_id
dict
url
stringlengths
25
267
title
stringlengths
32
700
content
stringlengths
0
97.7k
domain
stringclasses
1 value
category
sequencelengths
1
4
create_at
dict
_class
stringclasses
1 value
{ "$oid": "669e94bdeb210b599eb749b0" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/tuyen-dung/
Tuyển dụng Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th8 10 TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN, NGHIÊN CỨU VIÊN Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tuyển giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các Khoa, Viện, Bộ môn thuộc Trường, cụ thể như sau: I. Vị trí công tác Khoa Công nghệ Thông tin: Giảng viên có trình độ tiến sĩ tốt […] Bởi Bùi Ngọc Thăng | Tuyển dụng . Uncategorized @vi Chi tiết Th6 05 Công nhận kết quả tuyển dụng viên chức giảng viên Trường ĐH Công nghệ năm 2024 Ngày 29 tháng 5 năm 2024, Trường Đại học Công nghệ ra quyết định số 1012/QĐ-ĐHCN về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức giảng viên Trường Đại học Công nghệ năm 2024 (Danh sách). Bởi admin uet MR | Tuyển dụng Chi tiết Th4 04 Tuyển dụng viên chức giảng viên năm 2024 Căn cứ Nghị định 115/NĐ-CP ngày 25 tháng 09 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Nghị định 85/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều điều của Nghị […] Bởi Tuyết Nga | Tin Tổng Hợp . Tin Tuyển Dụng . Tuyển dụng Chi tiết Th9 06 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển nhân viên trực giảng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tuyển 01 nhân viên trực giảng, cụ thể như sau: 1. Nhiệm vụ Đảm bảo trang thiết bị giảng dạy hoạt động tốt, lớp học sẵn sàng cho hoạt động dạy và học; Chuẩn bị phòng chờ giảng sẵn sàng để phục vụ […] Bởi Tuyết Nga | Tin Tuyển Dụng . Tuyển dụng Chi tiết Th7 17 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển dụng chuyên viên lao động hợp đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tuyển 01 chuyên viên lao động hợp đồng tại đơn vị của Trường, cụ thể như sau: I. Tuyển dụng kế toán viên: 01 người 1. Nhiệm vụ Thực hiện các nhiệm vụ của kế toán viên thuộc phòng Kế hoạch Tài chính. […] Bởi Tuyết Nga | Tuyển dụng Chi tiết Th4 04 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển dụng chuyên viên lao động hợp đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tuyển 03 chuyên viên lao động hợp đồng tại các đơn vị của Trường, cụ thể như sau: I. Tuyển dụng chuyên viên: 03 người 1. Vị trí làm việc Công tác khảo thí; Công tác đào tạo; Công tác hành […] Bởi Tuyết Nga | Tin Tổng Hợp . Tuyển dụng Chi tiết Th3 31 Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức hành chính kỹ thuật năm 2023 Thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023 của Trường Đại học Công nghệ theo Thông báo số 54/TB-ĐHCN ngày 10/02/2023 về việc tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023 và Thông báo số 117/TB-ĐHCN ngày 23/3/2023 về việc thông báo kết quả thi Vòng […] Bởi Tuyết Nga | Tuyển dụng Chi tiết Th3 24 Kết quả thi Vòng 1 và triệu tập ứng viên đủ điều kiện tham dự Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023 Thực hiện Thông báo số 54/TB-ĐHCN ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Trường Đại học Công nghệ thông báo tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023; Căn cứ Kết quả thi Vòng 1 kỳ thi tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật Trường Đại học Công […] Bởi Tuyết Nga | Tin Tuyển Dụng . Tuyển dụng Chi tiết Th3 17 Kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển và triệu tập ứng viên đủ điều kiện tham dự kỳ thi tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023 Thực hiện Thông báo số 54/TB-ĐHCN ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Trường Đại học Công nghệ thông báo tuyển dụng viên chức hành chính, kỹ thuật năm 2023; Căn cứ Biên bản làm việc của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức hành chính, kỹ thuật […] Bởi Tuyết Nga | Tuyển dụng Chi tiết Trang 1 của 212»
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tuyển dụng" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:19:38.215Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e94d7eb210b599eb749b1" }
https://uet.vnu.edu.vn/nganh-ky-thuat-nang-luong-huong-di-chien-luoc-cho-tuong-lai-ben-vung/
Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Kỹ thuật năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng ổn định, bền vững góp phần bảo vệ môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Ngành Kỹ thuật Năng lượng là một lĩnh vực kỹ thuật quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp và quản lý các nguồn năng lượng cho xã hội. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, ngành Kỹ thuật năng lượng ngày càng khẳng định vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một tương lai bền vững và ổn định. Nhu cầu nhân lực trong thời kỳ phát triển năng lượng mới Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Đình Tú, Phó Chủ nhiệm Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay vẫn là một vấn đề đáng lo ngại với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng thông qua phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng là những giải pháp cốt lõi để khắc phục triệt để tình trạng thiếu hụt năng lượng. Tiến sĩ Bùi Đình Tú (thứ hai từ trái sang) cùng các sinh viên Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỹ thuật năng lượng là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ liên quan tới sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng. Đây là một lĩnh vực đa ngành, liên ngành, bao gồm nhiều chuyên ngành như kỹ thuật điện, vật lý, hóa học, cơ khí, môi trường và quản lý năng lượng. Cùng với sự phát triển của năng lượng, ngành Kỹ thuật năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện đại, góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của xã hội, đặc biệt làm giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Theo Quy hoạch điện VIII của Chính phủ (Quyết định 500/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050), đến năm 2050, nguồn cung năng lượng của Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Trong đó, điện mặt trời chiếm khoảng 34,4%, điện gió chiếm khoảng 29,4%, năng lượng Hydro chiếm khoảng 6,8%. Để thực hiện được các giải pháp này, các kỹ sư năng lượng, các nhà khoa học phải nghiên cứu và phát triển các công nghệ, giải pháp để biến đổi, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, từ đó giảm lãng phí và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên năng lượng. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn trong ngành năng lượng là một trong những yêu cầu cấp bách và đang được ưu tiên hàng đầu. Thầy Bùi Đình Tú nhận xét: Lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Giai đoạn 2010 – 2015 là giai đoạn đầu của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Các dự án lúc đó chủ yếu tập trung vào thủy điện, trong khi năng lượng mặt trời và gió chưa được khai thác nhiều. Giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ bắt đầu ban hành nhiều chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời, điện gió, thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn và tổ chức quốc tế. Từ 2021 tới nay, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh các chính sách khuyến khích để phù hợp với tình hình thực tế, thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo và đảm bảo an ninh năng lượng; nâng cấp và mở rộng hạ tầng truyền tải điện để đáp ứng nhu cầu tăng cao từ các dự án năng lượng tái tạo. Việt Nam cũng tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm các giải pháp lưu trữ và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng; tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Kỹ thuật năng lượng, hợp tác với các tổ chức giáo dục và đào tạo quốc tế. Các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng luôn quan tâm, liên tục hỗ trợ học bổng cho sinh viên của trường. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Việt Nam thu hút 106,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đứng thứ hai trong số các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới [1]. Sự tham gia của Việt Nam vào Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2023 (COP 28) và làn sóng dịch chuyển nhà máy của các tập đoàn lớn như Tập đoàn Foxconn, Tập đoàn Samsung, Tập đoàn LG, Tập đoàn Nvidia… Tất cả cho thấy dư địa và tiềm năng phát triển rất lớn của các nguồn năng lượng tái tạo và ngành Kỹ thuật năng lượng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thầy Tú đánh giá, hiện nay số lượng các cơ sở đào tạo ngành học liên quan tới năng lượng và năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn tương đối hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này lại rất cao và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tiến sĩ Bùi Đình Tú nhận xét thêm, nhận thức của người học về lĩnh vực Năng lượng tái tạo và ngành Kỹ thuật năng lượng còn hạn chế dẫn tới việc tuyển sinh còn khó khăn. Học sinh, sinh viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng và tiềm năng của ngành Kỹ thuật năng lượng, đặc biệt là Năng lượng tái tạo. Thông tin về ngành học vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nhiều người vẫn có định kiến rằng ngành Kỹ thuật năng lượng không hấp dẫn hoặc khó khăn hơn so với các ngành nghề khác như kinh tế, công nghệ thông tin, y dược… trong khi thực tế rằng năng lượng không thể thiếu trong các ngành nghề này. Ngành Kỹ thuật năng lượng thu nhập lên đến 2000 USD Theo chương trình đào tạo mới nhất, sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng được trang bị các kiến thức và kĩ năng liên quan tới năng lượng thông qua 150 tín chỉ (chưa tính giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh, Kỹ năng bổ trợ), trong đó có 15 tín chỉ thực tập doanh nghiệp và nhiều học phần có phần thực hành, thực tập tại phòng thí nghiệm/thực hành của Khoa, các cơ sở nghiên cứu của đối tác. Tiến sĩ Bùi Đình Tú cùng các sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng thực hành trong phòng thí nghiệm. Tiến sĩ Bùi Đình Tú chia sẻ, với chương trình đào tạo mới, Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano cũng đã thiết kế chương trình, để sinh viên có thể tham gia thực tập toàn thời gian tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng vào khoảng thời gian từ cuối kì 8. Trong quá trình đào tạo, khoa thường xuyên mở hội thảo trao đổi kiến thức chuyên sâu, mời các đơn vị doanh nghiệp liên quan tới chia sẻ về cơ hội việc làm, thực tập trong tương lai. Rất nhiều sinh viên khi tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, công ty lớn được nhận làm chính thức ngay sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc đa dạng như: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên triển khai trong các tập đoàn hoạt động liên quan đến năng lượng như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng truyền thống… Cán bộ tại các trung tâm/phòng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước liên quan đến năng lượng. Quản lý, giám sát các vấn đề kỹ thuật liên quan đến năng lượng điện trong các dự án xây dựng. Cán bộ thiết kế, xây dựng dự án năng lượng; cán bộ triển khai dự án; cán bộ xây dựng, lắp đặt vận hành và bảo trì các hệ thống năng lượng như các tấm pin mặt trời, động cơ điện gió, pin nhiên liệu, hệ thống sản xuất và lưu trữ khí hóa lỏng. Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học và Viện nghiên cứu trong nước, quốc tế. Thầy Tú cho biết, nhiều sinh viên ngay từ năm thứ 3 đại học đã tham gia làm việc tại các công ty, tập đoàn liên quan đến lĩnh vực về năng lượng, môi trường. Mức lương trung bình của các bạn sau khi ra trường từ 12 – 15 triệu đồng/tháng, 15 – 20 triệu đồng/tháng với người có kinh nghiệm 2 năm, đặc biệt có những bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp với kỹ năng ngoại ngữ tốt đã nhận được việc trong các dự án tư vấn Quốc tế với mức lương lên đến 1500 – 2000 USD/tháng. Sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng tham gia thực tập tại doanh nghiệp, công trường. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, cựu sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng, chuyên ngành Năng lượng mặt trời, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang làm thiết kế hệ thống kiêm trợ lý kinh doanh tại Công ty cổ phần Solar Electric Việt Nam (SEV), đây là doanh nghiệp Hùng thực tập trong quá trình học tập. Anh Hùng chia sẻ, tại vị trí nhân viên thiết kế hệ thống và phát triển dự án, khi mới ra trường, mức lương/tháng của Mạnh Hùng khoảng 9 triệu đồng, hiện tại, khi đã có kinh nghiệm mức lương hiện tại khoảng 18 – 20 triệu đồng. Theo Hùng, các thầy cô trong khoa rất nhiệt tình giới thiệu cho các sinh viên đi thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp để có thể hiểu rõ ngành học, cũng như yêu cầu công việc, biết được bản thân đang thiếu và cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Tương tự, anh Vũ Phúc Mạnh, cựu sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng, chuyên ngành Quản lý và an toàn năng lượng, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang làm nhân viên dự án, phụ trách kỹ thuật của Trung tâm Phát triển xanh – Green DC. Anh Mạnh cho biết, doanh nghiệp hiện anh đang công tác là đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, đây cũng là doanh nghiệp Mạnh từng thực tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. “Ngay từ năm 3 đại học, sinh viên đã được giới thiệu đi thực tập tại các doanh nghiệp, tiếp xúc với công việc thực tế. Trong quá trình thực tập, mình được hướng dẫn kiểm toán năng lượng và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng. Qua thực tập, mình học hỏi thêm nhiều kỹ năng và hiểu rõ định hướng ngành về quản lý và các dự án tiết kiệm năng lượng”, Mạnh chia sẻ. Cựu sinh viên cho biết thêm, trong lĩnh vực năng lượng, mức lương sẽ tỉ lệ thuận với năm kinh nghiệm. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mức lương khởi điểm khi mới ra trường sẽ tương đương với các ngành kỹ thuật khác khoảng 9 – 12 triệu đồng/tháng. Khi có kinh nghiệm làm việc 3 – 5 năm trở lên, đủ điều kiện đáp ứng về ngoại ngữ lương có thể lên đến 1000 -2000 USD/tháng, thực tế có thể cao hơn tùy năng lực. Đặc biệt, đối với các đơn vị tư vấn, ngoài làm cho công ty, bạn sẽ có thêm nhiều nguồn thu nhập bên ngoài khi tham gia tư vấn độc lập. Chương trình học bám sát thực tiễn – Đào tạo nhân lực sẵn sàng thực chiến Theo Tiến sĩ Bùi Đình Tú, ngành Kỹ thuật năng lượng được mở ra tại Trường Đại học Công nghệ vào năm 2016 trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực năng lượng, từ tiềm năng địa lý và khí hậu của Việt Nam trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó giai đoạn 2016, Nhà nước quan tâm và chú trọng đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo. Sinh viên ngành Kỹ thuật năng lượng thực hành trong phòng thí nghiệm của trường. Trong quá trình triển khai xây dựng đến đào tạo, giảng dạy chương trình, khoa đã nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn từ Nhà trường, sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. Chương trình đào tạo Kỹ thuật năng lượng của Trường Đại học Công nghệ tập trung đi sâu vào bản chất, hiện tượng của các nguồn năng lượng, của các thiết bị chuyển đổi, tích trữ năng lượng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn hiểu được nguyên lý hoạt động, cấu tạo chi tiết của các thiết bị, hệ thống chuyển đổi, tích trữ năng lượng. Ngoài ra, người học cũng có các kiến thức về hệ thống điện nói chung, việc chuyển đổi các nguồn năng lượng thành điện và đấu nối vào hệ thống điện. Chương trình đào tạo Kỹ thuật năng lượng của Trường Đại học Công nghệ gồm 3 chuyên ngành: Năng lượng mặt trời; Biến đổi và tích trữ năng lượng; Quản lý an toàn năng lượng. Xuyên suốt chương trình đào tạo, sinh viên được học về toàn bộ hệ thống năng lượng từ việc sản xuất, phát triển các nguồn năng lượng mới, cho tới việc biến đổi và tích trữ các nguồn năng lượng thành các dạng và trữ lượng mong muốn. Cuối cùng là việc sử dụng, điều phối, quản lý các nguồn năng lượng một cách hiệu quả, an toàn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trường Đại học Công nghệ thường xuyên tổ chức các sân chơi khoa học giúp sinh viên thử sức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. “Hiện nay, chúng tôi đã có một phòng thí nghiệm Công nghệ năng lượng với các trang thiết bị hiện đại đào tạo về năng lượng tái tạo, phân tích, kiểm toán năng lượng”, thầy Tú chia sẻ. Bên cạnh đó, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ thường xuyên được nhận hỗ trợ gồm học bổng cho sinh viên, các chương trình thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, sự tư vấn đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn điển hình là Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinatech Việt Nam… Tiến sĩ Bùi Đình Tú đưa ra lời khuyên đối với các sinh viên: Ngoài các kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực năng lượng và môi trường, kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết dự án, kĩ năng tư duy… được đào tạo tại trường, sinh viên cần trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng ngoại ngữ để có thể làm việc trong môi trường quốc tế với mức thu nhập tốt và cơ hội việc làm được rộng mở. Ngoài ra, sinh viên cũng cần có tính chủ động, có thói quen phân tích để cập nhật các công nghệ, thiết bị mới liên quan tới lĩnh vực Kỹ thuật năng lượng để có thể đưa ra được nhận định về xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai. Cựu sinh viên Mạnh Hùng cho rằng, Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các bạn nên chú tâm học trước các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Autodesk,…và đặc biệt là phát triển ngoại ngữ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới đang đầu tư vào Việt Nam, ngoại ngữ sẽ là một điều kiện cần thiết để ứng tuyển vào các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên tiếp cận tài liệu chuyên môn về điện mặt trời vì phần lớn tài liệu và kiến thức về lĩnh vực này là từ nước ngoài. Cùng quan điểm, anh Phúc Mạnh chia sẻ, ngoại ngữ là yếu tố cần thiết để mở rộng kiến thức và sự nghiệp trong tương lai. Sinh viên nên đầu tư vào việc học ngoại ngữ để tăng cơ hội phát triển cho bản thân trong tương lai. Ngoài ra, sinh viên cần chủ động, nắm bắt cơ hội và kiên trì với ngành. Nên xây dựng cho bản thân một kế hoạch tương lai và lộ trình rõ ràng, đồng thời tuân thủ theo lộ trình đó. Tài liệu tham khảo: [1] https://infographics.vn/interactive-viet-nam-dung-thu-2-trong-so-cac-nen-kinh-te-dang-phat-trien-ve-thu-hut-fdi-vao-nang-luong-tai-tao/158271.vna Theo Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Bài viết liên quan: Ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa: Dành cho bạn trẻ vừa đam mê công nghệ, vừa có khả năng thiết kế sáng tạo Ngành Vật lý kỹ thuật – cơ hội vàng trong thời đại công nghệ Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Phát triển mãi mãi với thời gian và ngày càng lớn mạnh Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) tiên phong đào tạo ngành Công nghệ nông nghiệp Bởi Tuyết Nga | 18/07/2024 | Tin Tổng Hợp | Tags: khoa vật lý kỹ thuật và công nghệ nano, ngành Kỹ thuật năng lượng, trường Đại học Công nghệ, tuyển sinh, UET 207 Views Tuyết Nga Trước Cựu học sinh chuyên Lý tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính Sau Kỹ thuật Robot - ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Bài viết liên quan Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Kỹ thuật Robot – ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Cựu học sinh chuyên Lý tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin tổng hợp " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:20:10.079Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e94deeb210b599eb749b2" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/hop-tac/
Hợp Tác Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN Kể từ khi thành lập Trường đến nay, hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã góp phần khẳng định uy tín và vị thế là một trường đại học hàng đầu về lĩnh vực công […] Bởi Tuyết Nga | Hợp Tác . Uncategorized @vi Chi tiết Th8 01 CÁC ĐỐI TÁC TRONG NƯỚC Với nỗ lực và mong muốn “hợp tác để phát triển”, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo dựng được liên kết hợp tác với nhiều trường, viện, tổ chức trong nước. Bên cạnh đó, liên kết với công nghiệp là một nội dung được Nhà […] Bởi admin | Các đối tác . Uncategorized @vi Chi tiết Th8 01 CÁC ĐỐI TÁC QUỐC TẾ Trường ĐHCN không chỉ mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục mà còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế có uy tín nhằm tạo kết nối người học – nhà trường và doanh nghiệp cũng như huy động được các nguồn tài trợ, học bổng từ các […] Bởi admin | Các đối tác . Uncategorized @vi Chi tiết Th7 24 Quy định về hoạt động hợp tác phát triển tại ĐHQGHN Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác phát triển trân trọng gửi đến các nhà khoa học, cán bộ và giảng viên các văn bản liên quan về hoạt động hợp tác phát triển của ĐHQGHN. Nội dung của các văn bản chi tiết tại các đường link dưới đây: 1. Sổ tay hợp tác […] Bởi Tuyết Nga | Hợp Tác . Quy định, hướng dẫn . Uncategorized @vi Chi tiết Tôn chỉ hợp tác Hoạt động hợp tác phát triển nhằm hướng tới thực hiện Chiến lược phát triển của Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) trong giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 với mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong cả nước trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực bậc cao và […] Bởi admin | Hợp Tác Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " hợp tác" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:20:25.701Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e94e3eb210b599eb749b3" }
https://uet.vnu.edu.vn/dao-tao-dai-hoc/
Đào tạo đại học - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Đào tạo đại học Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN tổ chức đào tạo các ngành học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm các ngành thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, tự động hóa và một số ngành công nghệ cao liên ngành. Chương trình đào tạo được thiết kế đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế phát triển chuyên môn ngành nghề và hội nhập quốc tế. Các ngành đào tạo, văn bằng và chương trình đào tạo như sau: TT Ngành/chương trình Văn bằng tốt nghiệp Thời gian đào tạo chuẩn (năm) 1 Công nghệ thông tin CLC Cử nhân 4 2 Khoa học máy tính CLC Cử nhân 4 3 Hệ thống thông tin CLC Cử nhân 4 4 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu CLC Kỹ sư 4,5 5 Công nghệ thông tin Cử nhân 4 6 Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản Cử nhân 4 7 Trí tuệ nhân tạo Cử nhân 4 8 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông CLC Cử nhân 4 9 Kỹ thuật máy tính Kỹ sư 4,5 10 Kỹ thuật robot Kỹ sư 4,5 11 Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử CLC Cử nhân 4 12 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ sư 4,5 13 Cơ kỹ thuật Kỹ sư 4,5 14 Vật lý kỹ thuật Cử nhân 4 15 Kỹ thuật năng lượng Kỹ sư 4,5 16 Công nghệ kỹ thuật xây dựng Kỹ sư 4,5 17 Công nghệ hàng không vũ trụ Kỹ sư 4,5 18 Công nghệ nông nghiệp Kỹ sư 4,5 19 Thiết kế công nghiệp và đồ họa (ngành đào tạo thí điểm) Cử nhân 4 (CLC: chất lượng cao) Chương trình đào tạo được thiết kế và vận hành theo phương thức tín chỉ, sinh viên có thể chủ động thiết kế lộ trình học tập, học gia tăng các môn học lựa chọn hoặc các môn học thuộc các chương trình đào tạo khác theo nhu cầu và năng lực cá nhân. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học và được cấp văn bằng thứ 2 (bằng kép) với một số chương trình trong Trường ĐHCN cũng như các trường đại học khác trong ĐHQGHN. Với chương trình đào tạo chất lượng cao, sinh viên được học bổ sung một số học phần nâng cao về chuyên môn và kỹ năng, trong đó tối thiêu 40% môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên được thực hành thực tập trên hệ thống trang thiết bị và phòng máy tính hiện đại, được cung cấp tài nguyên học liệu số. 100% môn học có website hỗ trợ giảng dạy, học tập. Từ học kỳ hè năm thứ 3, sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp.Trường ĐHCN hợp tác chặt chẽ với một số tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp hàng đầu để cung cấp môi trường thực tập và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bởi Tuyết Nga | 08/11/2022 | ĐTĐH | 79240 Views Tuyết Nga Trước Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (CLC TT23) Sau Chương trình đào tạo ngành Công nghệ hàng không vũ trụ Bài viết liên quan Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa Chương trình đào tạo ngành Công nghệ hàng không vũ trụ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " đtđh " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:20:32.070Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9511eb210b599eb749b4" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/tin-tuc/tin-sinh-vien/
Tin Sinh Viên Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th7 10 Lịch thi, danh sách sinh viên tham gia kỳ thi phụ học kỳ II năm học 2023-2024 Căn cứ đơn và hồ sơ minh chứng của sinh viên xin hoãn thi, phòng Đào tạo trân trọng thông báo: – Lịch thi, danh sách sinh viên tham gia kỳ thi phụ học kỳ II năm học 2023-2024 Trân trọng thông báo. Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th7 08 Tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2024 (NCS, HVCH, SV) Thực hiện kế hoạch năm học 2023-2024, Trường Đại học Công nghệ tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho các Nghiên cứu sinh, Học viên cao học, Sinh viên (gọi chung là người học) tốt nghiệp đợt tháng 06/2024 (Chương trình) với thời gian và địa điểm như sau: 1. Buổi […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th7 08 Công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng cử nhân/kỹ sư đợt tháng 6 năm 2024 Căn cứ Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 08 thang 10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy định về Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và cac đơn vị trưc thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Căn cứ Nghị quyết số 985/NQ-HĐT […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th7 04 Kết quả điểm rèn luyện học kỳ II năm học 2023-2024 của sinh viên QH-2020 hệ cử nhân và sinh viên tốt nghiệp sớm, điểm rèn luyện toàn khóa của sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 06 năm 2024 Hội đồng đánh giá Kết quả rèn luyện đã họp để đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên khóa QH-2020 hệ cử nhân và sinh viên tốt nghiệp sớm trong học kỳ II năm học 2023-2024 và điểm rèn luyện toàn khóa của các sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 06/2024 như trong […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th7 03 Phối hợp tuyên truyền, vận động sinh viên, học viên đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại khu vực cầu đi bộ Mai Dịch Thực hiện công văn số 616/UBND-ĐT ngày 15/06/2024 của Ủy ban Nhân dân phường Mai Dịch và Công văn số 2772/ĐHQGHN-CT&CTHSSV ngày 21/06/2024 của Đại học quốc gia Hà Nội về việc phối hợp tuyên truyền, vận động sinh viên, học viên đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th6 28 Kỳ thi xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ (VNU-TEST) dành cho sinh viên Phòng Đào tạo trân trọng gửi đến các bạn sinh viên Thông báo số 1032 /TB-ĐHNN ngày 20 tháng 06 năm 2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) về “Kếhoạch tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-TESTS) […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th6 20 Kết quả xét tốt nghiệp đợt tháng 6/2024 của sinh viên bậc đại học Căn cứ kết luận của Hội đồng xét tốt nghiệp, Phòng Đào tạo thông báo kết quả xét tốt nghiệp đợt tháng 06 năm 2024 của sinh viên bậc đại học các thông tin sau: 1. Danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp và cấp bằng (kèm theo, trong đó dữ liệu xét […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Th6 19 Điều chỉnh Lịch thi học kỳ II, năm học 2023-2024 (bậc đại học lần 5) Căn cứ vào Công văn thông báo về ngừng, giảm mức cung cấp điện tại khu vực tòa G2, E3, E4, Phòng Đào tạo trân trọng thông báo điều chỉnh Lịch thi học kỳ II năm học 2023-2024 như sau: Học phần Giảng viên Mã LHP Lịch thi đã thông báo Lịch thi điều chỉnh […] Bởi Tuyết Nga | Tin Sinh Viên Chi tiết Trang 1 của 21312345...102030...»Trang cuối »
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin sinh viên" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:20:37.896Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e951aeb210b599eb749b5" }
https://uet.vnu.edu.vn/hoat-dong-cong-tac-sinh-vien/
Hoạt động Công tác Sinh viên - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Hoạt động Công tác Sinh viên Công tác sinh viên là một trong những hoạt động được Nhà trường quan tâm và chăm lo thường xuyên. Hằng năm, vào đầu năm học mới, Nhà Trường tổ chức “Tuần lễ hội nhập sinh viên” với các hoạt động Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên và phổ biến các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Nhà trường đã mời cán bộ phòng PA03 thuộc Công an Thành phố Hà Nội và Giảng viên Lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp phổ biến các nội dung liên quan tới sinh viên. Ngoài ra, sinh viên cũng được nghe giới thiệu về ĐHQGHN, về Trường, quy chế Đào tạo, quy chế Công tác HSSV, cũng như các nội dung liên quan tới kế hoạch học tập, sinh hoạt, hoạt động Đoàn thể. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu Nhà trường cũng như sự nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý sinh viên của Phòng Công tác Sinh viên, sinh viên được học tập, rèn luyện trong môi trường thuận lợi, được phát huy khả năng sáng tạo của mình cũng như được tôn trọng và lắng nghe ý kiến. Bên cạnh đó, công tác cựu sinh viên cũng được quan tâm hơn nữa với sự ra đời của Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên. Với quan điểm “người học là trung tâm”, Nhà trường đã xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, bộ môn, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên để tư vấn và hỗ trợ sinh viên kịp thời. Đồng thời, định kỳ lãnh đạo Nhà trường tham gia đối thoại trực tiếp với sinh viên, để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cũng như giải đáp các thắc mắc, phản ánh của các sinh viên nhằm xây dựng môi trường chuẩn mực cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt nhất. Công tác sinh viên tại Trường luôn hướng tới việc giáo dục và rèn luyện con người toàn diện, đồng thời, hỗ trợ thiết thực, giúp sinh viên hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống, góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do đó, sinh viên học tập tại Trường có cơ hội tham gia rất nhiều chương trình trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa, hội thảo chuyên đề tại các trường đại học trong và ngoài nước. Trong các năm học, sinh viên tiếp tục đạt nhiều thành tích cao tại các kỳ thi quốc gia và quốc tế như sau: (1) Vòng chung kết kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC năm 2018, đội Unsigned đạt thứ hạng 15/140 đội tuyển tại vòng chung kết toàn cầu Cuộc thi lập trình sinh viên quốc tế tổ chức tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) và là thứ hạng cao nhất của các đội tuyển Việt Nam từ trước đến nay. (2) Tại các kỳ thi Olympic Toán học, Olympic Tin học, Olympic Vật lý, An toàn thông tin…sinh viên đều đạt kết quả cao nhất; (3) Sinh viên Trường ĐHCN liên tiếp đạt Giải thưởng Honda YES; (4) Sinh viên hào hứng tham gia các cuộc thi quốc gia, khu vực về lĩnh vực Công nghệ thông tin, sáng tạo khởi nghiệp và đều đạt giải cao. Các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục, của Đại học Quốc gia Hà Nội, của nhà Trường đối với sinh viên như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cấp trợ cấp xã hội, chế độ BHYT, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ, hỗ trợ sinh viên về quê ăn Tết, sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 ….luôn được Nhà trường thực hiện đầy đủ để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người học. Ngoài ra, các chương trình học bổng khuyến khích học tập, học bổng ngoài ngân sách của gần 30 quỹ học bổng tài trợ được Nhà trường triển khai cho người học thực sự có giá trị động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên học tập. Không chỉ góp phần định hướng cho sinh viên tự rèn luyện, tự học, tự nghiên cứu, hoạt động Công tác Sinh viên còn quan tâm đến việc tư vấn, hỗ trợ người học trong việc tìm kiếm việc làm, giúp các em tìm được công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn cũng như dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc thực tiễn. Công tác này được triển khai bằng nhiều hình thức, nhiều hoạt động (gửi thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp tới sinh viên qua hệ thống email, FanPage; Tổ chức Hội chợ việc làm; phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng sinh viên tại Trường…), góp phần nâng cao tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp lên đến 95-97%. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp được xã hội đón nhận và đánh giá cao. Từ những nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý HSSV, tỷ lệ sinh viên đạt kết quả rèn luyện từ khá trở lên luôn đạt trên 95%. Cựu sinh viên đã từng bước trưởng thành và đã có những đóng góp đáng kể cho các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội cho đất nước nói chung và Nhà trường nói riêng. Công tác HSSV đã góp phần quan trọng trong việc đưa Trường ĐHCN trở thành một địa chỉ đào tạo có uy tín và tin cậy, hấp dẫn, ngày càng thu hút được những sinh viên có chất lượng. Bởi Tuyết Nga | 30/08/2017 | Sinh viên | 106632 Views Tuyết Nga Trước Dấu ấn K58: Trưởng thành qua năm tháng Sau Học bổng sau đại học của Viện Quốc tế về Công nghệ Sirinhorn, Đại học Thammasat Bài viết liên quan Thay đổi kế hoạch tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo Nhà trường với đại biểu sinh viên đại học hệ chính quy trong Học kỳ II năm học 2017-2018 Thông báo mở tài khoản ngân hàng Tham dự diễn đàn sinh viên Châu Á với môi trường năm 2018 Học bổng sau đại học của Viện Quốc tế về Công nghệ Sirinhorn, Đại học Thammasat Dấu ấn K58: Trưởng thành qua năm tháng
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " sinh viên " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:21:23.651Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9537eb210b599eb749b6" }
https://uet.vnu.edu.vn/co-so-dao-tao/
Cơ sở đào tạo - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Trường Đại học Công nghệ nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tại quận Cầu Giấy ở phía tây thành phố, ngay ngã tư của hai tuyến đường lớn: tuyến đường Phạm Hùng qua cầu vượt nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài và tuyến đường Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu nối tới quốc lộ 32 đi thị xã Sơn Tây. Đây là địa điểm khá thuận lợi về giao thông, cách bến xe Mỹ Đình 1 km, cách trung tâm thành phố 7 km và cách sân bay Nội Bài khoảng 25 km. Nhiều tuyến xe buýt có điểm dừng ngay cổng trường như các tuyến xe buýt số 16, 20A, 20B, 26, 32 và 34. Qua cổng chính của Đại học Quốc gia Hà Nội tại 144 đường Xuân Thủy, là không gian khoáng đạt của một trung tâm đại học trọng điểm hàng đầu của đất nước. Con đường vào trường rộng rãi được hòa vào với sân trường mênh mang, xế bên là một đài phun nước lớn. Phía xa cuối tầm mắt là tòa nhà cao 9 tầng, trụ sở làm việc của cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên trái trụ sở này là Hội trường Nguyễn Văn Đạo, nơi cán bộ và sinh viên của trường đã từng đón tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước và nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng thống Hàn Quốc, … Sân trường là nơi thường tổ chức các lễ hội sinh viên. Lễ hội về đêm bao giờ cũng gắn liền với muôn sắc màu từ hàng trăm trại sinh viên cùng những âm thanh sôi động rộn rã và quyến rũ, … Vào những ngày thời tiết tốt, đây là một điểm đến của nhiều du khách để tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Cơ quan điều hành của Nhà trường đặt tại tòa Nhà E3. Các giảng đường, phòng thí nghiệm, khoa, trung tâm nghiên cứu, thư viện và ký túc xá sinh viên, nhà ăn sinh viên được xây dựng trong phạm vi bán kính 500 m xung quanh tòa nhà E3, tạo thành một không gian tiện nghi, thuận lợi cho việc tổ chức giảng dạy và học tập của sinh viên và cán bộ trong trường. CÁC TUYẾN XE BUS CÓ ĐIỂM DỪNG GẦN CƠ SỞ CỦA TRƯỜNG Tuyến số Thời gian Hành trình 16 5h00 – 21h00 (BX Mỹ Đình); 5h00 – 21h00 (BX Nước Ngầm).45 phút/chuyến Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Quay đầu tại Đình Thôn – Phạm Hùng – Xuân Thủy – Cầu Giấy – Đường Láng – Ngã tư Sở – Trường Chinh – Ngã tư Vọng – Giải Phóng – Ngọc Hồi – Quay đầu tại đối diện công ty ABB – Ngọc Hồi – Bến xe Nước Ngầm 20A 5h00 – 21h00 (Cầu Giấy); 20h20 (Phùng). 40 phút/chuyến Bãi đỗ xe Cầu Giấy – Cầu Giấy – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) – Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu – Cầu Diễn – Nhổn – Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn – Trôi – Phùng (Bến xe Đan Phượng) 20B 5h12 – 20h07. 70 phút/chuyến Bãi đỗ xe Cầu Giấy – Cầu Giấy – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) – Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu – Cầu Diễn – Nhổn – Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn – Trôi – Phùng – Phúc Thọ – Phố Chùa Thông (Sơn Tây) – Bến xe Sơn Tây 26 5h00 – 22h30. 45 phút/chuyến Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) – Nguyễn Tam Trinh – Cầu Mai Động – Kim Ngưu – Thanh Nhàn – Lê Thanh Nghị – Giải Phóng – Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc – Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành – Cầu Giấy – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu – Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ – Sân vận động Quốc Gia. 32 05h00 (05h05 Nhổn) – 22h30. 50-60 phút/chuyến Bến xe Giáp Bát – Giải Phóng – Lê Duẩn – Trần Nhân Tông – Trần Bình Trọng – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ – Hai Bà Trưng – Thợ Nhuộm – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Trần Phú – Kim Mã – Cầu Giấy – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu – Diễn – Đường 32 – Quay đầu tại điểm mở đối diện ĐH Công Nghiệp – Phố Nhổn – Nhổn (điểm trung chuyển Nhổn). 34 05h07 – 21h00. 52 phút/chuyến Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Xuân Thủy – Cầu Giấy – Cầu Giấy (đường dưới) – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) – Cầu Giấy (đường dưới) – Kim Mã – Nguyễn Thái Học – Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Quang Trung – Hai Bà Trưng – Phan Chu Trinh – Lý Thái Tổ – Ngô Quyền – Hàng Vôi – Hàng Tre – Hàng Muối – Trần Nhật Duật – Long Biên (Điểm quay đầu trước phố Hàng Khoai) – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Sơn – Ngọc Lâm – Ngô Gia Khảm – Bến xe Gia Lâm. 05 05h00 – 21h00 (Linh Đàm); 05h05 – 21h05 (Phú Diễn). 50 phút/chuyến Linh Đàm (Khu đô thị Linh Đàm) – Nguyễn Duy Trinh – Nguyễn Hữu Thọ – Cầu Dậu – Kim Giang – Khương Đình – Nguyễn Trãi – Quay đầu tại 177 Nguyễn Trãi – Nguyễn Trãi – Nguyễn Tuân – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Vũ Phạm Hàm – Trung Kính – Trần Thái Tông – Tôn Thất Thuyết – Nguyễn Hoàng – Hàm Nghi – Nguyễn Cơ Thạch – Hồ Tùng Mậu – Cầu Diễn – Đường K1 Cầu Diễn – Ga Phú Diễn – Phú Diễn (Trại Gà) 29 05h00 – 21h00. 65 phút/chuyến Bến xe Giáp Bát – Giải Phóng – Kim Đồng – Trương Định – Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ – Cầu Dậu – Nghiêm Xuân Yêm – Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi – quay đầu tại đối diện ngõ 241 Nguyễn Trãi – Nguyễn Trãi – Nguyễn Tuân – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – vòng xuyến Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên – Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng – Hồ Tùng Mậu – Đường Cầu Diễn – Phố Nhổn – Quốc lộ 32 – Ngã 4 Trạm Trôi – Tân Lập – Tân Lập (Sân bóng xã Tân Lập) 13 05h00 – 21h00 (CV nước Hồ Tây); 05h05 – 22h00 (HVCS). 40-45 phút/chuyến Công viên nước Hồ Tây – Lạc Long Quân – Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên – Tô Hiệu – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Cầu Diễn – Hoàng Công Chất – Phan Bá Vành – Cầu Noi – Học viện Cảnh sát nhân dân – Cổ Nhuế (cạnh công ty da giầy Thụy Khuê, ngã 3 đường nội bộ Khu công nghiệp Đông Á). 49 05h00 – 21h00. 65 phút/chuyến Trần Khánh Dư – Trần Hưng Đạo – Lê Thánh Tông – Lý Thường Kiệt – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu – Đê La Thành – Nguyễn Chí Thanh – Quay đầu tại Đài truyền hình Việt Nam – Nguyễn Chí Thanh – La Thành – Điểm trung chuyển Cầu Giấy – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ – Khu đô thị Mỹ Đình II 33 05h04 – 21h04. 70 phút/chuyến Bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Quang Trung (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt – ĐTC Hoàng Quốc Việt – Hoàng Quốc Việt – Bưởi – Lạc Long Quân – Xuân La – Xuân Đỉnh (Trường ĐH Nội Vụ Hà Nội). 35A 05h00 – 20h59 (Trần Khánh Dư); 05h00 – 21h00 (Nam Thăng Long). 50 phút/chuyến Trần Khánh Dư (Trạm trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư) – Trần Hưng Đạo – Bà Triệu – Đại Cồ Việt – Hầm Kim Liên – Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc – Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh – quay đầu tại đối diện toà nhà Vincom Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Đỗ Nhuận – Nam Thăng Long (Bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long). 46 04h50 – 20h50 Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – quay đầu tại làng Đình Thôn – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) – Vân Trì – Đường 5 kéo dài – Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) – Quốc lộ 3 – Đường Cổ Loa – Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan). 49 05h00 – 21h00. 65 phút/chuyến Trần Khánh Dư – Trần Hưng Đạo – Lê Thánh Tông – Lý Thường Kiệt – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu – Đê La Thành – Nguyễn Chí Thanh – Quay đầu tại Đài truyền hình Việt Nam – Nguyễn Chí Thanh – La Thành – Điểm trung chuyển Cầu Giấy – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ – Khu đô thị Mỹ Đình II 53B 05h08-19h42 (BX Mỹ Đình); 05h15-19h42 (Quang Minh). 50-55 phút/chuyến Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – quay đầu tại làng Đình Thôn – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – Đường dưới cầu vượt Kim Chung – Võ Văn Kiệt – Khu CN Quang Minh 60B 05h00 – 21h00 (Bx Nước Ngầm); 05h00 – 20h25(BV bệnh nhiệt đới) Bến xe Nước Ngầm – Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ – Cầu Dậu – Kim Giang – Khương Đình – Nguyễn Trãi – Quay đầu tại đối diện 160 Nguyễn Trãi – Nguyễn Trãi – Nguyễn Tuân – Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy – Trần Duy Hưng – Quay đầu tại 92 Trần Duy Hưng – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – KCN Bắc Thăng Long – Khu công nhân Kim Chung – BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở II. Xem thêm thông tin chi tiết các điểm dừng Hiệu sách: Cách cổng Đại học Quốc gia Hà Nội chưa đầy 100 m có hiệu sách và văn phòng phẩm gồm Nhà sách Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà sách Sư phạm. Đi xa hơn nữa chừng 1,5 km có hiệu sách và cửa hàng văn phòng phẩm rất lớn mang tên Nhà sách Tiến Thọ, ngay cạnh cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chợ đêm sinh viên: Đối diện với cổng Đại học Quốc gia Hà Nội ở 144 đường Xuân Thuỷ có chợ đêm sinh viên. Chợ ra đời từ năm 2006 và là một nét sinh động trong đời sống sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và sinh viên đại học ở Hà Nội nói chung. Ngoài ra, cách cổng chính của Đại học Quốc Gia Hà Nội hơn 500m sinh viên có thể tìm thấy Chợ Nhà Xanh với đủ các loại hàng hoá, vật dụng cần thiết cho đời sống sinh viên với giá cả rất phù hợp với túi tiền của sinh viên. Máy rút, chuyển tiền tự động ATM: Trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội có một số trạm ATM của ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam (BIDV) và ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)
uet.vnu.edu
[ "trang chủ " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:21:33.507Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9541eb210b599eb749b7" }
https://uet.vnu.edu.vn/cong-doan-2/
Công đoàn - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Công đoàn 1. Tổ chức, bộ máy Công đoàn Trường Đại học Công nghệ là công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội và thuộc quản lý của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, hoạt động tuân theo điều lệ của Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Trường Đại học Công nghệ được thành lập cùng với sự ra đời của Nhà trường vào tháng 05/2004 do GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu làm Hiệu trưởng sáng lập Trường. Trải qua 5 nhiệm kỳ công tác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn các cấp trong Trường đã có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể khác, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của Nhà Trường. Hiện tại, công đoàn có 230 công đoàn viên sinh hoạt ở 5 công đoàn bộ phận là: – Công đoàn Khối Hiệu bộ – Công đoàn Khoa Công nghệ Thông tin – Công đoàn Khoa Điện tử Viễn thông – Công đoàn Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano – Công đoàn Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa Ban chấp hành Công đoàn khóa V, nhiệm kỳ 2016-2021 có 9 thành viên, Ban thường vụ Công đoàn gồm 3 người: Stt Họ và tên Chức vụ 1 PGS.TS. Trịnh Anh Vũ Chủ tịch 2 ThS. Trần Thị Cẩm Lệ Phó Chủ tịch 3 PGS. TS. Phạm Ngọc Hùng Ủy viên thường vụ 4 TS. Đặng Đức Hạnh Ủy viên 5 TS. Đỗ Đức Đông Ủy viên 6 ThS. Lương Việt Nguyên Ủy viên 7 TS. Nguyễn Nam Hoàng Ủy viên 8 TS. Bùi Đình Tú Ủy viên 9 ThS. Phan Thị Cẩm Ly Ủy viên 2. Các hoạt động tiêu biểu – Bảo vệ quyền lợi người lao động: Ban chấp hành Công đoàn luôn sâu sát lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ, người lao động. Phát hiện những trường hợp quyền lợi người lao động bị vi phạm, kiến nghị với chính quyền để giải quyết kịp thời. – Quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất người lao động: Tổ chức thăm hỏi gia đình người lao động khi có hiếu, hỉ. Động viên quyên góp những trường hợp khó khăn trên tinh thần tương thân tương ái; Tham gia xây dựng điều phối quĩ phúc lợi đảm bảo lợi ích vật chất cho người lao động các dịp lễ, tết, nghỉ hè…; Tham gia tổ chức bếp ăn nội bộ đảm bảo sức khỏe, vệ sinh và tiết kiệm thời gian sức lực cho cán bộ và người lao động; Tham gia giáo dục truyền thống thông qua kết nối Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức. – Tuyên truyền vận động: Ban chấp hành Công đoàn Trường chỉ đạo công đoàn các bộ phận, kết nạp kịp thời các công đoàn viên mới về trường, phát động thi đua, vận động toàn thể người lao động chấp hành và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Đồng thời, không ngừng học tập trau dồi nghiệp vụ để đáp ứng tốt những thách thức và đòi hỏi ngày càng cao của một trường đại học trong bối cảnh phát triển mới của xã hội. Bởi Tuyết Nga | 01/09/2017 | Công đoàn | 24878 Views Tuyết Nga Trước Hội nghị đại biểu Công đoàn Trường Đại học Công nghệ giữa nhiệm kỳ 2016-2021 Bài viết liên quan Hội nghị đại biểu Công đoàn Trường Đại học Công nghệ giữa nhiệm kỳ 2016-2021 Đại hội công đoàn khối Hiệu bộ nhiệm kỳ 2015-2017 thành công tốt đẹp Công đoàn Trường ĐHCN trao quà và động viên giúp đỡ cán bộ vượt hoàn cảnh khó khăn Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương Binh liệt sĩ Đại hội đại biểu Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2021
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " công đoàn " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:02.162Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e954ceb210b599eb749b8" }
https://uet.vnu.edu.vn/event/truong-dai-hoc-cong-nghe-dhqghn-ma-truong-qhi-thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2024/
Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (Mã trường QHI): Thông tin tuyển sinh đại học năm 2024 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển từ các khoa có truyền thống và danh tiếng của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và là một trong các trường đại học công lập hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (Mã trường QHI): Thông tin tuyển sinh đại học năm 2024 Bắt đầu End Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển từ các khoa có truyền thống và danh tiếng của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và là một trong các trường đại học công lập hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật. Phương thức tuyển sinh: XÉT TUYỂN – Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (học sinh giỏi QG, Tỉnh/TP, học sinh hệ chuyên,…) theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN. – Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2024; – Xét tuyển theo các chứng chỉ quốc tế: SAT, A-Level hoặc ACT; tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL) kết hợp với điểm 2 môn Toán và Vật lý trong kỳ thi THPT năm 2024; – Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức; Lĩnh vực Tên ngành/ chương trình đào tạo Bằng tốt nghiệp Thời gian đào tạo Tổ hợp môn xét tuyển Mã tuyển sinh Chỉ tiêu dự kiến Máy tính và Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Cử nhân 4 năm A00 A01 D01 CN1 340 Kỹ thuật máy tính Kỹ sư 4,5 năm CN2 320 Khoa học Máy tính Cử nhân 4 năm CN8 320 Trí tuệ nhân tạo Cử nhân 4 năm CN12 240 Hệ thống thông tin Cử nhân 4 năm CN14 160 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Kỹ sư 4,5 năm CN15 80 Công nghệ kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật xây dựng Kỹ sư 4,5 năm CN5 160 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Cử nhân 4 năm CN6 160 Công nghệ Hàng không vũ trụ Kỹ sư 4,5 năm CN7 120 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông Cử nhân 4 năm CN9 320 Công nghệ nông nghiệp Kỹ sư 4,5 năm A00A01 B00 CN10 60 Kỹ thuật Vật lý kỹ thuật Cử nhân 4 năm A00 A01 D01 CN3 120 Cơ kỹ thuật Kỹ sư 4,5 năm CN4 80 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ sư 4,5 năm CN11 160 Kỹ thuật năng lượng Kỹ sư 4,5 năm CN13 80 Kỹ thuật Robot Kỹ sư 4,5 năm CN17 80 Thiết kế công nghiệp và đồ họa Cử nhân 4 năm CN18 160 Ghi chú: Riêng tổ hợp D01 điểm môn Toán và Tiếng Anh nhân hệ số 2. ĐỊA ĐIỂM HỌC VÀ THÔNG TIN VỀ HỌC PHÍ Trường ĐHCN có hai địa điểm học tập chính: 1. Cơ sở Cầu Giấy gồm: địa điểm 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; địa điểm số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội. Dành cho hầu hết các ngành và thời gian học tập tại Trường Đại học Công nghệ. 2. Cơ sở Hoà Lạc_chỉ dành cho năm thứ nhất của một số ngành: cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Học phí năm học 2024-2025(dự kiến) Mã xét tuyển Ngành đào tạo Địa điểm học 40,000,000 CN1 Công nghệ thông tin Cầu Giấy CN2 Kỹ thuật máy tính CN6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử CN8 Khoa học máy tính CN9 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông CN14 Hệ thống thông tin 32,000,000 CN11 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa CN12 Trí tuệ nhân tạo CN18 Thiết kế công nghiệp và đồ họa CN10 Công nghệ nông nghiệp – Năm thứ nhất học tại Hòa Lạc– Từ năm thứ hai học tại Cầu Giấy 40,000,000 CN3 Vật lý kỹ thuật CN4 Cơ kỹ thuật CN5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng CN7 Công nghệ hàng không vũ trụ CN13 Kỹ thuật năng lượng CN15 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Cầu Giấy CN17 Kỹ thuật Robot Ghi chú: Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 15% mỗi năm. Điểm nổi bật: – Sinh viên năm thứ nhất học tập tại cơ sở Hoà Lạc: + 100% được học tập theo mô hình hiện đại kết hợp giảng dạy kiến thức chuyên môn và đào tạo kỹ năng mềm, được tham gia các hoạt động câu lạc bộ và các hoạt động thể thao, văn hóa. + 100% được bố trí chỗ ở trong Ký túc xá gần khuôn viên khu học tập; + 100% được nhận quà tặng từ Nhà trường là 01 laptop (tối đa 15 triệu) đáp ứng nhu cầu học tập . – Từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên sẽ phải quay trở lại học tập tại cơ sở Cầu Giấy. Bài viết báo chí: Báo Giáo dục Việt Nam: Năm 2024, Trường Đại học Công nghệ-ĐHQGHN tuyển 2.960 chỉ tiêu cho 17 ngành Báo Đại biểu nhân dân: Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội mở ngành học mới: Thiết kế công nghiệp và Đồ họa Báo Tuổi trẻ: Trường đại học Công nghệ tặng laptop cho 100% tân sinh viên học ở Hòa Lạc Vietnamplus: Trường Đại học Công nghệ mở thêm ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa VOV2: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội tặng máy tính cho sinh viên năm nhất Báo Tin tức: Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu Báo Công an nhân dân: Trường ĐH Công nghệ tuyển 2.960 chỉ tiêu, tặng laptop cho sinh viên năm thứ nhất Báo Vnexpress: Trường Đại học Công nghệ tặng laptop cho tân sinh viên Báo Dân Việt: Trường Đại học Công nghệ tuyển sinh 2.960 chỉ tiêu, tặng laptop cho sinh viên nhập học ĐHQGHN: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội tặng máy tính cho sinh viên năm nhất + GOOGLE CALENDAR + ICAL IMPORT Thêm mô tả Sự kiên khác “Bản đồ nồng độ bụi PM 2.5 toàn quốc” hỗ trợ quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam “Cú liều” của nam sinh viên giành 5 suất học bổng toàn phần tại Mỹ (Video) Môi trường nghiên cứu và học thuật chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng để giữ chân đội ngũ tri thức trẻ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " event" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:11.956Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9553eb210b599eb749b9" }
https://uet.vnu.edu.vn/event/truong-dh-cong-nghe-thiet-lap-quan-hop-tac-cung-cong-ty-co-phan-giao-hang-tiet-kiem/
Trường ĐH Công nghệ thiết lập quan hệ hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Ngày 06/6/2024, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động. Tham dự buổi lễ ký kết, phía Trường ĐH Công Trường ĐH Công nghệ thiết lập quan hệ hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Bắt đầu End Ngày 06/6/2024, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động. Tham dự buổi lễ ký kết, phía Trường ĐH Công nghệ, có GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng, PGS. TS. Nguyễn Hoài Sơn – Trưởng phòng KHCN&HTPT, TS. Bùi Trung Ninh – Trưởng phòng Công tác sinh viên, PGS.TS Lê Sỹ Vinh – Chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin cùng TS. Võ Đình Hiếu – Phó Chủ nhiệm và các giảng viên khoa Công nghệ thông tin. Về phía GHTK, có Ông Phạm Hồng Quân – Tổng Giám đốc, các Giám đốc Công nghệ ông Ma Trọng Khôi và ông Đào Công Anh cùng đại diện lãnh đạo các phòng. Phát biểu tại lễ ký kết, GS. TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ đánh giá cao sự năng động “Nhanh – Linh Hoạt – Thân Thiện” của GHTK, đồng thời, Nhà trường cam kết sẽ đồng hành với sự phát triển của GHTK và góp phần xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. GS. TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Ông Phạm Hồng Quân – Tổng Giám đốc GHTK cho biết: “Những viên gạch đầu tiên hình thành nên GHTK chính là công nghệ, cụ thể là viết phần mềm quản lý đơn hàng. Ưu thế của GHTK là tốc độ nhanh, mạng lưới phủ sóng rộng trên toàn quốc và đặc biệt là thế mạnh trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phục vụ cho hoạt động giao hàng. Ông Phạm Hồng Quân – Tổng Giám đốc GHTK GHTK mong muốn cùng Trường ĐH Công nghệ nghiên cứu làm chủ công nghệ nhằm đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Trên tinh thần thống nhất toàn diện, hai bên đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai các dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. GHTK bố trí nhân sự phụ trách và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiếp nhận sinh viên UET đến thực tập tại công ty. Lễ ký kết diễn ra thành công GHTK và UET cam kết tăng cường hợp tác phát triển hướng tới mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài, đem lại cơ hội và thành tựu mới cho các bên tham gia. Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm thành lập năm 2013, là một công ty công nghệ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, trải qua hơn 10 năm phát triển, đến nay Công ty với hơn 500 kỹ sư, chuyên gia người Việt; hơn 500 máy chủ vật lý và hơn 1.500 máy chủ ảo hóa phục vụ trong mạng lưới dịch vụ trải khắp 63 tỉnh thành với khoảng 4.500.000 nhà bán lẻ và 80 triệu người tiêu dùng trong nước. Trình chiếu clip giới thiệu GHTK tại buổi lễ Ông Phạm Hồng Quân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm trao quà lưu niệm cho GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ PGS.TS Lê Sỹ Vinh – Chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin thay mặt Nhà trường nhận hoa cảm ơn từ GHTK Ông Đào Công Anh – Giám đốc Công nghệ GHTK, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ (UET-News) + GOOGLE CALENDAR + ICAL IMPORT Thêm mô tả Sự kiên khác “Bản đồ nồng độ bụi PM 2.5 toàn quốc” hỗ trợ quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam “Cú liều” của nam sinh viên giành 5 suất học bổng toàn phần tại Mỹ (Video) Môi trường nghiên cứu và học thuật chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng để giữ chân đội ngũ tri thức trẻ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " event" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:23.345Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9555eb210b599eb749ba" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/khoa-hoc-cong-nghe/so-huu-tri-tue/
Sở hữu trí tuệ Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th3 06 Tổng hợp các văn bằng sở hữu trí tuệ đã được công nhận Bởi Tuyết Nga | Sở hữu trí tuệ Chi tiết Th3 05 Giới thiệu một số công cụ kiểm tra trùng lặp văn bản, chống đạo văn 1. DoIt – Hệ thống kiểm tra trùng lặp văn bản tiếng Việt do Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN phát triển. Giới thiệu và Hướng dẫn sử dụng Đăng ký và đăng nhập (chỉ hỗ trợ đăng ký với email @vnu.edu.vn) 2. Grammarly (Phần mềm có tính năng miễn phí và trả phí. Lưu […] Bởi khcn htpt | Sở hữu trí tuệ . Uncategorized @vi Chi tiết Th10 30 Một số tài liệu về sở hữu trí tuệ Hướng dẫn đăng ký sáng chế Hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp Tài liệu hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế Tài liệu hướng dẫn tra cứu sáng chế của WIPO Tài liệu hướng dẫn tra cứu thông tin sáng chế của châu Âu Hướng dẫn sử dụng thông tin sáng […] Bởi khcn htpt | Sở hữu trí tuệ . Uncategorized @vi Chi tiết Th1 10 Khảo sát hoạt động hỗ trợ SHTT Đường link khảo sát Bởi khcn htpt | Sở hữu trí tuệ . Uncategorized @vi Chi tiết Th12 20 Biểu mẫu đề nghị hỗ trợ đăng ký SHTT qua Trung tâm CSK Hiện nay, Trung tâm CSK – ĐHQGHN đang thực hiện hỗ trợ cán bộ trong việc đăng ký SHTT. Khi có thông tin đề nghị, phía Trung tâm CSK sẽ cử cán bộ hỗ trợ tư vấn trong viết thuyết minh và hỗ trợ kinh phí nộp hồ sơ ban đầu. Quý thầy cô có […] Bởi khcn htpt | Sở hữu trí tuệ . Uncategorized @vi Chi tiết Th11 05 Tổng hợp các quy định và hướng dẫn 1. Các văn bản định hướng, chiến lược 2022 – Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 2021 – Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 2021 – Hướng dẫn […] Bởi khcn htpt | Các quy định . Đề tài, nhiệm vụ KHCN . Sở hữu trí tuệ Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " sở hữu trí tuệ" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:29.533Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9557eb210b599eb749bb" }
https://uet.vnu.edu.vn/trung-tam-nghien-cuu-die%cc%a3n-tu%cc%89-vie%cc%83n-thong/
Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông được thành lập theo quyết định số 178/TCCB ngày 06/03/2001 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trực thuộc Khoa Công Nghệ – ĐHQGHN, được tổ chức lại theo quyết định số 71/TCCB-CTSV ngày 04/3/2005 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực Điện tử – Viễn Thông; chế tạo các sản phẩm điện tử chuyên dụng; phát triển và thử nghiệm các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ra đa, xử lý tín hiệu số và tương tự, truyền thông; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ. 1. Tổ chức bộ máy Phó Giám đốc trung tâm: PGS. TS. Bùi Thanh Tùng Chuyên viên hành chính: CN. Trần Thị Tuyết Nhung 2. Hoạt động của trung tâm Trung tâm nghiên cứu điện tử viễn thông hoạt động theo phương châm: “Nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong nước và nước ngoài”. Trong những năm qua, Trung tâm đã đạt được một số thành tích nổi bật đối với nghiên cứu khoa học. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã thực hiện và hoàn thành 6 đề tài các cấp, trong đó có đề tài cấp Nhà nước, cấp Thành phố và cấp Đại học Quốc gia. Bên cạnh đó, tại các Hội chợ Techmart từ năm 2006 đến nay, Trung tâm tham gia triển lãm các sản phẩm và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ tại Techmart. Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm đã công bố gần 80 bài báo trên các tạp chí quốc tế, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Trung tâm đã được cấp 02 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích trong lĩnh vực siêu cao tần. Cụ thể, – Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1355. Tên sáng chế: Máy phát tín hiệu mã kiểm soát không lưu do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp tại Quyết định số 10714/QĐ-SHTT ngày 29/02/2016. – Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1377. Tên sáng chế: Máy phát tín hiệu dải rộng dùng cho radar thế hệ mới do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp tại Quyết định số 20931/QĐ-SHTT ngày 19/04/2016. Ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học, Trung tâm còn chú trọng đến lĩnh vực đào tạo góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ cao cho xã hội. Trung tâm đã tham gia đào tạo trên 40 thạc sỹ, 03 tiến sỹ và rất nhiều cử nhân ngành Điện tử viễn thông. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm trẻ và có đam mê với lĩnh vực điện tử viễn thông được tổ chức gồm các nhóm sinh viên, học viên cao học và cộng tác viên hợp đồng theo nhiệm vụ. 3. Địa chỉ liên hệ Phòng P201-Nhà G2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (024). 3754 7728; Fax: (024) 3754 7460
uet.vnu.edu
[ "trang chủ " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:31.370Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9559eb210b599eb749bc" }
https://uet.vnu.edu.vn/ky-thuat-robot-nganh-hoc-tien-phong-cong-nghiep-trong-thoi-dai-4-0/
Kỹ thuật Robot - ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Kỹ thuật Robot – ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên đào tạo ngành Kỹ thuật Robot trên cả nước, trường bắt đầu tuyển sinh ngành này từ 2018. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chơi này. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ robot kết hợp trí tuệ nhân tạo đang trở thành xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Robot không chỉ được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất, mà còn trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, dịch vụ và nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, trong đó có lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo. Năm 2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Ngành Kỹ thuật Robot tại Việt Nam được dự đoán sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai. Việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là yếu tố then chốt để Việt Nam có thể bắt kịp và vươn lên trong lĩnh vực công nghệ cao này. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Robot tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội Trao đổi với Tiến sĩ Đinh Triều Dương – Trưởng khoa Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng và phát triển ngành Kỹ thuật Robot. Nhà trường bắt đầu tuyển sinh ngành Kỹ thuật Robot vào năm học 2018 – 2019. Tiến sĩ Đinh Triều Dương – Trưởng khoa Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình đào tạo Kỹ thuật Robot của Trường Đại học Công nghệ hình thành sau sự hợp tác của Nhà trường với Trường Đại học Công nghệ Chiba, Nhật Bản. Đây là trường đại học có kinh nghiệm đào tạo lĩnh vực robot và kỹ thuật công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Do đó, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Robot được kế thừa nhiều kinh nghiệm của đối tác Trường Đại học Công nghệ Chiba về cấu trúc chương trình, về nội dung đề cương các môn học, về thực hành, thực tập và gắn kết với doanh nghiệp. Mỗi năm, Nhà trường cử 10 sinh viên đi học trao đổi và 3 giảng viên hợp tác trong nghiên cứu và tiếp thu công nghệ giảng dạy. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Xiêm, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Robot, Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Kỹ thuật Robot là một lĩnh vực liên ngành, là sự kết hợp của một số ngành trong khối khối kỹ thuật và công nghệ. Cụ thể, ngành dựa trên ba trụ cột chính là Cơ khí chế tạo; Điện tử – Điều khiển và Tự động; Khoa học máy tính – Trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, khung chương trình đào tạo Kỹ thuật Robot có tính hệ thống cao, có sự liên thông, liên kết giữa các học phần đào tạo gắn với từng trụ cột, nền tảng lý thuyết được gia cố bằng các phương thức thực hành linh hoạt, lấy người học làm trọng tâm. Trong năm học đầu tiên, sinh viên ngành Kỹ thuật Robot sẽ được học Học phần “Trải nghiệm và khám phá Robot”. Đây là học phần giúp sinh viên có được những tiếp xúc đầu tiên với các hệ thống Robot cơ bản; sinh viên được tự mình thiết kế và phát triển các ứng dụng Robot phục vụ các nhu cầu khác nhau mà chưa cần phải có các kiến thức chuyên môn về ngành, chuyên ngành. Qua đó, sinh viên có được góc nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề đào tạo, đồng thời hun đúc đam mê học tập và phát triển bản thân. Đây là một trong những điểm thú vị của khung chương trình ngành Kỹ thuật Robot mà không một ngành học liên quan nào có được. Kỹ thuật Robot là ngành đào tạo có tính thực tiễn cao. Do vậy, các nội dung đào tạo trong khung chương trình đều phải phục vụ việc biết – hiểu – vận dụng và phát triển cho các hệ thống Robot. Từ những môn học cơ bản như toán ứng dụng, tín hiệu và hệ thống tới những môn học về chuyên ngành như các hệ thống robot thông minh, robot phân tán,… sinh viên đều được thực tập và yêu cầu làm các bài tập liên quan tới các hệ thống Robot. Các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành đều có ít nhất 1/3 nội dung cho thực hành; bài tập lớn kết thúc môn học được chú trọng để tất cả sinh viên có thể xây dựng các sản phẩm của riêng mình, đúc kết kiến thức được học vào những sản phẩm cụ thể. Trường Đại học Công nghệ hợp tác chặt chẽ với Trường Đại học Công nghệ Chiba, Nhật Bản trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Kỹ thuật Robot. Hàng năm vào kỳ hè, sinh viên ngành Kỹ thuật Robot của trường sẽ có cơ hội sang thực tập ngắn hạn tại Trường Đại học Công nghệ Chiba, Nhật Bản. Đây là khoảng thời gian quý báo, giúp nâng cao động lực, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm cho sinh viên ngành Kỹ thuật Robot; đồng thời, thúc đẩy mối giao lưu quốc tế. Bộ môn Kỹ thuật Robot nói riêng và Khoa Điện tử Viễn thông nói chung có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp liên quan về Kỹ thuật Robot, như Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần kỹ thuật Temas, Công ty cổ phần Fumee Tech,… Sinh viên ngành Kỹ thuật Robot được thực tập tại các công ty, phòng thí nghiệm hiện đại, tham gia tìm hiểu các bài toán thực tiễn của doanh nghiệp. Khoa Điện tử Viễn thông và Trường Đại học Công nghệ đã dành những không gian nhất định cho các bạn sinh viên có cơ hội học tập và trải nghiệm làm Robot. Nhà trường đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm về PLC hiện đại, Robot tay máy Yumi linh hoạt giúp sinh viên tiếp cận với các hệ thống công nghiệp. “Đặc biệt, việc rèn luyện thông qua thực hành, thực tập giúp sinh viên tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và thái độ làm việc. Sinh viên luôn được yêu cầu phải chuyên nghiệp, lễ phép và chú tâm vào công việc được giao”, Thầy Hoàng Văn Xiêm nói. Với định hướng phát triển một chương trình đào tạo cập nhật và tiệm cận với các chương trình đào tạo tương ứng của các trường đại học hàng đầu của Châu á và quốc tế, sinh viên ngành Kỹ thuật Robot ngay từ khi bước chân vào nhà trường đã được giới thiệu tìm hiểu và tham gia các nhóm nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu về lĩnh vực này. Sinh viên ngành Kỹ thuật Robot tại Trường Đại học Công nghệ không chỉ có kiến thức vững vàng, kỹ năng thành thục của một người kỹ sư mà còn phải có tư duy phát triển của một nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Với định hướng và kỳ vọng đó, khoa và nhà trường đã tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia vào rất nhiều những hoạt động nghiên cứu thực tế. Chia sẻ về những thành tích đã đạt được từ những hoạt động nghiên cứu, thầy Hoàng Văn Xiêm cho hay, đã có trên 30 công trình khoa học công bố trên các tạp chí ISI/hội nghị quốc tế, quốc gia có sự tham gia của các sinh viên ngành Kỹ thuật Robot. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu gần đây trong khuôn khổ Đồ án tốt nghiệp của 4 bạn SV khóa 63 ngành Kỹ thuật Robot đã được công bố trên tạp chí Engineering Science and Technology, an International Journal của nhà xuất bản Elserviers. Đây là tạp chí SCIE Q1 với chỉ số ảnh hưởng (IF) 5.1. Sinh viên ngành Kỹ thuật Robot, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hành với tay máy đôi Yumi ABB. Kết quả nghiên cứu là một sản phẩm Robot tay đôi di động có khả năng vận chuyển tới 86Kg hàng hóa, tay đôi với 10 bậc tự do vận động linh hoạt và đặc biệt, cấu trúc tay đôi được tối ưu sử dụng các công nghệ tính toán hiện đại, giúp nâng cao khả năng tương tác người và Robot. Đây là sản phẩm 100% của thầy và trò ngành Kỹ thuật Robot tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơ hội việc làm rộng mở với thu nhập hấp dẫn Tiến sĩ Đinh Triều Dương đánh giá, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030. Vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Các nhà máy, xí nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung hiện nay đều được đẩy mạnh tự động hóa, các hệ thống thông minh trên cơ sở khai thác các hệ thống Robot. Nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao, kỹ năng tốt về lĩnh vực Robot ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chia sẻ về các vị trí việc làm của ngành Kỹ thuật Robot, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Xiêm cho biết, Kỹ sư kỹ thuật Robot có thể đảm nhiệm được công việc ở nhiều vị trí, vai trò khác nhau, từ các kỹ sư trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, phụ trách việc vận hành, điều phối các hệ thống Robot thông minh, các hệ thống tự động hóa công nghiệp, tới các tư vấn viên về kỹ thuật, giúp thiết kế tối ưu hóa các hệ thống tự công nghiệp trong nhà máy thông minh. Tùy vào vị trí việc làm và địa điểm làm việc mà mức lương của các kỹ sư làm việc liên quan tới lĩnh vực Robot tại nhà máy có thể dao động từ 15 tới 40 triệu/tháng. Mức thu nhập có thể cao hơn nữa tùy thâm niên và kinh nghiệm của kỹ sư. Bên cạnh đó, rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Robot của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang tiếp tục học lên cao tại các đại học danh tiếng trên thế giới như Viện Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JAIST), Đại học công nghệ Tokyo (Nhật Bản) hay tham gia công tác giảng dạy tại chính Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo thống kê năm nay, 100% sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo này đều tìm được việc làm rất tốt trong nhiều doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và Thế giới. Anh Nguyễn Cảnh Thanh cựu sinh viên K63 ngành Kỹ thuật Robot, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện tại đang là du học sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JAIST). Được biết, anh Nguyễn Cảnh Thanh là á khoa đầu ra của trường năm 2022. Với thành tích tốt nghiệp xuất sắc, cựu sinh viên đã được trường giữ lại làm giảng viên. Ngoài ra, Cảnh Thanh còn nhận được học bổng thạc sĩ của Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF). Anh Cảnh Thanh có 1 năm để hoàn thành chương trình học thạc sĩ tại Nhật Bản, sau đó cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Robot sẽ quay trở lại Việt Nam làm giảng viên tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại Nhật Bản, anh Thanh chia sẻ, anh dành tất cả thời gian của mình vào công việc học tập và nghiên cứu cá nhân. Ngoài ra, anh sẽ tham gia các dự án thực tế cùng các giáo sư hàng đầu của viện. Công việc nghiên cứu của anh Thanh sẽ được Viện chi trả và hỗ trợ chi phí hàng tháng theo giờ nghiên cứu. Sinh viên ngành Kỹ thuật Robot, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin năm 2022. Bên cạnh đó, trong tuần anh Thanh sẽ dành thời gian làm trợ giảng cho các giảng viên của viện. Công việc này cũng giúp anh Thanh có thêm một khoản thu nhập hàng tháng. Nếu tính các chi phí hỗ trợ và thu nhập từ việc làm trợ giảng, mỗi tháng anh Thanh sẽ được chi trả khoảng 8 đến 12 Man, tương đương khoảng 12 đến 20 triệu đồng/tháng. Với đam mê robot từ nhỏ, anh Trần Đức Sơn đã lựa chọn ngành Kỹ thuật Robot tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh Sơn đã tốt nghiệp từ năm 2022 và hiện đang làm kỹ sư cải tiến thiết bị tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display Việt Nam. Anh Sơn đánh giá, hiện nay, phát triển robot tại Việt Nam sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nơi có nhiều thế mạnh về các nhà máy sản xuất. Với sự gia tăng của tự động hóa, nhu cầu sử dụng robot trong môi trường công nghiệp ngày càng cao. Trong tương lai xa hơn, Việt Nam sẽ phát triển các loại robot tự vận hành, tự lái, robot phục vụ,… để có thể ứng dụng sâu vào nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, dịch vụ, y tế. Việt Nam là nước đang phát triển và trong quá trình chạy đua để bắt kịp khoa học kỹ thuật công nghệ trên Thế giới nói chung và lĩnh vực robot nói riêng. Trong giai đoạn này, Việt Nam rất cần nguồn lực và nhân lực trẻ chất lượng cao trong lĩnh vực này. Chìa khóa thành công trong ngành Kỹ thuật Robot Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Xiêm nhận ngành Kỹ thuật Robot có tính thực tiễn cao đòi hỏi sinh viên phải hiểu về phần cứng, nắm vững về phần mềm, và có tư duy hệ thống tốt. Do đó, sinh viên cần phải có một số tố chất như khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và đặc biệt phải có sự chăm chỉ, cần cù, tự học. Kỹ năng và kiến thức sẽ có được thông qua những trải nghiệm thực tế không chỉ trên giảng đường mà cả trên các phòng thí nghiệm. Thầy Hoàng Văn Xiêm khuyến khích sinh viên ngành Kỹ thuật Robot nên tích cực tham gia các nhóm nghiên cứu, tham gia làm các dự án môn học, ngay từ năm thứ nhất. Sinh viên phải có tinh thần dấn thân, lăn xả vào công việc, có sự đầu tư thích đáng cho việc học mới có những kết quả cao sau này. Sinh viên ngành Kỹ thuật Robot, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hội nghị Quốc tế về Điều khiển, Tự động và Khoa học Thông tin năm 2022. Cựu sinh viên Cảnh Thanh đánh giá, việc học thạc sĩ tại đất nước phát triển như Nhật Bản là một cơ hội lớn đối với anh, giúp anh có thể tiếp cận được với công nghệ về robot, nghiên cứu chuyên sâu hơn và tiếp cận được thị trường việc làm rộng lớn liên quan đến ngành Kỹ thuật Robot tại Nhật Bản. Anh Thanh đánh giá, Lĩnh vực công nghệ phát triển robot kết hợp trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chúng ta đang trong quá trình phát triển và nỗ lực bắt kịp xu hướng toàn cầu này. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này ngày càng tăng, nhằm đáp ứng và thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ trong nước. Các bạn sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường nên chú tâm vào việc nắm vững các kiến thức nền tảng, bên cạnh đó hãy dành thời gian nghiên cứu, thực hành trong phòng lab, có những kiến thức khi nằm trên sách vở có thể mình không thể hiểu được nhưng khi được thực hành, nghiên cứu thực tế nhiều sẽ giúp bản thân hiểu hơn về chế tạo robot. Ngoài ra, sinh viên nên chủ động, tích cực tham gia vào các chương trình thực tập tại các doanh nghiệp và các hội thảo nghiên cứu để tích lũy thêm kiến thức thực tế. Khoa và nhà trường cũng được rất nhiều các doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ các suất học bổng đắt giá, các bạn nên tự tin ứng tuyển vào các chương trình học bổng này. Sinh viên nên trau dồi ngoại ngữ để có thêm những cơ hội hội học tập, du học, mở rộng vốn kiến thức và công việc trong tương lai. Đặc biệt là khả năng tự học hỏi và tự nghiên cứu cũng cần được rèn luyện, đây là một yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực robot. Cùng quan điểm, anh Trần Đức Sơn nhấn mạnh, sinh viên nên tập trung học tập hết khả năng, trau dồi kiến thức, kỹ năng tạo nền tảng vững chắc cho bản thân. Sinh viên nên tận dụng cơ hội tham gia thực tập tại doanh nghiệp, công ty về tự động hóa mà khoa và trường giới thiệu. Việc nghiên cứu và trải nghiệm thực tế sẽ giúp sinh viên nắm bắt được kỹ năng và kiến thức thực tiễn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. (Theo Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam) Bài viết liên quan: Ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa: Dành cho bạn trẻ vừa đam mê công nghệ, vừa có khả năng thiết kế sáng tạo Ngành Vật lý kỹ thuật – cơ hội vàng trong thời đại công nghệ Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Phát triển mãi mãi với thời gian và ngày càng lớn mạnh Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) tiên phong đào tạo ngành Công nghệ nông nghiệp Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Bởi Tuyết Nga | 19/07/2024 | Tin Tổng Hợp | Tags: khoa điện tử viễn thông, kỹ thuật robot, trường Đại học Công nghệ, tuyển sinh, UET 186 Views Tuyết Nga Trước Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Sau Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Bài viết liên quan Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Cựu học sinh chuyên Lý tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin tổng hợp " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:33.873Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e955beb210b599eb749bd" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/tin-tuc/tin-hop-tac-2/
Tin Hợp tác phát triển Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th7 05 Ký kết hợp tác ba bên giữa Trường Đại học Công nghệ với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga và Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng Sau quá trình tích cực trao đổi, chiều ngày 05/7/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên giữa Trường ĐH Công nghệ với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga và Viện nghiên cứu Bảo […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th7 02 Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Công ty IMRA, Nhật Bản Để tiếp tục phát triển các định hướng nghiên cứu trong thời gian tới, ngày 01/07/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi làm việc với Công ty IMRA, Nhật Bản gồm ông Hiroshi Tauchi – Chủ tịch, ông Shigenobu Denzumi – Tổng giám đốc. Tham gia buổi tiếp […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th6 28 Tập đoàn công nghệ sản xuất chip NVIDIA trao đổi hợp tác với Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN Sáng ngày 27/06/2024, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi tiếp Tập đoàn NVIDIA, Hoa Kỳ đến thăm và làm việc về phát triển lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo cho giảng viên, sinh viên. Tham dự buổi làm việc, về phía NVIDIA, […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th6 28 Trường Đại học Công nghệ thúc đẩy cơ hội hợp tác với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga Ngày 27/06/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi trao đổi và làm việc với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga do ông Pugachev Vladimir – Giám đốc điều hành làm Trưởng đoàn cùng ông Sokolov Guennadiy – Giám đốc công nghệ, ông Desiatkov Ivan […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th5 27 Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Điểm đến về trao đổi học thuật và giao lưu quốc tế Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hóa giáo dục, nằm trong khuôn khổ hợp tác của chương trình Global Wales Partnership, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã trở thành điểm đến lý tưởng cho hoạt động trao đổi học thuật và giao lưu […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th5 23 Thúc đẩy hợp tác với Công ty KEPCO KDN, Hàn Quốc qua các hoạt động phối hợp đào tạo và nghiên cứu đề tài về trí tuệ nhân tạo, học máy Sau một năm ký kết thỏa thuận hợp tác cùng những thành công trong hợp tác về lĩnh vực công nghệ và công nghiệp điện lực, ngày 23/5/2025, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi làm việc với Công ty KEPCO KDN (Hàn Quốc) do ông […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th5 07 Trường Đại học Công nghệ hợp tác trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn với Công ty Hememic Biotechnologies Ngày 06/5/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Công ty Hememic Biotechnologies do ông David Huy Hồ – Chủ tịch/ Người sáng lập, Ông John Warden, Jr. – Giám đốc điều hành/ Người đồng sáng lập cùng […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th4 17 Tăng cường hợp tác với Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Ngày 16/04/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi làm việc, trao đổi hợp tác với ông Jeong Junho – Trưởng Bộ phận phát triển nhân sự (Tập đoàn LG Innotek) cùng ông Kim Jingoo – Giám đốc hành chính, nhân sự cùng các thành viên […] Bởi Tuyết Nga | Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Trang 1 của 1912345...10...»Trang cuối »
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin hợp tác phát triển" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:35.748Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e956eeb210b599eb749be" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/khoa-hoc-cong-nghe/cac-quy-dinh/
Các quy định Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th11 05 Tổng hợp các quy định và hướng dẫn 1. Các văn bản định hướng, chiến lược 2022 – Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 2021 – Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 2021 – Hướng dẫn […] Bởi khcn htpt | Các quy định . Đề tài, nhiệm vụ KHCN . Sở hữu trí tuệ Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " các quy định" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:37.990Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e957feb210b599eb749bf" }
https://uet.vnu.edu.vn/hoat-dong-hop-tac-phat-trien/
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN Kể từ khi thành lập Trường đến nay, hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã góp phần khẳng định uy tín và vị thế là một trường đại học hàng đầu về lĩnh vực công nghệ trong cả nước. Là một trường thành viên của ĐHQGHN, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến; tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước. Lãnh đạo Nhà trường luôn khẳng định hợp tác trong nước và quốc tế là yếu tố chính tạo nên sự bứt phá trong việc phát triển các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình chuyển giao các nghiên cứu và công nghệ mới đến xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Trong nhiều năm qua, để góp phần nâng cao vị thế, uy tín, năng lực giảng dạy, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước. Việc hợp tác với các trường, viện nghiên cứu lớn trên thế giới mở ra các chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao: Đại học Bang Arizona, Mỹ với dự án BUIL-IT; Đại học Công nghệ Sydney, Úc với Trung tâm Hợp tác nghiên cứu giữa VNU-UTS, chương trình học bổng toàn phần cho nghiên cứu sinh đạt trình độ quốc tế; Chương trình đào tạo IT định hướng thị trường Nhật Bản; Viện nghiên cứu Viettel với chương trình Cử nhân Hàng không Vũ trụ… Các hợp tác doanh nghiệp như Tập đoàn Samsung Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Toshiba, VNPT Technology…. đã đem lại những nguồn lực hiệu quả như: Các phòng thực hành đạt tiêu chuẩn, phòng nghiên cứu hợp tác về IoT, thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng… Sự phát triển không ngừng về đội ngũ và trình độ của Nhà trường, cùng với hợp tác từ doanh nghiệp, trường, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời với sự tin tưởng giao nhiệm vụ của ĐHQGHN đã tạo điều kiện tốt cho sinh viên được tiếp cận học tập, thực hành với các trang thiết bị tiên tiến phù hợp với thực tiễn làm việc tại doanh nghiệp. Với những nỗ lực đó, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 40 đối tác trong nước, khoảng 60 đối tác ngoài nước. Trong đó, hầu hết các đối tác là các viện, trường, doanh nghiệp uy tín toàn cầu. Mỗi năm Nhà trường có hàng chục lượt giáo sư từ các trường danh tiếng đến trao đổi học thuật và giảng dạy. Cử nhiều cán bộ đi học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng tại các đơn vị đối tác chiến lược uy tín trong lĩnh vực ICT. Nhà trường cũng tổ chức nhiều đợt trao đổi sinh viên với các trường đối tác trong và ngoài nước giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn. Liên hệ hợp tác: Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác phát triển Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Địa chỉ: 201 E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội SĐT: 02437549826 Email: [email protected] Bởi Tuyết Nga | 31/08/2017 | Hợp Tác . Uncategorized @vi | 32704 Views Tuyết Nga Trước Đảng ủy Sau Các mẫu văn bản phục vụ bảo vệ luận văn thạc sĩ Bài viết liên quan THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2024 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP HÈ 2024 TẠI SMARTOSC Seminar khoa học do Signal Processing Vietnam Chapter bảo trợ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " hợp tác " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:22:58.029Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9587eb210b599eb749c0" }
https://uet.vnu.edu.vn/ket-qua-xet-cong-nhan-dat-tieu-chuan-chuc-danh-gs-pgs-nam-2024-tai-hoi-dong-giao-su-co-truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-cong-nghe/
Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ đã có 3 phiên họp làm việc với sự tham dự của các thành viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, chủ trì các phiên họp: phiên họp xét hồ sơ ngày 13/7/2023 (09/09 thành viên Hội đồng tham dự) và phiên họp nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan và bỏ phiếu tín nhiệm ngày 20/7/2023 (09/09 thành viên Hội đồng tham dự). Sau khi nghe báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ của từng ứng viên, nghe báo cáo kết quả thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh và đánh giá báo cáo khoa học tổng quan của các ứng viên, Hội đồng đã thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín tín nhiệm xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024, kết quả như sau: 1. Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư Tổng số ứng viên chức danh GS được xét tại Hội đồng là 02 người. Tổng số ứng viên hội đủ các điều kiện cần và đã được Hội đồng đưa vào danh sách bỏ phiếu tín nhiệm là 02 người, kết quả như sau: TT Họ và tên Năm sinh Nam/Nữ Học hàm, học vị Ngành Nơi làm việc Kết quả 1 Lê Sỹ Vinh 29/05/1980 Nam PGS.TS Công nghệ thông tin Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 2 Lê Trung Thành 10/11/1980 Nam PGS.TS Điện tử Viễn thông Trường Quốc tế, ĐHQGHN Đạt 2. Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư Tổng số ứng viên chức danh PGS được xét tại Hội đồng là 08 người. Tổng số ứng viên hội đủ các điều kiện cần và đã được Hội đồng đưa vào danh sách bỏ phiếu tín nhiệm là 07 người, kết quả như sau: TT Họ và tên Năm sinh Nam/Nữ Học hàm, học vị Ngành Nơi làm việc Kết quả 1. Võ Đình Hiếu 18/03/1979 Nam TS Công nghệ thông tin Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 2. Lê Đình Anh 24/07/1989 Nam TS Cơ học Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 3. Phan Hải Đăng 23/09/1982 Nam TS Cơ học Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 4. Trần Quốc Quân 15/05/1990 Nam TS Cơ học Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 5. Lâm Sinh Công 18/05/1988 Nam TS Điện tử Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 6. Trần Cao Quyền 28/03/1976 Nam TS Kỹ thuật Viễn thông Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt 7. Phạm Minh Triển 27/07/1980 Nam TS Điện tử Trường ĐHCN, ĐHQGHN Đạt Số ứng viên không đủ các điều kiện cần để Hội đồng đưa vào danh sách bỏ phiếu tín nhiệm là 01 người, kết quả như sau: TT Họ và tên Năm sinh Nam/Nữ Học hàm, học vị Ngành Nơi làm việc Kết quả Lý do không đạt 1. Phạm Đức Quang 10/10/1984 Nam TS Quang học Trường ĐHCN, ĐHQGHN Không đạt Hồ sơ chưa đủ thâm niên giảng dạy (điều kiện cần) Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường ĐHCN xin thông báo để các đơn vị, cá nhân được biết. Các ý kiến đóng góp hoặc khiếu nại về kết luận nói trên xin gửi bằng văn bản hoặc liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng – GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức và Thư ký Hội đồng – PGS.TS. Trần Văn Quảng. Trân trọng thông báo./. Bởi Tuyết Nga | 22/07/2024 | Tin Tổng Hợp | Tags: hội đồng chức danh, hội đồng giáo sư cơ sở, trường Đại học Công nghệ 874 Views Tuyết Nga Trước Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Bài viết liên quan Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Kỹ thuật Robot – ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Cựu học sinh chuyên Lý tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin tổng hợp " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:23:13.652Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e9599eb210b599eb749c1" }
https://uet.vnu.edu.vn/doan-thanh-nien/
Đoàn Trường - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghệ (gọi tắt là Đoàn trường) là cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Cơ cấu tổ chức – Cơ quan điều hành của Đoàn Trường là Ban chấp hành Đoàn trường gồm 21 đồng chí được bầu từ Đại hội, đại diện cho các đơn vị đoàn trực thuộc. Ban thường vụ Đoàn trường gồm 4 đồng chí được bầu trong số các ủy viên Ban chấp hành. Danh sách Ban thường vụ Đoàn trường cụ thể như sau: + Đ/c: Trần Cường Hưng – Bí thư Đoàn trường + Đ/c Phan Hoàng Anh – Phó Bí thư Đoàn trường + Đ/c Nguyễn Đình Tuân – Phó Bí thư Đoàn trường + Đ/c: Nguyễn Thị Hằng – Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường + Đ/c: Bùi Thị Thu Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường + Đ/c: Nguyễn Thanh Tùng – Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường + Đ/c: Lê Mạnh Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường – Các Ban chức năng: + Ban Điều hành + Ban Chuyên môn học thuật + Ban Phong trào + Ban Truyền thông & Đối ngoại + Ban Hậu cần – Các đơn vị trực thuộc: + Liên chi Đoàn khoa Công nghệ Thông tin + Liên chi Đoàn khoa Điện tử Viễn thông + Liên chi Đoàn khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nanô + Liên chi Đoàn khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa + Liên chi Đoàn Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ + Liên chi Đoàn Bộ môn Công nghệ xây dựng – Giao thông + Chi đoàn cán bộ khối Hiệu bộ 2. Các hoạt động chính trong năm học STT MỤC TIÊU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 1 Hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động nhằm tuyên truyền và quảng bá hình ảnh nhà trường. Tháng 7-8-9 hàng năm – Hỗ trợ nhà trường tư vấn tuyển sinh và đón sinh viên nhập học. – Hỗ trợ nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt đầu năm. – Hỗ trợ tổ chức lễ khai giảng năm học . 2 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên Tháng 9-10 hàngnăm – Tuyên truyền, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. – Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm hiểu về pháp luật, văn hóa, đời sống. – Tổ chức chương trình “Tập huấn cán bộ Đoàn – Hội”. 3 Công tác hỗ trợ nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trong thanh niên, sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục Tháng 10-11 và tháng 3-4 hàng năm – Tổ chức Hội nghị tư vấn và hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo, Talkshow về khởi nghiệp, việc làm. – Tổ chức các cuộc thi phát triển tài năng sinh viên, thúc đẩy cũng như hỗ trợ nhà trường về các hoạt động nghiên cứu khoa học như: Cuộc thi Procon, cuộc thi Makerthon, Cuộc đua số, Hội nghị nghiên cứu khoa học cấp trường,… 4 Hoạt động văn hóa – văn nghệ – thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên Tháng 9-10-11 và tháng 3 hàng năm – Ngày hội Câu lạc bộ và Chào Tân Sinh viên. – Hoạt động chào Tân sinh viên của các Liên chi đoàn trực thuộc,.. – Tuyển cộng tác viên Đoàn Thanh niên. – Ngày hội truyền thống “UET Connect”. – Tổ chức “Hội thao toàn trường” và hoạt động chào mừng Ngày thành lập Đoàn. – Cuộc thi nấu ăn “Mr Tạp dề”. 5 Các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ sinh viên, cộng đồng. Tháng 12-1 và 6-7 hàng năm – Hỗ trợ sinh viên về quê ăn tết, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. – Chương trình “Mùa đông ấm”. – Chương trình “Tiếp sức mùa thi” và “Tình nguyện hè”. 6 Hỗ trợ sinh viên kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm việc làm Cả năm – Ngày hội việc làm Công nghệ. – Hội thảo Gear Inc. 7 Khen thưởng Tháng 9 hàng năm – Khen thưởng năm học cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. – Xét chọn các giải thưởng cao quý như: Gương mặt trẻ tiêu biểu,… 3. Thông tin liên hệ ►Địa chỉ: Nhà G3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. ►Điện thoại: (024) 37547528 ►Website: http://thanhnien.uet.vnu.edu.vn/ ►Facebook: https://www.facebook.com/DTNHSV.UET.VNU ►Email: [email protected]/[email protected]
uet.vnu.edu
[ "trang chủ " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:23:20.898Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95aaeb210b599eb749c2" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/khoa-hoc-cong-nghe/cong-trinh-khoa-hoc/
Công trình khoa học Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th6 17 Thông kê công bố khoa học các năm Xem chi tiết năm 2024 Xem chi tiết năm 2023 Xem chi tiết năm 2022 Xem chi tiết năm 2021 Xem chi tiết năm 2020 Xem chi tiết năm 2019 Xem chi tiết năm 2018 Xem chi tiết năm 2017 Xem chi tiết năm 2016 Bởi admin uet MR | Công trình khoa học Chi tiết Th6 01 Thống kê sách chuyên khảo đã xuất bản Bởi khcn htpt | Công trình khoa học . Uncategorized @vi Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " công trình khoa học" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:23:40.030Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95b5eb210b599eb749c3" }
https://uet.vnu.edu.vn/event/truong-dai-hoc-cong-nghe-khong-ngung-doi-moi-sang-tao-phung-su-cong-dong/
Trường Đại học Công nghệ không ngừng đổi mới, sáng tạo, phụng sự cộng đồng - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Cách đây 20 năm, Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đánh dấu sự ra đời của Trường Đại học Công nghệ (UET) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở tổ chức Trường Đại học Công nghệ không ngừng đổi mới, sáng tạo, phụng sự cộng đồng Bắt đầu End Cách đây 20 năm, Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đánh dấu sự ra đời của Trường Đại học Công nghệ (UET) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở tổ chức lại Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN. Trong suốt 2 thập kỷ qua, UET đã trở thành nơi khởi nguồn của những ý tưởng đổi mới, nơi ươm mầm tài năng và phát triển các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và xã hội. Đào tạo, tuyển sinh không ngừng tăng trưởng, điểm trúng tuyển cao nhất cả nước Hiện nay, nhà trường đang triển khai đào tạo 18 chương trình đào tạo đại học, 11 chương trình đào tạo thạc sĩ và 9 chương trình đào tạo tiến sĩ. UET luôn chú trọng đào tạo các ngành gắn liền với nhu cầu xã hội. Bên cạnh những ngành đào tạo truyền thống đã khẳng định vị thế, thương hiệu nhà trường như: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Vật lý kỹ thuật…, nhà trường đã mở mới thêm nhiều ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành đào tạo mang tính trách nhiệm xã hội như: Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ hàng không vũ trụ, Kỹ thuật robot, Thiết kế công nghiệp và đồ họa,… GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường (bên trái) trao Nghị quyết ban hành Chiến lược phát triển trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 cho GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường. Sau 20 năm, quy mô đào tạo của UET đạt gần 8.000 người học với chất lượng đầu vào cao, là một trong những trường đại học khối ngành kỹ thuật và công nghệ có điểm trúng tuyển cao nhất cả nước. Năm 2024, nhà trường tuyển sinh 2.960 chỉ tiêu đại học. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm tốt nghiệp hằng năm của UET đạt trên 95%, năm 2023 đạt 96,5%. Đội ngũ giảng viên – thương hiệu của UET Từ những ngày đầu thành lập, đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao của UET luôn được nhà trường chú trọng phát triển, trở thành tiềm lực mạnh nhất, là vốn quý nhất làm nên thương hiệu và những giá trị cốt lõi của UET. Kế thừa những chính sách thu hút, bồi dưỡng cán bộ đầu ngành, đầu đàn và chính sách “cán bộ tạo nguồn” của GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập trường, từ những ngày đầu với 17 cán bộ, viên chức, đến nay, UET đã có 312 cán bộ, viên chức. Tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên, cán bộ nghiên cứu là 61%, trong đó tỷ lệ GS, PGS là 14,5%. Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, có trường phái và vị thế khoa học cao Với chủ trương tạo môi trường nghiên cứu tích cực, những năm gần đây, UET tập trung xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, có trường phái và vị thế khoa học cao. Trong giai đoạn 2020-2022, UET đã công bố 928 bài báo, trong đó có 507 bài trong danh mục Wos/Scopus; tỷ lệ công bố khoa học trong cơ sở dữ liệu Scopus thuộc nhóm Q1, Q2 trên tổng số công bố thuộc Scopus đạt trên 60%. Đặc biệt, năm 2023, số bài báo quốc tế công bố trên Wos/Scopus là 271, tăng 30% so với năm 2022. Giai đoạn 2020-2022, hoạt động chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ có những bước tiến với 23 hợp đồng khoa học công nghệ được ký kết và 9 sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh được chuyển giao cho các đơn vị trong nước và quốc tế; 40 phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích bao gồm cả hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Khẳng định thương hiệu trên các bảng xếp hạng thế giới Từ năm 2019 đến nay, nhiều lĩnh vực của UET liên tiếp có mặt trên các bảng xếp hạng quốc tế như THE, QS ranking. Năm 2023, 4 lĩnh vực của UET được QS Rankings xếp hạng: Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin xếp hạng 501-550; Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo xếp hạng 501-520; Kỹ thuật điện và điện tử xếp hạng 501-520; Vật lý và thiên văn học xếp hạng 551-600. UET trở thành một trường đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng công nghệ của Việt Nam… Trường Đại học Công nghệ và Samsung Điện tử Hàn Quốc ký kết văn bản hợp tác tổ chức chương trình VNU-Samsung Tech Track với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ thạc sĩ lĩnh vực bán dẫn và vi mạch. Với những thành tích to lớn trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, Trường Đại học Công nghệ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2019; Huân chương Lao động hạng Nhì (theo quyết định số 923/QĐ-CTN ngày 10/8/2023), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội… (Theo Báo Công an nhân dân) + GOOGLE CALENDAR + ICAL IMPORT Thêm mô tả Sự kiên khác “Bản đồ nồng độ bụi PM 2.5 toàn quốc” hỗ trợ quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam “Cú liều” của nam sinh viên giành 5 suất học bổng toàn phần tại Mỹ (Video) Môi trường nghiên cứu và học thuật chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng để giữ chân đội ngũ tri thức trẻ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " event" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:23:56.384Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95c1eb210b599eb749c4" }
https://uet.vnu.edu.vn/nghien-cuu-dao-dong-phi-tuyen-va-toi-uu-hoa-tam-lam-bang-vat-lieu-composite-ba-pha/
Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Dù bận rộn với nhiều kế hoạch năm cuối đại học, nhưng sinh viên Nguyễn Văn Duy (QH-2020-I/CQ), khoa Công nghệ xây dựng – giao thông vẫn “đầu tư” thời gian để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha”, đề tài đã đạt giải nhất hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường và là một trong những đề tài được đề cử tham gia cấp ĐHQGHN. Những chia sẻ về quá trình nghiên cứu vật liệu composite ba pha của sinh viên Nguyễn Văn Duy đã cho thấy tiềm năng của loại vật liệu này trong tương lai. Qua đó, nghiên cứu khoa học đã giúp sinh viên khám phá những đam mê và phát triển bản thân. Đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha” do sinh viên Nguyễn Văn Duy (thứ hai, bên phải ảnh) nghiên cứu đạt giải nhất hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường Xuất phát từ lý do nào để em triển khai đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến vàtối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha”? Đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha” em triển khai từ khi là sinh viên năm thứ ba. Trải qua gần 1 năm sau nhiều khó khăn thì đến nay đề tài đã được hoàn thiện. Trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực vật liệu mới, em nhận thấy với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng vật liệu tiên tiến có tính chất cơ học ưu việt thay thế cho các vật liệu truyền thống là yêu cầu tất yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu suất làm việc của các kết cấu. Đặc biệt phải kể đến vật liệu composite ba pha hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Mà vật liệu composite ba pha được cấu tạo từ ba pha vật liệu khác nhau vậy nên để kết cấu tối ưu nhất, hiệu suất làm việc vượt trội đòi hỏi chúng ta phải có những tính toán và nghiên cứu chi tiết ứng xử cơ học của kết cấu, từ đó tối ưu hóa cấu trúc của vật liệu cũng như là các thành phần, tỉ lệ pha trộn giữa các pha. Nhận thấy tính cấp thiết cũng như ý nghĩa khoa học, thực tiễn của việc nghiên cứu vật liệu composite ba pha, em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm bằng vật liệu composite ba pha”. Kết quả của đề tài này sẽ giúp cho các ngành công nghiệp đóng tàu, quân sự, hàng không vũ trụ và y tế có thể sản xuất ra các sản phẩm composite đáp ứng yêu cầu thực tế và hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc lựa chọn vật liệu chế tạo được tiến hành một cách chính xác và tiết kiệm chi phí hơn. Sau 1 năm tập trung nghiên cứu, theo em đề tài này có những điểm nổi bật như thế nào so với các đề tài trong nước và quốc tế? Sau quá trình đi sâu vào nghiên cứu về dao động phi tuyến của tấm làm bằng vật liệu composite ba pha, em nhận thấy đây là loại vật liệu mới được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như công nghiệp ô tô, đóng tàu, hàng không vũ trụ… Tuy nhiên, các nghiên cứu về loại vật liệu này còn khá sơ sài và không nhiều, vậy nên khi triển khai đề tài “Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha” sẽ trở thành những tài liệu tham khảo chuyên môn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, là tiền đề cho các nghiên cứu mới về ứng dụng của vật liệu composite ba pha. Trong nghiên cứu, em tập trung vào các kết cấu có độ dày lớn, việc sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc ba của Reddy có kể đến ảnh hưởng của sự không hoàn hảo hình dáng ban đầu và tính phi tuyến hình học Von – Karman sẽ cho các kết quả có độ chính xác cao hơn so với khi sử dụng lý thuyết cổ điển hoặc lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa phương pháp Galerkin và phương pháp Runge – Kutta không chỉ mang lại sự chính xác của kết quả tính toán mà còn giúp tối ưu hóa quá trình giải các phương trình cơ bản. Điều này đặc biệt quan trọng khi gặp các bài toán phức tạp về cơ học. Bên cạnh đó, thuật toán tối ưu hóa bầy ong (Bees Algorithm) được sử dụng trong đề tài cũng là thuật toán có thể xử lý và tối ưu hóa các tập dữ liệu lớn, có thể được áp dụng để tối ưu hóa hàm mục tiêu đơn giản đến tối ưu hóa các mô hình phức tạp, đồng thời cũng có khả năng học tập tự động và tối ưu hóa theo thời gian. Đây là thuật toán có nhiều ứng dụng thực tiễn và được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và kỹ thuật. Đề tài này còn có thế mạnh trong việc sử dụng mô hình học máy để tự động học hỏi từ dữ liệu và dự đoán các tính chất của vật liệu composite thay vì dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của các chuyên gia. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế, giảm thời gian và chi phí sản xuất, tăng cường hiệu quả của vật liệu composite. Phương pháp cũng mở ra nhiều tiềm năng cho nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp học máy trong các lĩnh vực khác. Việc sử dụng học máy cũng cho phép tự động hóa quá trình xác định tính chất vật liệu, giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng độ chính xác của quá trình tính toán. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép đưa ra những dự đoán dựa trên dữ liệu lớn và phân tích đa chiều, giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng của vật liệu composite. Em có thể chia sẻ những khó khăn và những kiến thức, kỹ năng em nhận được khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình? Trong quá trình thực hiện đề tài nói riêng hay quá trình tham gia nghiên cứu khoa học nói chung việc gặp những khó khăn khi thực hiện xảy ra rất thường xuyên. Có thể là khó khăn trong hướng nghiên cứu, cũng có thể là khó khăn trong quá trình tính toán, hay đôi khi là khó khăn trong việc nghiên cứu tài liệu… Thực chất khi làm nghiên cứu khoa học theo nhóm đã không dễ dàng, nhưng em làm đề tài một mình nên những khó khăn đó dường như nhân đôi và nhiều khi khiến em nản chí, mất phương hướng. Những lúc đó, em cảm thấy may mắn khi nhận được những lời động viên, cổ vũ hay gợi ý về cách giải quyết “bế tắc” trong nghiên cứu từ phía TS. Trần Quốc Quân – người thầy đã cho em thêm niềm tin và “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghiên cứu khoa học. Từ đó, em có thêm động lực kiên trì, giải quyết các khó khăn và khai sáng cho em hướng đi để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Từ những khó khăn đó, em dần trưởng thành với những tích lũy về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho bản thân trong giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc tỉ mỉ và đặc biệt là sự kiên trì trong nghiên cứu khoa học để cho ra đời những “sản phẩm” có ý nghĩa thực tiễn. Sau thời gian tham gia nghiên cứu khoa học em cảm thấy bản thân vô cùng yêu thích và hứng thú đối với việc nghiên cứu khoa học. Ngoài những kiến thức, kỹ năng đạt được, nghiên cứu khoa học còn trở thành những bài học cuộc sống, vun đắp cho bản thân những mối quan hệ có cùng đam mê nghiên cứu để được chia sẻ, động viên lẫn nhau mỗi khi có những khó khăn cần tháo gỡ. Đó sẽ là những trải nghiệm khó quên của em trong quãng thời gian sinh viên. Sinh viên Nguyễn Văn Duy (ngoài cùng, bên trái ảnh) chụp ảnh cùng TS. Trần Quốc Quân – giảng viên hướng dẫn (thứ hai, bên trái ảnh sang) tại hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường Trong thời gian tới, em sẽ tiếp tục hoàn thiện đề tài này như thế nào để chuẩn bị cho Hội nghị sinh viên nghiên cứu cấp ĐHQGHN? Để chuẩn bị cho cuộc tranh tài tại Giải thưởng sinh viên nghiên cứu cấp ĐHQGHN, em sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thiện và phát triển đề tài để đạt kết quả cao nhất. Còn trong tương lại, em sẽ phát huy đam mê nghiên cứu khoa học bằng các đề tài ứng dụng cho các loại vật liệu tiên tiến mới khác như: “Tối ưu hóa giá trị tải trọng giới hạn của kết cấu làm bằng vật liệu composite ba pha”, “Ứng dụng vật liệu composite ba pha vào chế tạo, nghiên cứu vật liệu phân lớp và sandwich”… Chính nghiên cứu khoa học đã giúp em khám phá và phát huy thế mạnh của bản thân. Em phát hiện rằng khi em tập trung học những kiến thức do nhà trường giảng dạy thì ranh giới mức trần mà em có thể đạt được chỉ là con số 4.0. Nhưng nó sẽ hoàn toàn khác khi em tham gia nghiên cứu hoa học, lúc này sẽ không còn ranh giới mức trần nào nữa mà em thấy kiến thức là vô tận. Vì vậy, việc sinh viên tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp bản thân được thử sức với mục tiêu lớn hơn và vượt qua giới hạn bản thân để trở thành “phiên bản” ngày càng tốt hơn. Cảm ơn những chia sẻ của sinh viên Nguyễn Văn Duy. (UET-News) Bởi Tuyết Nga | 22/07/2024 | Sinh viên NCKH . Tin Tổng Hợp | Tags: sinh viên nghiên cứu, trường Đại học Công nghệ, UET, vật liệu 166 Views Tuyết Nga Trước Kỹ thuật Robot - ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Sau Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Bài viết liên quan Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Kỹ thuật Robot – ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Cựu học sinh chuyên Lý tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " sinh viên nckh " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:24:07.163Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95c9eb210b599eb749c5" }
https://uet.vnu.edu.vn/truong-dai-hoc-cong-nghe-men-yeu/
Trường Đại học Công nghệ mến yêu - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Trường Đại học Công nghệ mến yêu Bài hát “Trường Đại học Công nghệ mến yêu” do Cựu sinh viên Đỗ Bá Đức (K48CA – Khoa Công nghệ thông tin, hiện đang công tác trong lĩnh vực ứng dụng của điện thoại di động ở Nhật Bản) sáng tác. Với sự hỗ trợ điều chỉnh của nhạc công và góp ý của cán bộ Nhà trường, bài hát đã được trình diễn vào Lễ khai giảng năm học 2004-2005 bởi dàn đồng ca là sinh viên, cán bộ Trường. Trong vòng bốn năm học đại học, cựu sinh viên Đỗ Bá Đức đã viết được 14 ca khúc, có tới 5 trong số đó là viết về trường, có lẽ từng ấy bài hát đủ để thấy dấu ấn mà trường đã để lại trong cựu sinh viên sâu đậm biết bao nhiêu. Từ sau ngày tốt nghiệp, anh Đỗ Bá Đức sang làm việc ở đất nước Nhật Bản, và nhanh chóng hoà mình vào phong trào thanh niên sinh viên ở Nhật. Một số bài hát do cựu sinh viên Đỗ Bá Đức sáng tác dành cho Trường, cụ thể: – Bài “Chào mừng tân sinh viên” – Viết tặng sinh viên nhân dịp khai giảng khoá K50 – Bài “Ngày hôm qua” – Viết tặng sinh viên sắp ra trường – Bài “Tình yêu sinh viên Đại học Công nghệ” – Viết tặng nhà trường nhân dịp đưa ra kế hoạch xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế Audio Player https://uet.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2017/08/TruongdaihocCongNghemenyeu-Topca_gnce.mp3 00:00 00:00 00:00 Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume. Bởi Tuyết Nga | 27/09/2017 | Giới thiệu | 33350 Views Tuyết Nga Trước Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Chặng đường gần 20 năm phát triển và khẳng định vị thế Bài viết liên quan Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Chặng đường gần 20 năm phát triển và khẳng định vị thế Kỷ yếu 15 năm xây dựng và trưởng thành GIỚI THIỆU
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " giới thiệu " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:24:19.354Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95d0eb210b599eb749c6" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/hop-tac/cac-doi-tac/
Các đối tác Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th8 01 CÁC ĐỐI TÁC TRONG NƯỚC Với nỗ lực và mong muốn “hợp tác để phát triển”, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo dựng được liên kết hợp tác với nhiều trường, viện, tổ chức trong nước. Bên cạnh đó, liên kết với công nghiệp là một nội dung được Nhà […] Bởi admin | Các đối tác . Uncategorized @vi Chi tiết Th8 01 CÁC ĐỐI TÁC QUỐC TẾ Trường ĐHCN không chỉ mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục mà còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế có uy tín nhằm tạo kết nối người học – nhà trường và doanh nghiệp cũng như huy động được các nguồn tài trợ, học bổng từ các […] Bởi admin | Các đối tác . Uncategorized @vi Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " hợp tác ", " các đối tác" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:24:27.470Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95daeb210b599eb749c7" }
https://uet.vnu.edu.vn/he-thong-dao-tao/
Hệ thống đào tạo - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Hệ thống đào tạo Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đào tạo các ngành và chuyên ngành công nghệ hiện đại và luôn duy trì chất lượng thuộc nhóm các trường đại học công nghệ kỹ thuật dẫn đầu của cả nước. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng hội nhập quốc tế, Trường ĐHCN xác định 3 phương châm đào tạo là: Xây dựng môi trường học tập phát huy tối đa năng lực của người học Tích hợp mật thiết đào tạo với nghiên cứu khoa học Chú trọng đào tạo kỹ năng số, năng lực giải quyết vấn đề thực tế thông qua hoạt động thực hành, thực tập thực tế Trường ĐHCN hiện triển khai đào tạo 3 bậc học gồm Bậc đại học: 16 ngành học, 18 chương trình đào tạo Bậc thạc sĩ: 11 chuyên ngành Bậc tiến sĩ: 9 chuyên ngành Đào tạo đại học Trường ĐHCN tổ chức đào tạo các ngành học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm các ngành thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, tự động hóa và một số ngành công nghệ cao liên ngành. Chương trình đào tạo được thiết kế đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế phát triển chuyên môn ngành nghề và hội nhập quốc tế. Các ngành đào tạo, văn bằng và chương trình đào tạo như sau: TT Ngành/chương trình Văn bằng tốt nghiệp Thời gian đào tạo chuẩn (năm) 1 Công nghệ thông tin CLC Cử nhân 4 2 Khoa học máy tính CLC Cử nhân 4 3 Hệ thống thông tin CLC Cử nhân 4 4 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu CLC Kỹ sư 4,5 5 Công nghệ thông tin Cử nhân 4 6 Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản Cử nhân 4 7 Trí tuệ nhân tạo Cử nhân 4 8 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông CLC Cử nhân 4 9 Kỹ thuật máy tính Kỹ sư 4,5 10 Kỹ thuật robot Kỹ sư 4,5 11 Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử CLC Cử nhân 4 12 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ sư 4,5 13 Cơ kỹ thuật Kỹ sư 4,5 14 Vật lý kỹ thuật Cử nhân 4 15 Kỹ thuật năng lượng Kỹ sư 4,5 16 Công nghệ kỹ thuật xây dựng Kỹ sư 4,5 17 Công nghệ hàng không vũ trụ Kỹ sư 4,5 18 Công nghệ nông nghiệp Kỹ sư 4,5 (CLC: chất lượng cao) Chương trình đào tạo được thiết kế và vận hành theo phương thức tín chỉ, sinh viên có thể chủ động thiết kế lộ trình học tập, học gia tăng các môn học lựa chọn hoặc các môn học thuộc các chương trình đào tạo khác theo nhu cầu và năng lực cá nhân. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học và được cấp văn bằng thứ 2 (bằng kép) với một số chương trình trong Trường ĐHCN cũng như các trường đại học khác trong ĐHQGHN. Với chương trình đào tạo chất lượng cao, sinh viên được học bổ sung một số học phần nâng cao về chuyên môn và kỹ năng, trong đó tối thiêu 40% môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên được thực hành thực tập trên hệ thống trang thiết bị và phòng máy tính hiện đại, được cung cấp tài nguyên học liệu số. 100% môn học có website hỗ trợ giảng dạy, học tập. Từ học kỳ hè năm thứ 3, sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp.Trường ĐHCN hợp tác chặt chẽ với một số tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp hàng đầu để cung cấp môi trường thực tập và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Đào tạo sau đại học Trường ĐHCN tổ chức đào tạo 11 chuyên ngành thạc sĩ và 9 chuyên ngành tiến sĩ. Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: Khoa học máy tính Hệ thống thông tin Kỹ thuật phần mềm Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu An toàn thông tin Kỹ thuật điện tử Kỹ thuật viễn thông Cơ kỹ thuật Kỹ thuật cơ điện tử Vật liệu và linh kiện nano Kỹ thuật xây dựng Chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Khoa học máy tính Hệ thống thông tin Kỹ thuật phần mềm Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Kỹ thuật điện tử Kỹ thuật viễn thông Cơ kỹ thuật Vật liệu và linh kiện nano Kỹ thuật xây dựng Học viên cao học, nghiên cứu sinh được tham gia các nhóm nghiên cứu tại các bộ môn và phòng thí nghiệm thuộc Trường ĐHCN cũng như tại các đơn vị đối tác. Trường ĐHCN khuyến khích và cung cấp môi trường cho học viên, nghiên cứu sinh làm việc toàn thời gian tại Trường. Trường ĐHCN hợp tác mật thiết với một số trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước. Học viên, nghiên cứu sinh có cơ hội nghiên cứu trong môi trường quốc tế và thực tập tại các trường đại học đối tác, 100% nghiên cứu sinh tốt nghiệp có công trình công bố tại các hội nghị, tạp chí quốc tế uy tín. Nghiên cứu sinh, học viên cao học có kết quả nghiên cứu xuất sắc có cơ hội tham gia trực tiếp các đề tài nghiên cứu, được hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu và xuất bản. Bởi Tuyết Nga | 05/09/2022 | Uncategorized @vi | 95265 Views Tuyết Nga Trước TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN, NGHIÊN CỨU VIÊN Sau Bản tin Hợp tác phát triển ĐHQGHN tháng 8 năm 2022 Bài viết liên quan THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2024 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP HÈ 2024 TẠI SMARTOSC Seminar khoa học do Signal Processing Vietnam Chapter bảo trợ
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " uncategorized @vi " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:24:34.582Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95efeb210b599eb749c8" }
https://uet.vnu.edu.vn/nganh-vat-ly-ky-thuat-co-hoi-vang-trong-thoi-dai-cong-nghe/
Ngành Vật lý kỹ thuật - cơ hội vàng trong thời đại công nghệ - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Ngành Vật lý kỹ thuật – cơ hội vàng trong thời đại công nghệ Ngành Vật lý kỹ thuật tại Trường đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội định hướng nghiên cứu và ứng dụng đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao. Từ nay đến năm 2030, thế giới cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn đang tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính, đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP [1]. Nhu cầu nhân lực trong ngành Vật lý kỹ thuật tại Việt Nam đang tăng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất công nghiệp và vi mạch bán dẫn. Các công ty công nghệ, doanh nghiệp sản xuất và tổ chức nghiên cứu đều cần kỹ sư và chuyên gia có chuyên môn về vật lý kỹ thuật để áp dụng vào các dự án và sản phẩm mới. Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Đình Tú, Phó chủ nhiệm Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật của trường được thiết kế theo định hướng ứng dụng và nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực Công nghệ quang tử, Công nghệ nano và ứng dụng, Vật lý tính toán. Các lĩnh vực này đều liên quan mật thiết đến Vi mạch bán dẫn, Năng lượng tái tạo. Với nội dung chương trình đào tạo, sinh viên ngành hoàn toàn có thể tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ, đáp ứng nhu cầu nhân lực đang thiếu hụt. Tiến sĩ Bùi Đình Tú (thứ năm từ trái sang), Phó chủ nhiệm Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các sinh viên của khoa. Vật lý kỹ thuật là ngành đào tạo rộng có tính liên ngành, ứng dụng các nguyên lý của vật lý và toán học để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực như vật liệu, vi điện tử – đo lường, y sinh và môi trường. Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật tập trung vào hai chuyên ngành là Công nghệ nano và ứng dụng; Công nghệ Quang tử – đây là các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tiềm năng ứng dụng cao. Chuyên ngành Công nghệ nano và ứng dụng; Công nghệ quang tử đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi kiến thức nền tảng vững chắc về vật lý và kỹ thuật, hướng tới ứng dụng trong các ngành công nghiệp như: Cơ khí, điện tử, y tế, năng lượng, môi trường,… Hai chuyên ngành đều đang phát triển và có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới nói chung cũng như định hướng phát triển hiện tại của Việt Nam. Với định hướng ứng dụng thực tiễn, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội luôn chú trọng giúp sinh viên không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu mà còn có khả năng vận dụng và thực hành vào công việc một cách linh hoạt, sáng tạo. Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất hiện đại gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm tân tiến và thiết bị đa phương tiện nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất, đáp ứng quá trình thí nghiệm, thực nghiệm, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên. Sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật tham gia các dự án nghiên cứu khoa học và các cuộc thi Olympic Vật lý. Kết hợp với việc học trên giảng đường, sinh viên ngành Vật lý Kỹ thuật được tổ chức tham gia các chương trình thực tập, thực tế tại các các cơ sở nghiên cứu liên kết về công nghệ nano; tư vấn, giám sát, phụ trách kỹ thuật thiết kế điều khiển lắp ráp các sản phẩm trong sản xuất công nghiệp; xét nghiệm ở các bệnh viện; phân loại kiểm định chất lượng sản phẩm; phân tích vật liệu. Sinh viên được học tập trong môi trường năng động với 17 câu lạc bộ sinh viên, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện và kết nối bạn bè. Sinh viên có cơ hội giành nhiều loại học bổng giá trị cao lên đến từ các đối tác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong năm 2024, sinh viên năm thứ nhất sẽ được đào tạo tại cơ sở Hòa Lạc với nhiều ưu thế hấp dẫn. Sinh viên được học tập theo mô hình hiện đại kết hợp giảng dạy kiến thức chuyên môn và đào tạo kỹ năng mềm, được tham gia các hoạt động câu lạc bộ và các hoạt động thể thao, văn hóa, sinh viên được bố trí chỗ ở trong Ký túc xá gần khuôn viên khu học tập. Đặc biệt, 100% sinh viên được nhận quà tặng từ Nhà trường là 1 chiếc laptop đáp ứng nhu cầu học tập. Từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên sẽ quay trở lại học tập tại trụ sở chính (số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu khoa học quy mô lớn, các cuộc thi Olympic Vật lý để mở mang kiến thức, khẳng định năng lực, trí tuệ. Trong quá trình học tập, sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, đồng thời, được “truyền lửa” – cảm hứng học tập, đam mê nghiên cứu từ các thầy cô tài năng, tâm huyết. Sinh viên được cùng tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với các thầy cô là giảng viên trong Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano cũng như từ Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam ngay từ những năm đầu đại học. Kết hợp với việc học trên giảng đường, sinh viên ngành Vật lý Kỹ thuật được tổ chức tham gia các chương trình thực tập, thực tế tại các các cơ sở nghiên cứu liên kết về công nghệ nano; tư vấn, giám sát, phụ trách kỹ thuật thiết kế điều khiển lắp ráp các sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, xét nghiệm ở các bệnh viện hay phân loại kiểm định chất lượng sản phẩm, phân tích vật liệu. Đây cũng là cơ hội để các bạn được thực hành, thực tập sớm giúp nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Thầy Tú cho biết, ngay trong năm học vừa qua, có 3 sinh viên của Khoa sang Đài Loan và 8 sinh viên sang Hàn Quốc học tập và trao đổi từ 3 tuần tới 3 tháng. Đây là trải nghiệm rất tốt cho các bạn để thắp lên niềm đam mê học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý kỹ thuật. Anh Trần Văn Hiệp, cựu sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học, Viện Ứng dụng Công nghệ chia sẻ, ngay từ năm 3 đại học, anh đã trao đổi với các giáo viên hướng dẫn về mong muốn và nguyện vọng làm việc chuyên sâu ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Các giảng viên trong khoa rất nhiệt tình và có định hướng rõ ràng cho từng sinh viên, hướng dẫn và giới thiệu các cơ quan, doanh nghiệp để thực tập và làm việc theo đúng nguyện vọng, định hướng của sinh viên. Trước khi ra trường, sinh viên đã được hướng dẫn về nghề nghiệp và làm việc trong doanh nghiệp. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm, chuẩn bị cho việc ứng tuyển sau này. Sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật tham gia nghiên cứu, đi thực tập tại các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập hấp dẫn Theo Tiến sĩ Bùi Đình Tú, cử nhân tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc về kỹ thuật, quản lý, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới tại các tập đoàn công nghiệp, công ty công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học hoặc chuyển tiếp đào tạo bậc sau đại học ở trong nước và nước ngoài về lĩnh vực liên quan. Đồng thời, cử nhân ngành Vật lý kỹ thuật có thể đảm nhận các vị trí việc làm trong lĩnh vực công nghiệp điện tử/bán dẫn, khoa học vật liệu, công nghệ y-sinh, công nghệ môi trường, công nghệ sản xuất và lưu trữ năng lượng, cùng nhiều lĩnh vực khác. Tốt nghiệp ngành Vật lý Kỹ thuật sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: Các lĩnh vực liên quan đến vật liệu mới, vi điện tử – đo lường, y – sinh và môi trường; lĩnh vực năng lượng (sản xuất pin mặt trời, pin và ắc quy, đèn LED); lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm); lĩnh vực vật liệu điện tử, bán dẫn, vi mạch, vật liệu tổng hợp (composites), mực in thông minh,… Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với Công ty trách nhiệm hữu hạn Horiba Việt Nam. Sau tốt nghiệp, người học có thể trở thành kỹ sư quản lý sản xuất, chất lượng của các hoạt động kỹ thuật trong các công ty công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước; Nhân viên nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và ứng dụng công nghệ hiện đại tại các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm; Chuyên viên nghiên cứu, phân tích kỹ thuật tại các công ty công nghệ, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước; Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu. Thầy Tú cho hay, hiện nay, ngành nghề, lĩnh vực nào cũng có tỷ lệ cạnh tranh cao, nhất là trong những ngành khoa học kỹ thuật, đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức cũng như kỹ năng tốt. Khảo sát sơ bộ sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội có tỉ lệ có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đạt 98% với mức lương trung bình là tốt so với mặt bằng chung. Ông Hồ Anh Tâm – Nhà sáng lập, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Laser Công nghiệp. Ông tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ từ năm 2009 đến nay đã được 15 năm. Trước khi thành lập công ty riêng, ông từng có 4 năm công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ trong mảng laser. Theo ông, ngành Vật lý kỹ thuật đóng vai trò cầu nối giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng vật lý trong thực tế. Khi có sự hài hòa giữa nghiên cứu và kỹ thuật thực tế, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano đã luôn tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận công nghệ, áp dụng kiến thức vào công việc nghiên cứu. Điều này giúp sinh viên thích nghi công việc tại các viện nghiên cứu hay các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Khi còn làm nghiên cứu tại Viện Ứng dụng Công nghệ, ông Tâm nhận thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực laser và quyết định thành lập doanh nghiệp riêng để triển khai các ứng dụng thực tiễn. Tại công ty, ông Tâm quản lý một đội kỹ thuật và nghiên cứu, phụ trách phát triển sản phẩm mới và triển khai các giải pháp máy móc cho khách hàng. Một số thành viên được ông Tâm tuyển từ Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mức lương của các nhân viên trong đội nghiên cứu và kỹ thuật dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực. Các nhân viên có kinh nghiệm và thâm niên có thể đạt thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/tháng. Cựu sinh viên Trần Văn Hiệp nhận xét, hiện nay, Chính phủ đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, vi mạch, mạch tích hợp… trong khi đó ngành Vật lý kỹ thuật chính là nền tảng cho sự phát triển của các lĩnh vực này, đặc biệt là vi mạch. Điều này cho thấy trong tương lai, khi công nghệ ngày càng tiến bộ, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật sẽ ngày càng mở rộng hơn. Anh Hiệp chia sẻ, anh đến với nghiên cứu khoa học chủ yếu vì đam mê, mức lương cơ bản của mình được trả theo hệ số của nhà nước, ngoài ra, việc nghiên cứu ứng dụng cũng sẽ có thêm nguồn thu nhập từ các hợp đồng từ doanh nghiệp bên ngoài, các dự án hay đề tài của nhà nước. Trung bình mức thu nhập hiện tại của mình đang dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Yếu tố, kỹ năng cần thiết giúp sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật phát triển Theo Phó chủ nhiệm Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, để phát triển và thành công lâu dài trong ngành Vật lý kỹ thuật, sinh viên cần có một quá trình học tập, rèn luyện để đạt được các yêu cầu quan trọng về mặt lý thuyết, thực hành và kỹ năng. Thứ nhất, xây dựng nền tảng Toán học và vật lý cơ bản, cùng với kiến thức chuyên ngành là yếu tố quan trọng để phát triển. Để làm được điều này, đòi hỏi sinh viên có tinh thần học hỏi, cập nhật với những phát triển mới trong lĩnh vực mình theo đuổi, sẵn sàng cập nhật kiến thức mới, tham gia các hội thảo và khóa học chuyên sâu. Sinh viên Ngành Vật lý Kỹ thuật tham gia các Diễn đàn nghiên cứu khoa học, các buổi trao đổi học thuật. Thứ hai là kỹ năng thực hành, thí nghiệm. Sinh viên cần thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị và công cụ trong phòng thí nghiệm, cũng như có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm độc lập. Trong nghiên cứu, sinh viên cũng cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, cũng như có ý thức về trách nhiệm xã hội. Thứ ba là khả năng làm việc, nghiên cứu và giải quyết vấn đề độc lập. Bên cạnh đó sinh viên cần trau dồi thêm kỹ năng mềm, làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và viết báo cáo khoa học cũng như xây dựng mạng lưới học thuật. Ngoại ngữ cũng là một yếu tố không thể thiếu. Sinh viên phải thành thạo ít nhất một ngôn ngữ như tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác để đọc tài liệu chuyên ngành và giao tiếp quốc tế. “Phát triển toàn diện các yếu tố trên sẽ giúp sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật có nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp lâu dài và thành công trong lĩnh vực này. Ngoài ra để sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật có sự nghiệp và phát triển lâu dài, tôi cũng có lời khuyên và động viên sinh viên ham học tập có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ về Vật liệu và linh kiện nano. Hiện các chương trình đào tạo này được xây dựng với chất lượng ngang bằng với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, đơn cử, chương trình đào tạo thạc sĩ vật liệu của Viện JAIST- Nhật Bản”, Tiến sĩ Bùi Đình Tú nói. Cùng quan điểm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Laser Công nghiệp cho hay, đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, tập trung học tập chuyên môn là cực kỳ quan trọng. Sau này, khi làm việc cho các doanh nghiệp hay có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điều, điều quan trọng vẫn là nền tảng vững chắc. Đây là yếu tố cốt lõi để các bạn phát triển, thăng tiến trong công việc hay phát triển công ty, doanh nghiệp của riêng mình. Sinh viên nên tìm kiếm và tận dụng cơ hội làm việc trực tiếp với các giảng viên hoặc các doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, một số sinh viên thường dành thời gian để làm thêm tuy nhiên, điều này có thể gây lãng phí thời gian nếu không được lựa chọn đúng cách. “Nếu mong muốn đi làm thêm, kiếm thêm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, sinh viên có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến lĩnh vực học tập. Điều này sẽ giúp tích lũy kinh nghiệm hữu ích, phù hợp với tương lai nghề nghiệp của các bạn”, ông Tâm chia sẻ. Cựu sinh viên Trần Văn Hiệp cũng cho rằng, sinh viên nên năng động, tích cực tham gia vào nghiên cứu khoa học, từ những nghiên cứu khoa học, bản thân sẽ học hỏi được kinh nghiệm và tiếp xúc được nhiều cơ hội để phát triển cho tương lai. Tài liệu tham khảo: [1] https://baochinhphu.vn/chon-lua-chip-ban-dan-nganh-cong-nghiep-ty-do-102240423203424352.htm Theo Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Bài viết liên quan: Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: Ngành Công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn cao nhất ở Trường ĐH Công nghệ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) tiên phong đào tạo ngành Công nghệ nông nghiệp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Gắn kết lý thuyết với thực hành Bởi Tuyết Nga | 16/07/2024 | Tin Tổng Hợp | Tags: khoa vật lý kỹ thuật và công nghệ nano, ngành Vật lý kỹ thuật, trường Đại học Công nghệ, tuyển sinh, UET 300 Views Tuyết Nga Trước [Sắp diễn ra] Hội thảo quốc tế về Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường ICMAEE 2024 Sau Hội nghị viên chức, người lao động và tổng kết năm học 2023-2024 Bài viết liên quan Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ Hội thảo quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện tử, Hệ thống tự động và Môi trường năm 2024 (ICMAEE 2024) Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha Kỹ thuật Robot – ngành học tiên phong công nghiệp trong thời đại 4.0 Ngành Kỹ thuật năng lượng: Hướng đi chiến lược cho tương lai bền vững
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tin tức ", " tin tổng hợp " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:24:44.605Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95f2eb210b599eb749c9" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/sinh-vien/giao-luu-trao-doi-sinh-vien/
Giao lưu, trao đổi sinh viên Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th7 22 Chương trình trao đổi sinh viên/học viên tại Đại học CHUO, Nhật Bản kỳ mùa Xuân năm 2025 Ngày 19/07/2024 Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có công văn số 3352/ĐHQGHN-HT&PT thông báo về chương trình “Trao đổi sinh viên tại Đại học CHUO, Nhật Bản năm 2025”. Thông tin chi tiết về chương trình như sau: 1. Tên chương trình: trao đổi sinh viên/ học viên kỳ mùa Xuân năm 2025; […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th7 11 Chương trình trao đổi sinh viên/học viên kỳ mùa Xuân năm 2025 tại Đại học Kyushu, Nhật Bản Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có công văn thông báo số 3224/ĐHQGHN-HT&PT về chương trình “Trao đổi học kỳ mùa Xuân tại Đại học Kyushu, Nhật Bản trong năm 2025”. Thông tin chi tiết về chương trình dành cho người học Trường Đại học Công nghệ như sau: 1. Đối tượng tham gia […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th5 21 Chương trình Robotics Challenge hè 2024 tại Đại học Công nghệ Chiba, Nhật Bản Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa hai trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN và Đại học Công nghệ Chiba Nhật Bản (ĐHCN Chiba), phòng Đào tạo trân trọng thông báo kế hoạch tổ chức trại hè thường niên lần thứ 5 với chủ đề Robotics Challenge hè 2024 tại ĐHCN Chiba cụ […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th5 21 Tuyển sinh đi học tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2024 Nhà trường nhận được thông báo số 509/TB-BGDĐT, ngày 10/05/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ”Tuyển sinh đi học tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2024”. Thông tin chi tiết về số lượng học bổng, thời gian đào tạo, chế độ học bổng, điều kiện tuyển sinh […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th5 20 Đăng ký tham dự diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN lần thứ 19 và ASEAN+3 lần thứ 9 Nhà trường nhận được thông báo số 2005/ĐHQGHN-CT&CTHSSV, ngày 15/05/2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc chọn sinh viên tham dự diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN lần thứ 19 và ASEAN+3 lần thứ 9. Đây là một trong những hoạt động giao lưu quốc tế có ý nghĩa để sinh […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th4 09 Chương trình trao học bổng Go Japan dành cho sinh viên khối ngành kỹ thuật Nhà trường nhận được thông báo số 141/2024/FSOFT của công ty TNHH phần mềm FPT (sau đây gọi tắt là FPT) về việc triển khai chương trình học bổng Go Japan dành cho sinh viên các khối ngành kỹ thuật năm 2024. Thông tin chi tiết về chương trình được gửi trong tài liệu đính […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th4 08 Chương trình trao đổi sinh viên năm học 2024-2025 tại Đại học Nữ sinh Fukuoka, Nhật Bản Ngày 08/04/2024, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có công văn số 1386/ĐHQGHN-ĐT thông báo về chương trình. “Trao đổi sinh viên năm học 2024 – 2025 tại Đại học Nữ sinh Fukuoka, Nhật Bản”. Thông tin chi tiết về chương trình như sau: 1. Tên chương trình: Chương trình văn hóa đương đại […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Th3 13 Chương trình TF-NUS LEaRN Programme 2024 Nhà trường nhận được công văn số 768/ĐHQGHN-CT&CTHSSV, ngày 12/03/2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc đề cử sinh viên tham gia chương trình trao đổi sinh viên “Temasek Foundation – NUS Leadership Enrichment and Regional Networkin 2024” (TF – NUS LEaRN). Với mục đích rèn luyện tố chất lãnh đạo, nuôi dưỡng thế […] Bởi Tuyết Nga | Giao lưu, trao đổi sinh viên Chi tiết Trang 1 của 512345»
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " sinh viên ", " giao lưu, trao đổi sinh viên" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:06.064Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95f3eb210b599eb749ca" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/khoa-hoc-cong-nghe/de-tai-nhiem-vu-khcn/
Đề tài, nhiệm vụ KHCN Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th1 04 Danh mục nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học các năm Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Bởi khcn htpt | Đề tài, nhiệm vụ KHCN . Uncategorized @vi Chi tiết Th11 05 Tổng hợp các quy định và hướng dẫn 1. Các văn bản định hướng, chiến lược 2022 – Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 2021 – Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 2021 – Hướng dẫn […] Bởi khcn htpt | Các quy định . Đề tài, nhiệm vụ KHCN . Sở hữu trí tuệ Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " đề tài, nhiệm vụ khcn" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:07.920Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95f5eb210b599eb749cb" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/khoa-hoc-cong-nghe/ban-tin-khcn-htpt/
Bản tin KHCN & HTPT Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th12 29 Sự kiện và thành tựu tiêu biểu của UET năm 2023: Bệ phóng để tăng tốc và bứt phá! Trường Đại học Công nghệ- ĐHQGHN (VNU-UET) trong năm 2023 không chỉ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra, mà còn gặt hái những thành quả rực rỡ với các sự kiện, thành tựu tiêu biểu, trở thành bệ phóng để UET tiếp tục tăng tốc và bứt phá, góp phần khẳng định […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th12 25 Khai mạc lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp khóa đầu tiên Chương trình thạc sĩ Kỹ thuật truyền thông và dữ liệu liên kết giữa UET và ĐH Paris – Saclay (Pháp) Ngày 19/12/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức Khai mạc lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp năm học 2022-2023 cho các học viên khóa đầu tiên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật truyền thông và dữ liệu liên kết giữa UET và ĐH Paris […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th12 22 Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo sau đại học với Đại học California, Irvine (Mỹ) Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các cơ sở đào tạo lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và tăng cường cơ hội học tập, nghiên cứu trong môi trường quốc tế cho giảng viên, sinh viên, ngày 19/12/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã gặp gỡ và làm […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Hợp tác phát triển . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th12 18 Sinh viên Trường ĐH Công nghệ đạt giải nhì tại Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học khối ngành kỹ thuật năng lượng – Student Forum 2023 Ngày 17/12/2023, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) phối hợp với 06 trường đại học và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tổ chức Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học khối ngành kỹ thuật năng lượng – Student Forum 2023 (SF) lần […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th12 04 Hội thảo quốc tế “Tác động của khí hậu và môi trường đến hoạt động thể chất và giấc ngủ” Hội thảo quốc tế “Tác động của khí hậu và môi trường đến hoạt động thể chất và giấc ngủ” (Impacts of climate and the environment on physical activity and sleep) do Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức tại Hội trường Sunwah vào ngày 30/11/2023. Hội […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Hội Thảo . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th9 26 Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học (STEM), thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” Ngày 26/9/2023, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (VNU_UET) là đơn vị đăng cai Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học (STEM), thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Hội Thảo . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th9 25 [Sắp diễn ra] Diễn đàn “SEMI SEA TalentCONNECT”: Kết nối tài năng cùng Hiệp hội Bán dẫn Đông Nam Á – Diễn đàn nằm trong khuôn khổ các sự kiện của Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Vietnam 2023 Hiệp hội Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thành viên của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2023 tại Hà Nội với chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Hội Thảo . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th8 31 Trường Đại học Công nghệ hợp tác mở chuyên ngành Công nghệ màn hình tiên tiến với LG Display Việt Nam Hải Phòng Ngày 30/8/2023, tại Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (LGDVH), Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) và LGDVH đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và đặc biệt xây dựng chuyên ngành Công nghệ màn hình tiên […] Bởi Tuyết Nga | Bản tin KHCN & HTPT . Tin Tổng Hợp Chi tiết Trang 1 của 1312345...10...»Trang cuối »
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " khoa học - công nghệ ", " bản tin khcn & htpt" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:09.797Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95f8eb210b599eb749cc" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/tuyen-sinh/
Tuyển sinh Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th6 17 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tuyển sinh trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024 với thời gian đào tạo chuẩn 3 năm. 1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Các ngành tuyển sinh Khoa Công nghệ Thông tin: Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th6 17 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ ĐỢT 2 NĂM 2024 A, THÔNG TIN CHUNG Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHCN) tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2024 theo 2 phương thức xét tuyển (XT) và xét tuyển thẳng (XTT) với thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm. Bảng 1. Danh sách các chương […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th6 04 KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2024 STT Họ và tên thí sinh Giới tính Ngày sinh Nơi sinh Đề cương nghiên cứu Hồ sơ chuyên môn Ghi chú I Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 1 Trần Anh Tú Nam 06/01/1990 Vĩnh Phúc 31 87.6 II Ngành Kỹ thuật điện tử 2 Nguyễn Văn Dũng Nam 26/02/1985 […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th5 15 KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2024 THEO PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN 1, Ngành An toàn thông tin STT SBD Họ và tên thí sinh Giới tính Ngày sinh Nơi sinh Điểm đánh giá hồ sơ (1) Điểm phỏng vấn Tổng điểm dự thi của thí sinh (= 1 + 2+ 3) Ghi chú Động cơ mục đích học tập (2) Kiến thức, nhận thức chuyên môn […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th5 10 LỊCH ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ CHUYÊN MÔN THÍ SINH DỰ THI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ KỲ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2024 STT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Chuyên ngành ĐKDT Lịch bảo vệ 1. Nguyễn Khánh Duy Nam 20/05/1997 Cơ kỹ thuật 10h00, thứ Tư, ngày 22/05/2024 tại P.311-Nhà G2 2. Đỗ Thị Thu Hà Nữ 24/07/1996 Cơ kỹ thuật 3. Nguyễn Văn Dũng Nam 26/02/1985 Kỹ thuật điện tử 14h00, Thứ Ba ngày […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th5 06 DANH SÁCH THÍ SINH DỰ PHỎNG VẤN KỲ TS SĐH ĐỢT 1 NĂM 2024 I, CÁC CHUYÊN NGÀNH THUỘC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng thi số: 01 – P.303 GĐ2 Thời gian thi: ngày 11/05/2024 TT SBD Họ và tên Giới tính Ngày sinh Chuyên ngành ĐKDT Thời gian vào phòng chờ PV Thời gian vào phòng […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th5 03 DANH SÁCH THÍ SINH DIỆN TRÚNG TUYỂN THẲNG BẬC THẠC SĨ ĐỢT 1 NĂM 2024 STT Mã phiếu Họ và tên Giới tính Ngày sinh Chuyên ngành ĐKDT Ghi chú 1 0475266 Phan Văn Cơ Nam 17/08/2001 An toàn thông tin 2 0475149 Nguyễn Công Minh Nam 13/06/2001 Cơ kỹ thuật 3 0476513 Nguyễn Cao Bách Nam 26/08/2001 Hệ thống thông tin 4 0475156 Cao Nguyễn Hùng […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Th4 26 LỊCH THI BỔ SUNG KIẾN THỨC KỲ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2024 Giờ Thứ Ngày thi Học phần Giảng đường Hình thức thi 9h00 4 08/05/2024 Toán rời rạc 210-E3 Viết 14h00 4 08/05/2024 Lập trình nâng cao 102-E3 Viết 14h00 5 09/05/2024 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 210-E3 Viết 14h00 5 09/05/2024 Xử lý tín hiệu số 204-G2 Vấn đáp 18h00 5 09/05/2024 Công […] Bởi Tuyen sinh | Sau Đại học . Tin tuyển sinh . Tuyển sinh . Uncategorized @vi Chi tiết Trang 1 của 2412345...1020...»Trang cuối »
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " tuyển sinh" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:12.011Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95f9eb210b599eb749cd" }
https://uet.vnu.edu.vn/cac-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-quan-ly/
Các Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VĂN BẢN VÀ ĐIỀU HÀNH CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC WEBSITE MÔN HỌC HỌC TRỰC TUYẾN HỆ THỐNG HỎI ĐÁP TRỰC TUYẾN DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN TRA CỨU VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ TRA CỨU ĐIỂM THI HỖ TRỢ NHẬP ĐIỂM THI TRA CỨU DANH SÁCH THI TRA CỨU BẰNG TỐT NGHIỆP TRA CỨU THỜI KHÓA BIỂU TRA CỨU ĐĂNG KÝ MÔN HỌC SỔ GIAO NHẬN ĐỀ THI, BÀI THI TÀI NGUYÊN SỐ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
uet.vnu.edu
[ "trang chủ " ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:13.974Z" }
com.news.scanner.entity.News
{ "$oid": "669e95fceb210b599eb749ce" }
https://uet.vnu.edu.vn/category/gioi-thieu/an-pham/
Ấn phẩm Archives - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN - Univeristy of Engineering and Technology
Th11 21 Sách ảnh kỷ niệm 20 năm truyền thống Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ biên soạn cuốn Sách ảnh tái hiện chặng đường phát triển ghi dấu nhiều thành tựu và đóng góp không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên. […] Bởi admin | Ấn phẩm . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th3 26 Mẫu quà tặng Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ công bố các mẫu quà tặng sử dụng trong các hoạt động của Nhà trường. 1. Túi giấy 2. Đồ lưu niệm (sổ tay, bút bi, chặn giấy, bộ ấm […] Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm Chi tiết Th3 22 Bộ mẫu tài liệu văn phòng Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ công bố các mẫu tài liệu văn phòng sử dụng trong các hoạt động của Nhà trường năm 2019 (click chuột phải vào ảnh để tải về máy). 1. Kẹp file […] Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm Chi tiết Th3 20 Bộ mẫu thuyết trình sử dụng trong hoạt động của Trường ĐHCN Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ công bố các mẫu thuyết trình sử dụng trong các hoạt động của Nhà trường. Bộ mẫu thuyết trình Powerpoint: Mẫu 01; Mẫu 02; Mẫu 03; Mẫu 02 (logo chuẩn). Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th3 20 Logo kỷ niệm 15 năm thành lập và 20 năm ngày truyền thống Trường ĐHCN Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ công bố biểu trưng (logo) sử dụng trong năm 2019. Logo kỷ niệm được lấy ý tưởng từ sự phát triển vượt bậc của Trường Đại học Công nghệ từ […] Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm . Tin Tổng Hợp Chi tiết Th2 28 Mẫu banner, backdrop, frame facebook Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập (2004-2019) và 20 năm ngày truyền thống (1999-2019), Trường Đại học Công nghệ công bố các mẫu banner, backdrop sử dụng trong các hoạt động của Nhà trường năm 2019 (click chuột phải vào ảnh để tải về máy). Hoặc tải file thiết kế tại Ấn phẩm […] Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm Chi tiết Th8 31 Annual Report 2017 Báo cáo thường niên 2017 là ấn phẩm công bố kết quả hoạt động khoa học – công nghệ của Trường Đại học Công nghệ năm 2016. Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm Chi tiết Th7 24 Kỷ yếu 15 năm xây dựng và trưởng thành Là ấn phẩm được biên soạn nhân dịp kỷ niệm 15 năm truyền thống (18/10/1999 – 18/10/2014) và 10 năm thành lập (25/05/2004 – 25/05/2014) Trường Đại học Công nghệ, cung cấp những thông tin về quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường, vun đắp và làm sâu sắc thêm các giá trị, truyền […] Bởi Tuyết Nga | Ấn phẩm . Giới thiệu Chi tiết
uet.vnu.edu
[ "trang chủ ", " giới thiệu ", " ấn phẩm" ]
{ "$date": "2024-07-22T17:25:16.103Z" }
com.news.scanner.entity.News
Downloads last month
0
Edit dataset card