Israel gọi là "hệ thống metro" của dải Gaza.
Đây là một mê cung đường hầm rộng lớn với một số báo cáo ghi nhận các đường hầm dài hàng km, được sử dụng để con người đi lại và vận chuyển hàng hóa, cũng như lưu trữ rocket và đạn dược, đồng thời là nơi đặt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hamas tránh xa sự giám sát của chiến đấu cơ và UAV của IDF.
Năm 2021, Hamas tuyên bố đã xây dựng 500km đường hầm bên dưới dải Gaza mặc dù chưa rõ liệu con số này có chính xác hay không. Nếu đây là sự thật thì mạng lưới đường hầm của Hamas tương đương với gần một nửa chiều dài hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York.
Một chỉ huy của Israel đang đi vào đường hầm của Hamas vào tháng 2/2018. Ảnh: New York Times
"Đây là một mạng lưới đường hầm vô cùng khổng lồ và phức tạp trên một vùng lãnh thổ nhỏ bé", Daphne Richemond-Barak, Giáo sư tại Đại học Reichman của Israel cho hay.
Hiện chưa rõ Hamas đã chi bao nhiêu cho mạng lưới đường hầm trên khi lực lượng này chỉ kiểm soát một dải đất ven biển với nền kinh tế nghèo nàn. Tuy nhiên, có thể con số trên khá lớn, cả về nhân lực và ngân sách.
Gaza nằm dưới sự phong tỏa trên bộ, trên biển và trên không của Israel cũng như bị Ai Cập phong tỏa trên bộ từ năm 2007. Khu vực này được cho là không có các loại máy móc lớn chuyên dụng để đào hầm sâu dưới lòng đất. Các chuyên gia cho rằng Hamas có thể đã sử dụng các máy đào với những công cụ cơ bản để tạo nên mạng lưới trên. Israel từ lâu cáo buộc Hamas sử dụng xi măng cho các mục đích dân sự và nhân đạo để xây dựng các đường hầm trên.
Các đường hầm là một công cụ chiến tranh từ thời trung cổ. Ngày nay, chúng giúp các lực lượng như Hamas có được lợi thế trong cuộc chiến bất đối xứng, qua mặt một số lợi thế công nghệ của những lực lượng tiên tiến hơn như IDF.
Điều khiến các đường hầm của Hamas khác biệt so với mạng lưới đường hầm của al Qaeda trong những ngọn núi ở Afghanistan là Hamas đã xây dựng một mạng lưới đường hầm bên dưới một trong những khu vực đông dân nhất hành tinh. Gần 2 triệu người sống ở thành phố Gaza rộng gần 230 km vuông.
Chiến binh Hamas trong đường hầm (Ảnh: Getty Images)
"Việc đối phó với những đường hầm rất khó khăn dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí cả khi chúng ở vùng núi, nhưng khi chúng ở khu vực đô thị thì mọi thứ còn phức tạp hơn bởi phải tính toán đến các khía cạnh chiến thuật, chiến lược, tác chiến và dĩ nhiên là sự bảo vệ cho dân thường", chuyên gia Richemond-Barak, Học giả cấp cao tại Viện Lieber nghiên cứu về Luật và Chiến tranh mặt đất và Viện Chiến tranh Hiện đại ở West Point cho hay.
IDF nhiều lần cáo buộc Hamas đang che giấu những đường hầm "bên dưới những ngôi nhà và bên trong các tòa nhà của người dân Gaza vô tội". IDF dự kiến sẽ lần theo mạng lưới trên trong một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza. Israel từng tiến hành tấn công trên bộ vào Gaza năm 2014 để loại bỏ các đường hầm của Hamas.
Ngày 13/10, Israel đã yêu cầu dân thường ở dải Gaza sơ tán về phía Nam song theo Liên Hợp Quốc, đây một kế hoạch đầy mạo hiểm khi toàn bộ khu vực đang bị vây hãm.
Việc sơ tán dân thường khỏi thành phố Gaza sẽ khiến việc loại bỏ các đường hầm trên trở nên dễ dàng hơn nhưng các chiến dịch này sẽ rất nguy hiểm, chuyên gia Richemond-Barak nói.
IDF có thể tạm thời khiến cho các đường hầm không thể sử dụng hoặc phá hủy chúng. Theo chuyên gia Richemond-Barak, việc ném bom các đường hầm này là cách hiệu quả nhất để loại bỏ chúng nhưng những cuộc tấn công như vậy sẽ ảnh hưởng tới dân thường. Có một thực tế rõ ràng là chỉ một mình công nghệ thì không đủ để ngăn chặn mối đe dọa từ các đường hầm.
Israel đã chi hàng tỷ USD để đảm bảo an ninh biên giới với một hệ thống thông minh gồm những thiết bị cảm ứng tiên tiến và các bức tường dưới lòng đất nhưng Hamas vẫn có thể tiến hành cuộc tấn công ngày 7/10 trên bộ, trên không và trên biển.
"Không có một giải pháp cụ thể nào để đối phó với mối đe dọa từ đường hầm. Không có hệ thống Vòm sắt nào để đối phó với chúng", chuyên gia Richemond-Barak bình luận. |
47,234,229 | /hop-tac-nang-luong-trong-tam-chuyen-tham-trung-quoc-cua-ong-putin-r47234229.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:15:00.000Z"
} | Hợp tác năng lượng: Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin
Kể từ khi xảy ra cuộc giao tranh ở Ukraine, Nga - một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã củng cố mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 4/2/2022
Trung Quốc mời Tổng thống Nga Putin sang thăm chính thức vào tháng 10 tới, kỳ vọng ông Putin sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh đã bác bỏ các lời chỉ trích từ phía phương Tây về quan hệ đối tác ngày càng tăng của họ với Moscow trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ nhấn mạnh rằng mối quan hệ này không vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và Trung Quốc có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào mà họ lựa chọn.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc với Nga đã tăng tốc trong tháng 9 so với tháng 8.
Vào tháng trước, giá trị thương mại song phương đạt 21,18 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 2/2022, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao cho biết: “Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã ngày càng sâu sắc và trở nên vững chắc hơn dưới sự lãnh đạo chiến lược của hai nhà lãnh đạo”.
Dưới đây là danh sách các dự án và phát triển quan trọng về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc:
DẦU MỎ
Nga xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày sang Trung Quốc, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu của nước này. Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Nga sau Ấn Độ.
Khoảng 40% dầu dự trữ được vận chuyển qua đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO), dài 4.070 km và được tài trợ bằng khoản vay từ Trung Quốc trị giá ước tính khoảng 50 tỷ USD. Từ tháng 1 đến tháng 9, trung bình mỗi ngày Nga cung cấp 1,3 triệu thùng dầu bằng đường biển, theo số liệu trung bình của Vortexa và Kpler. Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 800.000 thùng dầu thô ESPO mỗi ngày qua đường ống.
Nhập khẩu bằng đường biển chủ yếu bao gồm ESPO được vận chuyển từ cảng Kozmino của Nga ở Thái Bình Dương, cũng như Urals từ Biển Baltic.
Từ công cụ theo dõi tàu chở dầu Vortexa, từ tháng 1 đến tháng 9, tổng lượng xuất khẩu của Nga đã tăng hơn 400.000 thùng/ngày so với một năm trước đó. Năm nay, Trung Quốc đã tiết kiệm được 4,34 tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu của Nga, dựa trên một so sánh của Reuters về biến động giá hàng tháng giữa dầu thô ESPO và dầu Tupi của Brazil, cũng như giữa dầu Urals và dầu Oman, theo thông tin giá do các thương nhân cung cấp.
ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ ĐỐT
Theo dự báo của Ngân hàng nhà nước Nga VEB, xuất khẩu khí tự nhiên của Nga qua đường ống sang Liên minh châu Âu có thể giảm xuống 21 tỷ m3 trong năm nay, ít hơn gần 2/3 so với năm ngoái và ít hơn 6 lần so với năm 2021.
Con số này thấp hơn mức 22 tỷ m3 dự kiến sẽ được cung cấp tới Trung Quốc trong năm nay thông qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia), điều này có nghĩa rằng lượng xuất khẩu khí qua đường ống tới Trung Quốc sẽ lần đầu vượt quá lượng xuất khẩu khí của Nga tới châu Âu.
Tuyến đường xuất khẩu khí đốt chính của Nga là đường ống Sức mạnh Siberia dài 4.000 km, nối các mỏ ở phía đông Siberia với đông bắc Trung Quốc.
Việc giao hàng qua đường ống Sức mạnh Siberia và không được kết nối với mạng lưới đường ống dẫn khí đốt về phía Tây của Nga, bắt đầu vào cuối năm 2019 và dự kiến sẽ đạt 38 tỷ m3/năm vào năm 2025, tăng từ 10,5 tỷ m3 vào năm 2021 và 15,5 tỷ m3 vào năm 2022, theo hợp đồng 30 năm trị giá hơn 400 tỷ USD.
Nga dự định xây dựng một đường ống dẫn khí thứ hai sang Trung Quốc, Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), với công suất 50 tỷ m3/năm, đi qua lãnh thổ của Mông Cổ.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận về giá cả và các vấn đề liên quan đến tuyến đường ống vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã giành được hợp đồng 30 năm cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống mới từ đảo Sakhalin của Nga.
Công ty Novatek của Nga muốn cạnh tranh với Qatar để trở thành nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới trong những thập kỷ tới và các công ty Trung Quốc bao gồm CNPC đã đầu tư vào các dự án của Nga: Yamal LNG và Arctic LNG-2.
Nga cũng có thể cung cấp tới 10 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng cho Trung Quốc trong năm nay - trong tổng số 33 triệu tấn LNG được sản xuất tại Nga.
Nh.Thạch |
47,234,228 | /chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-tiep-chu-tich-duma-quoc-gia-nga-volodin-r47234228.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:24:00.000Z"
} | Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Volodin
Sáng 16/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Trước đó, Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin thành kính tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) |
47,234,226 | /bao-hiem-vietinbank-va-benh-vien-da-khoa-hoe-nhai-hop-tac-bao-lanh-vien-phi-r47234226.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:24:41.000Z"
} | Bảo hiểm VietinBank và Bệnh viện Đa Khoa Hòe Nhai hợp tác bảo lãnh viện phí
Sáng ngày 13/10, tại Hà Nội, Bảo hiểm VietinBank (VBI) và Bệnh viện Đa Khoa Hòe Nhai đã tổ chức lễ ký kết hợp tác bảo lãnh viện phí.
Với thỏa thuận này, các khách hàng của VBI sẽ được hưởng lợi ích bảo lãnh viện phí và có những trải nghiệm khám chữa bệnh nhanh chóng, thoải mái hơn tại bệnh viện trung tâm của thủ đô.
Ông Đỗ Ngọc Phan – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai và ông Dương Tiến Dũng – Trưởng phòng Quản lý đối tác, Ban Bồi thường, Bảo hiểm VietinBank ký kết
Thấu hiểu những lo lắng của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, từ nhiều năm qua, Bảo hiểm VietinBank - VBI đã phối hợp với nhiều bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc triển khai chương trình bảo lãnh viện phí.
Theo đó, VBI sẽ thực hiện thanh toán trước 100% chi phí nằm trong phạm vi bảo hiểm cho cơ sở y tế, giúp người bệnh không phải lo lắng về viện phí và các thủ tục thanh toán.
Hiện, VBI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới cơ sở bảo lãnh viện phí rộng khắp trên cả nước, gồm nhiều bệnh viện công lập và quốc tế uy tín như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc…
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai là một trong những bệnh viện công nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ y bác sỹ, bệnh viện đã không ngừng gia tăng chất lượng khám chữa bệnh và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, tân tiến như máy chụp CT, máy nội soi, máy chạy thận nhân tạo…
Với những ưu thế về dịch vụ bảo lãnh và quy trình bồi thường nhanh chóng của Bảo hiểm VietinBank - VBI, việc hợp tác bảo lãnh viện phí với Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai sẽ mang đến cho các khách hàng những trải nghiệm an tâm, thuận tiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng.
Bảo hiểm VietinBank – VBI được thành lập năm 2008, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Với sứ mệnh bảo toàn giá trị cuộc sống, trong suốt 15 năm qua, VBI đã không ngừng cải tiến và cho ra mắt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu được bảo vệ toàn diện về người và tài sản cho các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời liên tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Nhờ những nỗ lực ấy, năm 2023 VBI đã vinh dự trở thành một trong 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất theo kết quả đánh giá của Vietnam Report và báo VietNamNet. Đồng thời, các sản phẩm bảo hiểm của VBI cũng dành được sự tin tưởng của các khách hàng, trong đó bảo hiểm sức khỏe VBICare tự hào là một trong những sản phẩm được yêu mến hàng đầu nhờ những ưu điểm nổi bật: quyền lợi bảo hiểm toàn diện, chi phí hợp lý, dịch vụ bồi thường nhanh chóng và mạng lưới bảo lãnh viện phí rộng khắp. |
47,234,225 | /gia-vang-hom-nay-ngay-16-10-vang-doi-mat-voi-nguong-khang-cu-day-thach-thuc-1-950-usd-ounce-r47234225.epi | {
"$date": "2023-10-16T04:25:40.000Z"
} | Giá vàng hôm nay ngày 16/10: Vàng đối mặt với ngưỡng kháng cự đầy thách thức 1.950 USD/ounce
Mặc dù vẫn được hỗ trợ tốt bởi nhu cầu trú ẩn an toàn ngày càng tăng, nhưng giá vàng sẽ phải đối mặt với ngưỡng kháng cự đầy thách thức ở mức 1.950 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi đứng yên ở chiều mua vào và giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 16/10 tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, hiện niêm yết lần lượt ở mức 69,85 – 70,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 69,85 – 70,55 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 80.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện đứng ở mức 57,03 – 57,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng mạnh 64 USD lên 1.932,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm xuống mức 1.920,6 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giao tháng 12/2023 trên sàn Comex New York tăng 58,5 USD, tương ứng tăng 3,11% lên 1.941,5 USD/ounce.
Vàng vừa trải qua tuần hồi phục tốt nhất kể từ giữa tháng 3 do nhu cầu trú ẩn an toàn ngày càng tăng khi xung đột tại Israel và Hamas ngày càng tăng.
Tuần này sẽ tương đối yên tĩnh về mặt dữ liệu. Báo cáo quan trọng nhất là công bố số liệu doanh số bán lẻ tháng 9 của Hoa Kỳ vào thứ Ba, với các nhà kinh tế cảnh báo rằng tiêu dùng yếu sẽ khiến ngân hàng trung ương gặp khó khăn hơn trong việc tăng lãi suất vào tháng tới.
Một điểm nổi bật quan trọng khác là bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, người sẽ phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York vào thứ Năm.
Everett Millman, Giám đốc phân tích thị trường tại Gainesville Coins cho biết, có một số yếu tố góp phần tạo nên diễn biến nổi bật của vàng trong tuần này.
“Tôi nghĩ một phần trong số đó là tác động lan tỏa từ thực tế CPI tăng cao hơn một chút so với dự kiến và khảo sát về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Sau đó là những căng thẳng địa chính trị. Tất cả những điều này đã ‘được hình thành trong nền’ và nó cũng giúp giải thích việc ngân hàng trung ương đang tiếp tục mua vàng”, ông nói.
Bên cạnh đó, Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex cho rằng, mục tiêu tiếp theo của vàng là 1.929-1.930 USD, sau đó đến 1.950 USD/ounce.
“Tôi nghi ngờ rằng một loạt dữ liệu yếu kém của Mỹ trong những ngày tới có thể đẩy lãi suất và đồng đô la xuống thấp hơn, đồng thời giúp nâng giá vàng”, ông nhấn mạnh thêm.
Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết trong khi vàng vẫn được hỗ trợ tốt bởi nhu cầu trú ẩn an toàn ngày càng tăng, giá vàng phải đối mặt với ngưỡng kháng cự đầy thách thức ở mức 1.950 USD/ounce.
Với mức giá khoảng 1.920,6 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 57,68 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 12,89 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 106,52 điểm.
Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 16/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.089 đồng/USD, tăng 12 đồng so với cuối tuần qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.885 – 25.293 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.400 đồng/USD ở chiều mua vào và 25.230 đồng/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 24.260 – 24.630 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 24.500 đồng/USD và bán ra là 24.550 đồng/USD. |